Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cá biệt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát (full) (Trang 34 - 39)

CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP HIỆN NAY

1.4. NỘI DUNG PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP

1.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cá biệt

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vốn lưu động không ngừng vận động. Nó là một bộ phận vốn có tốc độ lưu chuyển nhanh so với tài sản cố định. Vốn lưu động sẽ lần lượt mang các hình thái khác nhau trong quá trình dự trữ, sản xuất, lưu thông phân phối.

Hiệu suất sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển vốn lưu động như: số vòng quay bình quân của vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động. Việc quay vòng nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp.

Doanh thu thuần Số vòng quay bình

quân của VLĐ =

Vốn lưu động bình quân

(vòng)

Chỉ tiêu này cho thấy số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ phân tích hay một đồng vốn lưu động bỏ ra thì đảm nhiệm bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động có thể được tính cho từng loại tài sản, từng giai đoạn công việc. Hiệu suất này thay đổi không những phụ thuộc vào doanh thu mà còn phụ thuộc nhiều vào sự tăng giảm từng loại tài sản lưu động của doanh nghiệp.

Vốn lưu động bình quân Số ngày bình quân

của một vòng quay =

Doanh thu thuần

x 360 (ngày/vòng)

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để VLĐ quay được một vòng.

Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao. Để đơn giản trong tính toán, ta có thể quy ước thời gian tháng là 30 ngày, quý là 90 ngày và năm là 360 ngày.

Khi phân tích tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình tăng (giảm) hiệu quả sử dụng vốn, cần so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu ở kỳ thực tế với kỳ kế hoạch, hoặc với thực tế kỳ trước, hoặc với số liệu trung bình ngành; quađó có kết luận cụ thể về hiệu quả sử dụng từng loại nguồn lực, từng loại tài sản...

Để đánh giá sâu hơn, cần đi sâu phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng các loại tài sản, nguồn lực của doanh nghiệp bằng phương pháp thay thế liên hoàn hoặc phương pháp số chênh lệch, sau đó phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và dự đoán các biện pháp để tăng hiệu quả cá biệt.

Chẳng hạn, để lượng hoá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chỉ tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ” người ta thường sử dụng phương pháp loại trừ như phương pháp thay thế liên hoàn. Mức độ thay đổi của chỉ

tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ” bằng tổng ảnh hưởng của nhân tố

“VLĐ” và nhân tố “doanh thu thuần”:

ΔNVLĐ =ΔNVLĐ(DTT) +ΔNVLĐ(VLĐ)

Trong đó:

DTT0, 1 : Doanh thu thuần kỳ gốc, kỳ phân tích VLĐbq0, 1 : Vốn lưu động kỳ gốc, kỳ phân tích

ΔNVLĐ: Mức độ thay đổi của chỉ tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ”

ΔNVLĐ(DTT): Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “doanh thu thuần” đến chỉ tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ”. Được xác định bằng công thức:

ΔNVLĐ(DTT) = DTT1 /VLĐbq0 - DTT0 /VLĐbq0

ΔNVLĐ(VLĐ): Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “VLĐ” đến chỉ tiêu “số vòng quay bình quân của VLĐ”. Được xác định bằng công thức:

ΔNVLĐ(VLĐ) = DTT1 /VLĐbq1 - DTT1 /VLĐbq0

Việc phõn tớch tỡnh hỡnh sử dụng vốn lưu động cũng cần phải làm rừ số vốn tiết kiệm (-) hay lãng phí (+) do thayđổi tốc độ luân chuyển bằng công thức:





 

1 0 1

1 1

VLÂ

VLÂ H

DT H

V hoặc  

360

0 1

1 N N

VDT

với DT1 là doanh thu thuần kỳ phân tích

0 1, N

N lần lượt là số ngày một vòng quay vốn lưu động kỳ phân tích, kỳ gốc.

Trong tất cả các doanh nghiệp sản xuất thì hàng tồn kho (HTK) và nợ phải thu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản ngắn hạn. Tốc độ quay vòng của HTK nhanh hay chậm có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ luân chuyển VLĐ . Chính vì vậy, để đánh giá sâu hơn hiệu suất sử dụng VLĐ ta cần đi sâu phân tích tốc độ luân chuyển HTK và tốc độ luân chuyển nợ phải thu.

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (HTK):

Tình hình quản lý HTK của doanh nghiệp được đo lường bởi chỉ tiêu sốvòng quay HTK. Chỉ tiêu này diễn tả tốc độ lưu chuyển HTK trong quá

trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Giá vốn hàng bán

Số vòng quay HTK =

Giá trị hàng tồn kho bình quân Chỉ tiêu số vòng quay HTK càng cao chứng tỏ tốc độ lưu chuyển hàng hoá của doanh nghiệp càng nhanh, giảm được vốn đầu tư dự trữ, rút ngắn được chu kỳ chuyển đổi hàng dự trữ thành tiền mặt và giảm bớt nguy cơHTK của doanh nghiệp trở thành hàng ứ đọng. Tuy nhiên số vòng quay HTK quá cao rất có thể hàng hoá bị khan hiếm, dự trữ không đáp ứng đủ khả năng tiêu thụ điều này có thể làm mất uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng, làm mất đi các cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu số vòng quay HTK thấp chứng tỏ doanh nghiệp dự trữ hàng hoá quá mức, dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.

Đặc trưng của số vòng quay HTK là kém ổn định và phụ thuộc vào biến động của thị trường cũng như quyết định của chính doanh nghiệp.

Ngoài chỉ tiêu số vòng quay HTK để có thể đánh giá một cách toàn diện hơn về tình hình quản lý HTK của doanh nghiệp người ta còn sử dụng chỉ tiêu số ngày một vòng quay HTK

Giá trị HTK bình quân Số ngày 1 vòng

quay HTK =

Giá vốn hàng bán

X 360

Số ngày một vòng quay HTK phụ thuộc trực tiếp vào số vòng quay HTK, tốc độ lưu chuyển HTK càng cao thì số ngày một vòng quay HTK càng ngắn và ngược lại.

Tốc độ luân chuyển các khoản phải thu:

Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp, được xác định bằng công thức sau:

Doanh thu thuần bán chịu + Thuế GTGT đầu ra tương ứng Số vòng quay

khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ quản lý các khoản phải thu của doanh nghiệp. Tùy theo chính sách tín dụng của doanh nghiệp mà chỉ tiêu này có thể cao hay thấp. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp quản lý các khoản phải thu càng chặt chẽ, khả năng số vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng bởi khách hàng càng ít, đồng thời nó cũng là cơ sở để đảm bảo an toàn đồng vốn trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên chỉ tiêu này quá cao cũng có thể là biểu hiện không tốt bởi doanh nghiệp thực hiện phương thức tín dụng khắt khe, sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình tiêu thụ, giảm doanh thu. Vì khách hàng luôn muốn thời hạn trả tiền kéo dài thêm.

Số dư nợ bình quân các khoản phải thu Số ngày 1 vòng

quay khoản phải thu

= Doanh thu thuần bán chịu + Thuế GTGT đầu ra tương ứng

x 360

Chỉ tiêu này nói lên số ngày bình quân mà doanh nghiệp thu được tiền sau khi bán hàng. Nó phụ thuộc trực tiếp vào phương thức thanh toán cũng như chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cụ thể.

b. Hiệu quả sử dụngvốn cố định

Đối với các DNSX, giá trị sản xuất hình thành chủ yếu từ năng lực TSCĐ nên để thể hiện hiệu quả cá biệt về việc sử dụng TSCĐ, có thể tính hiệu suất sử dụng TSCĐ theo các chỉ tiêu sau:

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:

Doanh thu thuần Hiệu suất

sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định đem lại bao nhiêu đồng giá trị doanh thu thuần. Trị giá các chỉ tiêu càng lớn chứng tỏ hiệu suất sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại.

Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định:

Lợi nhuận trước thuế Tỷ suất sinh lời của

tài sản cố định =

Nguyên giá TSCĐ bình quân

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá tài sản cố định bình quân sử dụng trong năm đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH Đinh Phát (full) (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)