Đặc điểm tổ chức sản xuất kinhdoanh của công ty TNHH Đinh Phát

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát (full) (Trang 53)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

2.1.3.Đặc điểm tổ chức sản xuất kinhdoanh của công ty TNHH Đinh Phát

Đinh Phát

Công ty TNHH Đinh Phát hoạt động với một số ngành nghề sản xuất

kinh doanh trong đó chủ yếu là xây dựng mới đường bộ, cầu bê tông cốt thép,

rải thảm bê tông atphal. Với đặc điểm riêng của sản phẩm xây dựng, nó tác động trực tiếp lên công tác tổ chức quản lý. Quy mô công trình giao thông

thường là rất lớn, sản phẩm mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất kéo dài, chủng loại yếu tố đầu vào đa dạng, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Mặt

khác, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là vốn vay như: vay của

Ngân Hàng, vay của cán bộ công nhân viên trong công ty, vay từ các tổ chức

tín dụng khác... nhằm đáp ứng đúng tiến độ công trình. Chẳng hạn, yêu cầu đến cuối năm có công trình mà vì ách vốn không hoàn thành được công trình sẽ gây thiệt hại cho công ty, đặc biệt là sự suy giảm về uy tín của công ty, khó khăn trong việc đấu thầu các công trình khác... Đối với vốn lưu động thường

xuyên thì phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty để xác định. Đối với nhu cầu vốn lưu động đột xuất thì công ty có thể huy động từ

nhiều nguồn khác nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Với

những nguồn vốn vay ngân hàng thì công ty phải trả lãi với lãi suất áp dụng đối với vốn vay, lãi suất quá hạn là 150% lãi suất trong hạn mức.

Như vậy, để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn vốn này, một yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xây dựng là phải xây dựng được giá dự

toán cho từng công trình (dự toán thiết kế và dự toán thi công). Trong quá trình sản xuất, thi công, giá dự toán trở thành thước đo và được so sánh với các khoản chi phí phát sinh. Khi công trình hoàn thành, giá dự toán lại là cơ

sở để nghiệm thu, kiểm tra chất lượng công trình xác định giá thành quyết toán và thanh lý hợp đồng đã ký kết .

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty còn chịu ảnh

hưởng của quy trình công nghệ. Hiện nay, Công ty có 3 quy trình công nghệ chính là: Làm đường mới, vá sửa đường và rải thảm đường bê tông antpha. Có thể khái quát quy trình công nghệ của công ty qua 3 sơ đồ sau:

+Dây truyền làm đường mới:

Đào khuôn đường trồng đá hộc rải đá 46Lu nèn rải đá 12 tưới nhựa nhũ tương 2 lớp

+Vá sửa đường:

Vệ sinh mặt đường cuốc, sửa vuông chỗ vá Rải đá24 Lu nèn rải đá 12 tưới nhựa nhũ tương 2 lớp

+Rải thảm bê tông đường antpha:

Vệ sinh mặt đường Bổ lỗ chân chim tưới nhựa dính bám

Rải nhựa bê tông antpha lu bánh lốp lu nặng 10 tấn đập mép đường

Trên cơ sở nắm chắc công nghệ của quá trình thi công sẽ giúp cho việc tổ chức, quản lý, theo dõi từng bước quá trình tập hợp chi phí sản xuất đến

giai đoạn cuối cùng. Từ đó góp phần làm giảm chi phí sản xuất một cách đáng

kể, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Với tư cách pháp

nhân của mình, công ty có thể đứng ra vay vốn, ký kết các hợp đồng cũng như tham gia đấu thầu tìm việc làm. Trên cơ sở các hợp đồng kinh tế một số gói thầu công ty sẽ trực tiếp thi công và cũng có một số gói thầu công ty tiến hành

giao khoán và điều hành sản xuất các đơn vịkhác.

2.1.4. Đặc điểm cơ chế quản lý tài chính của công ty TNHH Đinh Phát

Cơ chế quản lý tài chính được quy định trong điều lệ của công ty. Điều lệ của công ty ban hành tuân theo các nguyên tắc quản lý tài chính của Nhà

nước. Tất cả mọi hoạt động của công ty đều phải chịu sự điều chỉnh của cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chế này, nhất là các hoạt động liên quan đến huy động và sử dụng vốn. Các cá nhân, bộ phận trong công ty đều có trách nhiệm thực hiện đúng cơ chế quản lý tài chínhđã quyđịnh, mọi sự vi phạm đều phải bị xử lý. Cơ chế này đề cập

đến nhiều vấn đề trong đó đặc biệt quan trọng đến các vấn đề liên quan đến việc sử dụng vốn, bảo toàn vốn, kiểmsoát chi phí, …..

- Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp như: Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn và tài sản, phân phối lợi nhuận theo

quy định của chế độ kế toán, mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật, trích lập các khoản dự phòng rủi ro như:

Dự phòng nợ phải thu khó đòi nếu nợ phải thu quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế hoặc nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng khách

hàng lâm vào tình trạng phá sản. Mức dự phòng phải thu khó đòi không quá 20% tổng số dư nợ phải thu của công ty tại thời điểm lập báo cáo tài chính

năm. Trong đó: 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn dưới 1 năm,

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến 2 năm20% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 đến3 năm; các khoản nợ quá hạn từ 3

năm trở lên xử lý như khoản nợ không có khả năng thu hồi.

Dự phòng giá hàng tồn kho khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá trị gốc thì phải lập dự phòng. Mức dự phòng giảm giá không quá 20% tổng giá trị hàng tồn kho tại thời điểm lập báo cáo.

Dự phòng về trợ cấp mất việc làm, thôi việc từ 1% đến 3% trên quỹ

tiền lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội của công ty.

- Mọi tổn thất về tài sản của Công ty đều phải được lập biên bản xác

định giá trị tổn thất, tìm ra nguyên nhân và trách nhiệm để xử lý. Nếu do nguyên nhân chủ quan thì người gây ra tổn thất phải bồi thường. Giá trị tổn thất sau khi trừ đi phần đã bù đắp bằng tiền bồi thường, nếu thiếu sẽ được bù

đắp bằng quỹ dự phòng tài chính, khi quỹ này không đủ để bù đắp thì phần thiếu được hoạch tóan vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Đối với tài sản mua bảo hiểm được xử lý theo hợp đồng bảo hiểm. Những trường hợp do thiên tai hoặc do các nguyên nhân bất khả kháng gây thiệt hạn nghiêm trọng,

Giám đốc công ty lập phưong án xử lý.

- Ban điều hành công ty phải quản lý chặt chẽ các khoản chi phí để

giảm chi nhằm tăng lợi nhuận. Các khoản chi phí phát sinh đều phải có chứng từ hợp pháp, hợp lệ và được hạch toán vào chi phí theo quy định của chế độ

kế toán Việt Nam hiện hành.

- Lợi nhuận của công ty được phân phối theo quy đinh như: sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp phần còn lại sẽ được chi cổ tức, trích lập quỹ đầu

tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, quỹ dự phòng tài chính và các quỹ khác theo quy định chế độ kế toán.

- Ban giám đốc công ty quyết định kế hoạch tài chính của công ty. Kế

hoạch tài chính được xây dựng căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, sự biến động của giá cả thị trường và phù hợp với kế hoạch kinh doanh của công ty.

- Cuối kỳ kế toán (quý, năm), công ty phải lập báo cáo tài chính bao gồm: Bảng cân đối kề toán, Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, Báo cáo lưu

chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính. Công ty phải nộp các báo cáo tài chính và báo cáo thống kê tới các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát (full) (Trang 53)