PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát (full) (Trang 31 - 34)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

1.3. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.3.1. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp đối chiếu chỉ tiêu cần phân tích với chỉ tiêu được chọn làm gốc so sánh. Để sử dụng phương pháp này cần quan tâm đến một số vấn đề như: gốc so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.

- Gốc so sánh: Tùy theo mục đích cụ thể của phân tích mà xác định tiêu chuẩn so sánh, tức là lựa chọn chỉ tiêu gốc làm căn cứ so sánh:

+ Nếu muốn đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thì so sánh số kỳ thực hiện với kỳ số kỳ kế hoạch.

+ Nếu muốn đánh giá tình hình biến động của doanh nghiệp thì so sánh kỳphân tích với số của các kỳ trước.

+ Nếu muốn xác định vị trí của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác thì so sánh số của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác hay số trung bình ngành.

- Điều kiện so sánh: khi so sánh, các chỉ tiêu so sánh cần phải đảm bảo:

+ Phản ánh cùng nội dung kinh tế + Cùng phương pháp tính toán + Cùng thước đo

+ Khi so sánh các doanh nghiệp với nhau phải đảm bảo cùng một lĩnh vực hoạt động và điều kiện hoạt động là tương tự nhau.

- Kỹ thuật so s ánh: có thể so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là tính ra hiệu số giữa số kỳ phân tích và số kỳ gốc

+ So sánh số tương đối: là tính tỷ lệ giữa số kỳ phân tích và số kỳ gốc 1.3.2.Phương pháp chi tiết

Là quá trình cụ thể hoá chỉ tiêu phân tích thành các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu. Một chỉ tiêu có thể chi tiết theo nhiều hướng khác nhau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành nên chỉ tiêu: chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về số lượng, giá trị của các bộ phận đó giúp cho đánh giá đánh giá kết quả đạt được chính xác.

- Chi tiết theo thời gian: kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả của một quá trình, do nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan khác nhau, tiến độ thực hiện quá trình đó trong từng đơn vị thời gian xác định thường không đồng đều. Việc phân tích chi tiết theo thời gian sẽ giúp ích cho việc đánh giá kết quả kinh doanh đúng và tìm được giải pháp thiết thực cho công việc kinh doanh. Tuỳ theo đặc tính của quá trình hoạt động, nội dung kinh tế của các chỉ tiêu phân tích để lựa chọn khoảng thời gian cần chi tiết và chỉ tiêu phải chi tiết.

- Chi tiết theo địa điểm: kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp do các bộ phận cơ sở cấu thành như các xí nghiệp, phân xưởng, tổ, đội sản xuất. Nên việc chi tiết theo địa điểm đánh giá được hiệu quả của các bộ phận, đơn vị cơ sở để khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém trong việc thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.

1.3.3.Phương pháp loại trừ

Phương pháp loại trừ là phương pháp xác định các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích. Phương pháp này xác định mức độ ảnh hưởng của một nhân tố đến chỉ tiêu cần phân tích bằng cách loại trừ đi ảnh hưởng của các nhân tố khác. Nôi dung của phương pháp này

thể hiện qua hai phương pháp cụ thể là phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch.

- Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố bằng cách lần lượt thay thế trị số của các nhân tố từ kỳ gốc sang kỳ phân tích theo một nguyên tắc nhất định. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào bằng lượng thay thế của nhân tố đó trừ đi phương trình kinh tế ngay trước đó.

- Phương pháp số chênh lệch là trường hợp đặc biệt của phương pháp thay thế liên hoàn trong trường hợp các nhân tố có quan hệ tích số. Theo phương pháp này thì mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào bằng số chênh lệch của nhân tố đó nhân với các nhân tố khác đãđược cố định.

1.3.4.Phương pháp liên hệ

Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận...khi phân tích ngoài việc sử dụng phương pháp chi tiết, loại trừ và so sánh, còn có thể sử dụng phương pháp liên hệ như liên hệ cân đối, liên hệ tuyến tính và liên hệ phi tuyến.

- Liên hệ cân đối: Cơ sở của phương pháp này là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Chẳng hạn như giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn...Mối liên hệ cân đối vốn có về lượng của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động giữa các mặt của các yếu tố và của quá trình kinhdoanh. Từ đó có thể xác định mức ảnh hưởng của các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng “tổng số” hoặc “hiệu số” bằng liên hệ cân đối.

- Liên hệ trực tuyến: là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa chỉ tiêu phân tích, tuỳ theo mức độ phụ thuộc giữa các chỉ tiêu có thể phân thành hai loại quan hệ chủ yếu, đó là liên hệ trực tiếp và liên hệ gián tiếp.

- Liên hệ phi tuyến là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi giữa lượng vốn sử dụng với sức sản xuất và sức sinh lời của vốn.

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát (full) (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)