CÁC NỀN TẢNG SỐ TẠI
2.3. Đánh giá về hoạt động xây dựng và phát triển thương hiệu VTV24
2.3.6. Nguyên nhân cua những han chế
- Xây dựng chiến lược: Có thể nhận thấy việc thực hiện đồng nhất hình ảnh thương hiệu VTV24 chưa thực hiện tốt, điều này có thể nhận thấy ban lãnh đạo chưa thực sự có một chiến lược thong nhat khi xay dung hinh anh
thương hiệu VTV24. Mục tiêu là xây dựng một kênh tin tức uy tín, trọng tam
là chương trình “Chuyên động 24 giờ” và mở rộng thương hiệu trên các nên
105
tảng số. Tuy nhiên hiện nay, VTV Digital đang tập trung đầu tư hơn vào phần mở rộng thương hiệu trên nền tảng số mà bỏ bỏ quên xây dựng chiến lược nội dung bai ban cho chương trình “Chuyển động 24 giờ” dé hình ảnh VTV24 trên truyền hình đồng nhất với hình VTV24 trên các nền tảng khác. Đối với chiến lược phát triển trên các nền tảng số, nhà lãnh đạo vẫn còn tỏ ra lúng tỳng, khụng cú đường lối rừ ràng khi xõy dựng hỡnh ảnh VTV24 cụ thể, những quy chuẩn ngôn ngữ, nội dung được phép sử dụng trên mạng xã hội để thực hiện đúng theo tôn chỉ, mục đích đã đề ra. Vì vậy cho nên việc xây dựng hình ảnh cho thương hiệu VTV24 chưa được nhất quán.
- Đội ngũ sản xuất không đủ vững vàng chuyên môn: Nguyên nhân của những hạn chế mà tác giả đã nêu ra ở trên có thể xác định được ngay từ bối cảnh và cách thức làm tin hiện tại của VTVDigital khi sản xuất các nội dung cho VTV24. Với áp lực cạnh tranh thông tin, phải có sự đôi mới, sáng tạo, thông tin nhanh chóng thì cũng đã ảnh hưởng đến cách làm tin của người sản xuất. Có thé thấy những bản tin gặp hiệu ứng trái chiều mà tác giả đã nêu ở phần hạn chế, nguyên nhân chủ yếu chính là người sản xuất tin bải đã sáng
tạo nội dung một cách vội vàng ma không có sự chin chu khi nghiên cứu các
thông tin được đưa ra. Những bản tin sáng tạo được nhào nặn, thêm nhiều yếu tố kịch tính hoá, bi kịch hoá, nhào nặn tin tức sẽ trở nên thiếu tính chính xác và khách quan của báo chí trong một số trường hợp. Người biên tập cũng có sự chủ quan, cái nhìn một chiều khi làm tin tức, có sự thái quá trong cách biên
tập một cách áp đặt, như vậy thông tin sẽ bị phản tác dụng. Đặc biệt là cách
áp đặt về đối tượng công chúng Gen Z gần đây mà các kênh thông tin của VTV 24 đang đăng tải, phóng viên đã có cái nhìn phiến diện với những góc nhìn không tốt, thiếu sự khách quan về đối tượng này. Thậm chí, có những bản tin bắt trend không hợp lý, gây nhàm chán và tác dụng ngược lại không
được hiệu ứng như kỳ vọng.
106
Tiếp theo là do VTV24 tập trung vào các nền tang xã hội và những bài đăng muốn tiếp cận nhiều công chúng thì người sản xuất cũng trở nên lệ thuộc vào các thuật toán trên từng nền tảng mạng xã hội. Những bài “giật tít”
tuy nhiều người phản đối nhưng lại có hiệu quả tiếp cận cao. Người dùng mạng xã hội cũng có xu hướng đọc tin nhanh, chú ý gây ấn tượng bởi hình ảnh, video trước nên một đơn vị báo chí như VTV24 muốn truyền thông tốt trên nền tảng mạng xã hội cũng không tránh khỏi lựa chọn những nội dung đáp ứng nhu cầu của khán giả yêu thích.
Chưa chú trọng trong vấn đề bảo vệ thương hiệu: VTV24 chưa có hướng giải quyết khủng hoảng truyền thông triệt để trên mạng xã hội. Những video ngắn, tin ngắn trên mạng xã hội dễ gây chú ý, thu hút và trở thành thói quen đọc tin của nhiều người nhưng cũng dễ làm mất đi bản chat của báo chí, thông tin đưa lên không đầy đủ, người xem không hiểu chính xác nội dung thông tin, dễ gây hiểu lầm chỉ để mục đích câu view. Điều này không chỉ tạo thói quen cho người đọc, họ không muốn đọc những thông tin dài, chuyên sâu mà thay vào đó là những tin ngắn có những yếu tố giật gân, gây shock. Cùng với đó là những nhà sáng tạo nội dung chạy theo nhu cầu đó dé sản xuất những video ngắn không có giá tri thông tin hữu ích, đánh mat tôn chỉ, mục đích ban đầu của mình.
Mạng xã hội là thông tin mở, khó kiểm soát hoàn toàn bởi đó là diễn đàn tự do ngôn luận. Khi có van dé xảy ra, phương pháp chủ yêu đó là gỡ bỏ,
xoá bình luận, thậm chí một số nhân viên trong Đài Truyền hình còn có thái
độ bênh vực nhau va coi thường công chúng. VTV24 chỉ thực hiện xử lý
những video vi phạm bản quyền theo quy trình pháp luật nhưng những vấn đề nhạy cảm liờn quan đến chất lượng sản phẩm lại chưa được giải quyết rừ ràng.
Chưa có đội ngũ riêng chuyên nghiệp để thực hiện việc bảo vệ thương hiệu.
Tuy có lắng nghe, tiếp nhận những ý kiến công chúng nhưng vẫn chưa coi
107
trọng tầm ảnh hưởng của mạng xã hội với công chúng, nghiệp vụ chuyên môn về bảo vệ thương hiệu chưa được chú trọng khi phát triển thương hiệu.
Tiểu kết chương 2
Chương 2 đã khái quát những nét căn bản nhất về hoạt động xây dựng,