Mối quan hệ giữa Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố với việc xây dựng xã hội học tập

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 28 - 31)

"Xây dựng xã hội học tập" là một chủ trương lớn của Đảng nhằm thực hiện đổi mới tư duy về giáo dục theo tư tưởng "học tập thường xuyên, học tập suốt đời" - một tư tưởng phù hợp với xu thế phát triển của thời đại mới. Ngày nay, khi nền kinh tế công nghiệp hoá đang chuyển nhanh sang nền kinh tế tri thức, sự phát triển độc lập và liên kết khu vực đang chuyển mạnh sang hội nhập toàn cầu thì những đòi hỏi của tốc độ phát triển khoa học công nghệ và đón nhận các giá trị chung của nhân loại đã khiến cho hoạt động giáo dục không thể chỉ đóng khung trong các nhà trường truyền thống dành cho một giai đoạn nhất định của đời người với những nấc thang học vấn theo một vài bằng cấp xác định, mà phải tổ chức việc học tập với quy mô toàn xã hội cho tất cả mọi người theo phương châm: "Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để làm người".

Với sự chỉ đạo của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (khoá IX) và Quyết định số 112/2005/QĐ-TTg ngày 18/5/2005 về việc phê duyệt Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010" của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương Xây dựng xã hội học tập đã được hiện thực hoá thành Chương trình hành động trên phạm vi cả nước. Ở tỉnh Lào Cai, "Chương trình xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010" đã thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng.

Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, hoàn

thành tốt nhiệm vụ ở cơ quan cũng như đáp ứng sự phát triển mọi lĩnh vực của đời sống gia đình, đòi hỏi trách nhiệm của ngành giáo dục cũng như các cơ quan đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội phải tạo ra được một môi trường học tập rộng lớn, học tập suốt đời, học tập từ xa, học tập thường xuyên. Tư tưởng đó một lần nữa được nhấn mạnh trong văn kiện Đại hội IX của Đảng

“Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính quy và không chính quy, thực hiện: “giáo dục cho mọi người”, “Cả nước trở thành một xó hội học tập” và được văn kiện Đại hội X nờu rừ thờm “chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ thống giáo dục suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học; xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, bảo đảm sự công bằng xã hội trong giáo dục”.

Song song với hệ thống giáo dục chính quy trong nhà trường từ nhà trẻ, mẫu giáo đến giáo dục phổ thông, giáo dục cao đẳng và đại học là hệ thống giáo dục thường xuyên gồm các loại hình học tập thuộc phạm vi giáo dục tiếp tục, như vậy nói đến giáo dục thường xuyên, người ta hiểu rằng đó là giáo dục tiếp tục. Theo quy định của luật giáo dục 2005, giáo dục tiếp tục bao gồm mọi loại hình giáo dục không chính quy. Do tính chất bắc cầu trong quan niệm nói trên nên nói đến giáo dục thường xuyên là ai cũng hiểu rằng đó là giáo dục không chính quy.

Giáo dục thường xuyên thúc đẩy sự cởi mở của nền giáo dục, giảm thiểu các rào cản về thời gian, địa điểm, hoàn cảnh kinh tế, tuổi tác và trình độ, nhấn mạnh khả năng tự chủ, tự đào tạo của người học. Với hình thức tổ chức học tập ở các Trung tâm GDTX, người học không bị ràng buộc bởi thời gian khi bận công tác hoặc do hoàn cảnh gia đình. Với những người lao động do nhu cầu công việc cần phải được đào tạo và nâng cấp, cập nhật về kỹ năng nghề nghiệp, trau dồi kiến thức trong khi không đủ thời gian để theo học những lớp

học tập trung thì học tập ở Trung tâm GDTX là giải pháp phù hợp. Hình thức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt này khẳng định các quan niệm học tập suốt đời và giáo dục cho mọi người.

Tiểu kết chương 1

Trung tâm GDTX có vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội học tập, bởi vì ở đó nội dung, chương trình học tập được đa dạng hoá; là nơi tạo cơ hội học tập thường xuyên cho người lớn nhất là nông dân ở nông thôn và người lao động ở thành thị.

Quản lý hoạt động giáo dục của Trung tâm GDTX cấp huyện, thành phố của Sở GD&ĐT tuân thủ quản lý theo ngành dọc GDTX từ Bộ Giáo dục và Đào tạo đến Sở Giáo dục và Đào tạo và cuối cùng là sự quản lý của các Trung tâm GDTX với các nội dung quản lý chính như: Quản lý mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục; quản lý học viên, đội ngũ CBQL và giáo viên; thanh tra, kiểm tra, đánh giá…

GDTX tồn tại trong hệ thống giáo dục quốc dân là một nhu cầu tất yếu của xã hội, là xu thế mới trong phát triển của loài người ở thời kỳ hậu công nghiệp mà có người gọi là hậu hiện đại vì thế GDTX đang trở thành một xu hướng trong sự phát triển của giáo dục hiện đại. GDTX giúp cho người dân có cơ hội học tập, học thường xuyên, học suốt đời, từ đó hình thành một xã hội học tập.

Chương 2

Thực trạng quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện,

Một phần của tài liệu Quản lý các Trung tâm GDTX cấp huyện và thành phố của Sở GD&ĐT tỉnh Lào Cai đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w