CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY
1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP
1.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Để phân tích đánh giá một cách chính xác và toàn diện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, trong công tác phân đi nên đi vào phân tích chỉ tiêu “Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA)” và “Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)”
a. Tỷ suất sinh lời tài sản(ROA)
Để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản các doanh nghiệp sử dụng chỉ tiêu “Tỷ số tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA)”. Từ đó đề xuất, các biện pháp để cải thiện tỷ số ROA.
Việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh được thể hiện thông qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn kinh doanh (ROA) là một trong những tỷ số để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp qua đó giúp nhà quản lý đề ra những quyết định quản lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh về khả năng sinh lời của việc sử dụng tài sản.
Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời tài
sản (ROA) =
Tổng tài sản bình quân
x100%
Lợi nhuận được sử dụng trong công thức này là lợi nhuận của hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động khác, được lấy từ chỉ tiêu “Lợi nhuận trước thuế” trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Vì thế, chỉ tiêu tổng tài sản bao gồm toàn bộ tài sản ngắn hạn và dài hạn trên bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại doanh nghiệp sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Chỉ tiêu này càng cao phản ánh khả năng sinh lời của tài sản càng lớn. Lợi nhuận xem xét ở đây gồm lợi nhuận từ các hoạt động ở doanh nghiệp, do vậy số liệu về tài sản xem xét ở đây cũng chính là số liệu tài sản tổng cộng trên bảng cân đối kế toán.
Để làm rừ cỏc nhõn tố ảnh hưởng đến chỉ tiờu tỷ suất sinh lời tài sản, chỉ tiêu ROA cònđược chi tiết qua phương trình Dupont:
Lợi nhuận trước thuế Doanh thu thuần
ROA =
Doanh thu thuần
x
Tài sản bình quân
ROA = Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu (TLN/DT) x Hiệu suất sử dụng tài sản (HDT/TS)
Trong chỉ tiêu trên, tỷ suất sinh lời của tài sản là kết quả tổng hợp của những nỗ lực nhằm nâng cao hiệu quả cá biệt của các yếu tố sử dụng cho quá trình kinh doanh, là kết quả của những nỗ lực mở rộng thị trường, tăng doanh số, tiết kiệm chi phớ. Để làm rừảnh hưởng của từng nhõn tố đến chỉ tiờu ROA có thể áp dụng phương pháp số chênh lệch. Cách phân tích này còn chỉ ra phương hướng nâng cao sức sinh lời tài sản của doanh nghiệp. Cụ thể: chênh lệch về hiệu quả kinh doanh giữa kỳ phân tích với kỳ gốc là kết quả tổng hợp
ảnh hưởng của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản, thể hiện qua công thức :
∆ROA = ∆ROA(HDT/TS) + ∆ROA(TLN/DT)
∆ROA(HDT/TS): ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Thực chất đây là ảnh hưởng của hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sau khi đã trừ đi các chi phí. Nó chỉ liên quan chủ yếu đến vấn đề tiêu thụ, vấn đề bán hàng tại doanh nghiệp và được tính theo công thức sau :
∆ROA(HDT/TS) = (HDT/TS1- HDT/TS0) TLN/DT0
∆ROA(TLN/DT):ảnh hưởng của sự thay đổi của tỷ suất doanh thu trên tài sản. Đây chính là hiệu quả của quá trình quản lý và sản xuất của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp tổ chức tốt việc sản xuất, tiết kiệm vốn thì số vòng quay vốn tăng, hiệu quả này sẽ tăng lên.
∆ROA(TLN/DT) = HDT/TS1(TLN/DT1- TLN/DT0) Trong đó:
HDT/TS 0, 1 : Hiệu suất sử dụng tài sản kỳ gốc, kỳ phân tích
TLN/DT 0, 1 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu kỳ gốc, kỳ phân tích
Trên cơ sở số liệu tính toán được ta có thể xác định được các nhân tố chủ yếu dẫn đến sự tăng giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó mới phương hướng đề ra các biện pháp tăng hiệu quả của doanh nghiệp.
Qua phương trình Dupont cho thấy tỷ suất này chịu tác động của hai nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản đã phản ánh một cách tổng hợp hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên kết quả về lợi nhuận còn chịu tác động bởi cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp. Nếu hai doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành có điều kiện tương tự nhau nhưng áp dụng chính sỏch tài trợ khỏc nhau sẽ dẫn đến hiệu quả khỏc nhau. Vỡ vậy, để thấy rừ thật
sự hiệu quả của hoạt động thuần kinh tế ở doanh nghiệp, ta sử dụng chỉ tiêu tỷ suất sinh lời kinh tế. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay Tỷ suất sinh lời kinh
tế của tài sản (RE) =
Tổng tài sản bình quân
x100%
Tử số của chỉ tiêu này không quan tâm đến cấu trúc nguồn vốn, nghĩa là không tính đến chi phí lãi vay. Tỷ suất này đánh giá khả năng sinh lợi của vốn đầu tư so với các chi phí cơ hội khác. Áp dụng tỷ suất này, doanh nghiệp sẽ có quyết định nên huy động từ vốn chủ sở hữu hay huy động vốn vay. Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của doanh nghiệp lớn hơn lãi suất vay thì doanh nghiệp nên tiếp nhận các khoản vay và tạo ra phần tích lũy cho người chủ sở hữu. Về phía các nhà đầu tư, chỉ tiêu này là căn cứ để xem xét đầu tư vào đâu là có hiệu quả nhất.
Trong các chỉ tiêu được trình bày thì chỉ tiêu ROA được phản ánh tổng hợp nhất và được thể hiện qua hình 1.1:
Hình 1.1.Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tài sản Doanh thu
Biến phí Định phí phí Chi phí Lợi nhuận
Doanh thu T.N. Tài chính T.N. bất thường Doanh thu LN/DT
Doanh thu
Tài sản cố định Tài sản lưu động Tài sản DT/TS
Khả năng sinh lời tài sản
b. Hiệu quả sử dụngvốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn được các nhà phân tích nhìn nhận ở khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là một trong những nội dung phân tích được các nhà đầu tư, các nhà tín dụng và các cổ đông đặc biệt quan tâm. Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp thể hiện qua chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu
Hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu thường được các nhà đầu tư quan tâm, đó là thái độ gìn giữ và phát triển nguồn vốn chủ sở hữu. Một doanh nghiệp có tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu cao chính là điều kiện cho doanh nghiệp tăng trưởng. Hơn nữa nếu tỷ lệ này cao, người chủ sở hữu dễ dàng chấp nhận để lại phần lớn lợi nhuận vào việc đầu tư, và như vậy, doanh nghiệp có điều kiện để bổ sung thêm các phương tiện kinh doanh. Do vậy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo, nhất là trong trường hợp họ cũng là người chủ và có vốn đầu tư.
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu là phân tích hiệu quả của việc huy động và sử dụng VCSH, hay là hiệu quả của việc gìn giữ và phát triển VCSH. Phân tích hiệu quả tài chính nhằm đánh giá sự tăng trưởng của tài sản so với tổng số vốn mà doanh nghiệp thực có, đó là khả năng sinh lời VCSH. Do vậy, để phân tích hiệu quả tài chính của doanh nghiệp, người ta phân tích chỉ tiêu tỷ suất sinh lời VCSH (ROE).
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời
VCSH (ROE) =
VCSH bình quân
x 100%
Chỉ tiêu này thể hiện một trăm đồng vốn đầu tư của chủ sở hữu sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh khả năng sinh lời của VCSH.
Trong điều kiện doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn, nhất là thông qua thị trường tài chính, chỉtiêu này càng cao thì doanh nghiệp càng có cơ hội tìmđược nguồn vốn mới. Ngược lại, tỷ lệ này càng thấp dưới mức sinh lời cần thiết của thị trường thì khả năng thu hút vốn chủ sở hữu, khả năng đầu tư vào doanh nghiệp càng khó.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả vốn chủ sở hữu
Có thể nhận thấy rằng, chỉ tiêu ROE chịu sự tác động tổng hợp của nhiều yếu tố. Nó phụ thuộc trực tiếp vào các quyết định của các nhà quản lý thông qua nhiều chính sách, như: chính sách tiêu thụ, chính sách sản xuất và chính sách tài chính. Chúng ta sẽ xem xét các nhân tố sau:
Hiệu quả kinh doanh
Dĩ nhiên ảnh hưởng trước tiên đến hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu phải là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ảnh hưởng này có thể nhận diện qua cách chi tiết chỉ tiêu ROE như sau:
LN trước thuế D.thu thuần Tài sản Tỷ suất sinh lời
VCSH =
D.thu thuần x
Tài sản x
VSCH x (1-T) với T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp
Trong mối quan hệ trên, ROE có mối liên hệ với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trờn doanh thu và hiệu suất sử dụng tài sản. Rừ ràng, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cao sẽ dẫn đến khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu lớn và ngược lại. Hiệu quả kinh doanh là nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Tuy nhiên không phải lúc nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn dến hiệu quả sử dụng vốn tăng, điều đó còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác.
Khả năng tự chủ về tài chính
Khả năng tự chủ tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ. Có thể thấy rằng,ứng với hiệu quả kinh doanh cho trước nếu tỷ suất tự tài trợ càng
lớn thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ càng nhỏ. Có thể xem xét qua công thức sau:
Lợi nhuận trưóc thuế Tài sản
Tỷ suất sinh
lời VCSH. = Tài sản x (1 - T) x
VCSH
hay HTC = HKD x (1 - T) x (1 / HTTT)
với HTC : là hiệu quả tài chính HKD: là hiệu qủa kinh doanh
HTTT: là khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp
Độ lớn đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ phải trả trên nguồn vốn chủ sở hữu. Thực chất nó thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp ở thời điểm hiện tại.
Liên quan đến đòn bẩy tài chính, công thức của hiệu quả tài chính có thể được viết lại như sau:
Tỷ suất sinh
lời VCSH. = Tỷ suất sinh lời
tài sản x (1 - T) x (1 + ĐBTC) HTC = HKD x (1 - T) x (1 + ĐBTC)
Do vậy, có thể thấy rằng, nếu hệ số đòn bẩy tài chính càng cao thì hiệu quả tài chính của doanh nghiệp sẽ được tăng lên. Đây chính là thành tích của một chính sách tài chính tốt. Tuy nhiên trong công thức trên, tỷ suất sinh lời tài sản vẫn còn bị ảnh hưởng bởi cấu trúc nguồn vốn, vì lợi nhuận để tính chỉ tiêu này đã trừ đi chi phí lãi vay. Do vậy để xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ và đòn bẩy tài chính đối với hiệu quả tài chính ta nghiên cứu như sau:
ROE = [RE + (RE– r ) x ĐBTC] x (1 – T) Trong đó:
T là thuế suất thu nhập doanh nghiệp r là lãi suất vay
Nợ phải trả ĐBTC =
Vốn chủ sở hữu
Kết quả cuối cùng cho thấy, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) lớn hơn lãi suất vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy dương. Doanh nghiệp nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh mà vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh như cũ.
Nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản nhỏ hơn lãi suất vay thì việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của doanh nghiệp giảm và rủi ro của doanh nghiệp tăng lên vì hệ số tự tài trợ giảm. Trong trường hợp này đòn bẩy tài chính được gọi là đòn bẩy âm. Doanh nghiệp không nên vay thêm để kinh doanh. Nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh trước hết nên tổ chức lại công việc kinh doanh hoặc thay đổi lĩnh vực kinh doanh.
Khả năng thanh toán lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay là hệ số được xem xét trong mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay:
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Khả năng
thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Khả năng thanh toán lãi vay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, lợi nhuậntạo ra được sử dụngđể trảnợ vayvà tạo phầntíchlũy cho doanh nghiệp. Chỉtiêunàynhỏ hơn hoặc bằng 1 chứngtỏ vốn sử dụng không cóhiệuquả,vàdoanh nghiệpphải sử dụng vốnchủsởhữuđể trả lãi vay.
Đối với những doanh nghiệp hoạt động dựa vào vốn vay, việc thanh toánlãi vaycũnglàmột trong những căn cứ đánhgiá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Tuy nhiên khả năng nàycónguồn gốc từhiệuquảsử dụng vốn vayvàohoạt động kinh doanh. Nguồn gốcđểthanhtoánlãichínhlàlợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy, khả năng thanh toán lãi vay có thể dùng để đánh
giá khả năng sinh lời hoạt động kinh doanh và đây cũng là một nhân tố khá quantrọngđểxemxét hiệuquảsử dụng vốncủa doanh nghiệp.
Dựa trên các cách tiếp cận của các tác giả, luận văn đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính như sau:
Lợi nhuận sau thuế
ROE =
VCSH bình quân x 100%
Lợi nhuận trước thuế Tổng tài sản bq
= Tổng tài sảnbình quân x
VCSH bq x (1– T)
Lợi nhuận trước thuế Nợ phải trả bq
= Tổng tài sản bình quân x (1+
VCSH bq ) x (1– T)
Nợ phải trả bq
= Tỷ suất sinh lời
của tài sản x (1+
VCSH bq ) x (1– T) Trong đó: T là thuế suất thuếthu nhập doanh nghiệp.
Công thức cho thấy có ba nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lời VCSH là: tỷ suất sinh lời của tài sản, cấu trúc nguồn vốn, và thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp.Trên cơ sở mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, nhà phân tích sẽ tìm hiểu các nguyên nhân, dự đoán các biện pháp để cải thiện hiệu quả tài chính của doanh nghiệp.
Để phân tích hiệu quả tài chính, thường so sánh các chỉ tiêu hiệu quả tài chính kỳ này so với kỳ trước, thực tế so kế hoạch hoặc so sánh giữa các doanh nghiệp có cùng điều kiện, so với trung bình ngành để đánh giá mức độ tăng giảm, mức độ hoàn thành kế hoạch, xu hướng phát triển hiệu quả, và biết được vị trí của doanh nghiệp so với trung bình ngành.
Ngoài ra, có thể thiết lập các công thức thể hiện mối liên quan giữa các chỉ tiêu hiệu quả với các nhân tố ảnh hưởng, qua đó vận dụng phương pháp thay thế liờn hoàn để làm rừ mức độ ảnh hưởng của từng nhõn tố đối với khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.
Tóm lại, có thể biểu thị sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả tài chính qua Hình 1.2:
Hình 1.2. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Thuế thu nhập doanh
nghiệp Tỷ suất sinh lời
VCSH (ROE)
Hiệu quả kinh doanh: ROA, RE
Doanh thu
Chi phí
Doanh thu Quản quản lý tài sản Khả năng tự tài trợ, đòn bẩy tài chính, khả năng thanh toán
lãi vay
Chính sách của
Nhà Nước
Hiệu quả quản lý nợ phải
thu
Hiệu suất sử dụng
VLĐ Hiệu suất
sử dụng TSCĐ Tỷ suất lợi
nhuận trên doanh thu
Hiệu quả quản lý
HTK
Cấu trúc nguồn vốn
Hiệu suất sử dụng tài sản
Lợi nhuận
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề rất được các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng quan tâm và nó là mục tiêu chủ yếu của các nhà quản trị nhất là trong trường hợp họ cũng chính là chủ sở hữu. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn sẽ giúp các nhà quản trị định hướng đúng để đầu tư và điều chỉnh nguồn vốn của doanh nghiệp một cách phù hợp.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả đã trình bày những vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn như: chỉ tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả sử dụng vốn, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn,...
Trên cơ sở những vấn đề được trình bày ở chương 1, trong chương 2 tác giả thu thập số liệu và đánh giá thực trạng phân tích hiệu quảsử dụng vốn tại Công ty TNHH Đinh Phát.