Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 25 - 32)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2. Các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục bảo vệ môi trường

1.3.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông

Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc đưa giáo dục BVMT vào nhà trường phổ thông.

- Quan điểm của Việt Nam về giáo dục BVMT

* Hướng đi:

Trước đây

. Các khía cạnh sinh thái và địa lý của GDMT chiếm ưu thế. Việc giảng dạy giáo dục môi trường còn giới hạn trong các môn tự nhiên và địa lý

. Trọng tâm chỉ dừng lại ở mức độ học hỏi các kiến thức về môi trường.

. Giáo dục môi trường đưa vào các chương trình học bằng các lồng ghép, tích hợp.

. GDMT dạy thành môn riêng biệt và bài riêng biệt.

Hiện nay

. Giáo dục vì môi trường có ý nghĩa sống còn vì tương lai của đất nước.

. Giáo dục vì môi trường được hoà nhập vào chương trình học chung.

(Bởi vì tất cả các môn học đều cho ta hiểu được cách thức con người nhận thức về thế giới của mình).

. GDMT chỉ định hướng lại chương trình hiện có, chứ không đòi hỏi thêm thời gian trong chương trình.

. GDMT là một quá trình giáo dục được tổ chức bằng các hoạt động thực tiễn.

* Cách làm nên theo xu hướng.

Lấy người học làm trung tâm Bằng cách Tổ chức các hoạt động thực tiễn

Tạo cơ hội bộc lộ Hành vi - Thái độ - Hành vi

* Hiệu quả.

Hình thành nền tảng đạo lý môi trường trong nhận thức, thái độ hành vi

Tạo ra sự quan tâm về nguồn gốc suy thoái môi trường

* Sự phối hợp:

• Nhu cầu tiếp cận liên Bộ: Vì bản chất của giáo dục BVMT có tính chất liên ngành, nên sự hợp tác giữa Bộ GD&ĐT và Bộ KHCN&MT là cần thiết.

Học sinh (Thái độ đối với

môi trường)

Cải thiện năng lực cho giáo viên với tư cách là người hướng dẫn

(hơn là người thuyết giảng)

• Tính chất liên ngành: Các hoạt động của giáo dục BVMT tự bản thân nó sẽ thiết lập mối quan hệ rộng rãi đối với các tổ chức và đoàn thể xã hội liên quan. Vì bản chất chuyên môn, nó sẽ thiết lập quan hệ công tác với Bộ KHCN&MT. Vì vậy yêu cầu quản lý, nó cũng phải phối hợp với các đơn vị chức năng trong lĩnh vực giáo dục và môi trường thuộc các Bộ, các Sở liên quan.

• Làm việc với các đối tác: Các tổ chức Chính Phủ và phi chính phủ đều cần được vận động với các vai trò khác nhau và với nghĩa vụ như nhau trong hoạt động giáo dục môi trường.

Đó là một đòi hỏi của công tác giáo dục BVMT, nhằm phối hợp.

- Ngày 15/11/2004, Bộ Chính trị BCH Đảng CSVN đã ra Nghị quyết 41/NQ/TƯ “Về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”. Với phương châm “lấy phòng ngừa và hạn chế tác động xấu đối với môi trường là chính”, Nghị quyết coi tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT là giải pháp số 1 trong 7 giải pháp BVMT của nước ta và xác định: “Đưa nội dung giáo dục BVMT vào chương trình sách giáo khoa của hệ thống giáo dục quốc dân, tăng dần thời lượng và tiến tới hình thành môn học chính khóa đối với các cấp học phổ thông”.

- Luật BVMT ban hành ngày 12/12/2005. Điều 107 quy định về giáo dục BVMT và đào tạo nguồn nhân lực BVMT:

+ Công dân Việt Nam được giáo dục toàn diện về môi trường nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức BVMT.

+ Giáo dục về môi trường là một nội dung của chương trình chính khóa của các cấp học phổ thông.

- Thực hiện chủ trương của Đảng, ngày 17/10/2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1363/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung BVMT vào hệ thống giáo dục quốc dân” với mục tiêu: “Giáo dục học sinh và sinh viên các cấp học, bậc học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân có hiểu biết về pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về BVMT; có kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện BVMT” [17].

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã xác định nội dung, phương thức giáo dục BVMT ở các bậc học phổ thông. Riêng đối với bậc THPT,

“nhằm trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, trang bị và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường, biết ứng xử tích cực với môi trường xung quanh”.

“Việc giáo dục BVMT chủ yếu được thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường, nội dung giáo dục BVMT còn được thực hiện ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm BVMT cho toàn cộng đồng” [17].

- Tiếp theo, ngày 2/12/2003, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 256/ 2003/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Chiến lược BVMT quốc gia đã chỉ ra rằng để phát triển bền vững đất nước trong giai đoạn tới, cần quán triệt các quan điểm chỉ đạo sau đây:

+ Chiến lược BVMT là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển KT - XH, là cơ sở quan trọng để phát triển bền vững đất nước.

Đầu tư BVMT là đầu tư cho phát triển bền vững.

+ BVMT là nhiệm vụ của toàn xã hội, của các cấp, các ngành, các tổ chức, cộng đồng và mọi người dân; bảo vệ môi trường mang tính quốc

gia, khu vực và toàn cầu cho nên phải kết hợp giữa phát huy nội lực với tăng cường hợp tác quốc tế.

+ BVMT phải trên cơ sở tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và pháp luật đi đôi với việc nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của mọi người dân, của toàn xã hội về BVMT.

+ BVMT là việc làm thường xuyên, lâu dài; coi phòng ngừa là chính, kết hợp với xử lý và kiểm soát ô nhiễm, khắc phục suy thoái, cải thiện chất lượng môi trường; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm; coi khoa học và công nghệ là công cụ hữu hiệu trong BVMT.

Chiến lược BVMT quốc gia cũng đã đề ra các mục tiêu BVMT đến năm 2010 như sau:

Mục tiêu tổng quát

+ Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng MT; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái MT ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố lớn và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm MT trên các dòng sông, ao hồ, kênh mương.

+ Nâng cao khả năng phòng tránh và hạn chế tác động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi đối với MT; ứng cứu và khắc phục có hiệu quả sự cố MT do thiên tai gây ra.

+ Khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức độ cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học.

+ Chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về MT trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu từ quá trình toàn cầu hoá đến MT trong nước.

Các mục tiêu cụ thể

+ Hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm: 100% cơ sở sản xuất xây dựng mới phải có công nghệ sạch hoặc có các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm, xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn MT; 50% các cơ sở sản xuất kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn MT hoặc Chứng chỉ ISO 14001; Phấn đấu 30% hộ gia đình, 70% doanh nghiệp có dụng cụ phân lợi rác thải tại nguông, 80% khu dân cư có thùng đựng rác tập trung; 80% khu vực công cộng có thùng gom rác thải; 40% các khu đô thị, 70% các khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn MT; thu gom 90%

chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ, xử lý trên 60% chất thải nguy hại và 100% chất thải bệnh viện; An toàn hoá chất được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là các hoá chất có mức độ độc hại cao; việc sản xuất và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gây ô nhiễm môi trường được hạn chế tối đa, tăng cường sử dụng các biện pháp trừ dịch hại tổng hợp; Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc theo Quyết định số 64/2003/QĐ - TTg ngày 22/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Cải thiện một bước chất lượng môi trường: Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước mưa và nước thải ở các đô thị và khu công nghiệp. Phấn đấu 40% các đô thị có hệ thống tiêu thoát và xử lý nước thải riêng theo đúng tiêu chuẩn quy định; Cải tạo 50% các kênh mương, ao hồ, các đoạn sông chảy qua các đô thị đã bị suy thoái nặng trên phạm vi cả nước; Giải quyết một cách cơ bản các điểm nóng về nhiễm độc điôxin; 95%

dân số đô thị và 85% dân số nông thôn được cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 90% đường phố có cây xanh; nâng tỷ lệ đất công viên ở các khu đô thị lên gấp 2 lần so với năm 2000; 90% các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động và có cây xanh trong khuôn viên thuộc khu vực sản xuất; Đưa chất lượng nước các lưu vực sông đạt mức tiêu chuẩn chất lượng nước dùng cho nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao: Phục hồi 50% các khu vực khai thác khoáng sản, 40% các hệ sinh thái đã bị phá huỷ; Nâng tỷ lệ đất có rừng che phủ đạt 43% tổng diện tích đất tự nhiên, khôi phục 50% rừng đầu nguồn đã bị suy thoái và nâng cao chất lượng rừng; đẩy mạnh trồng cây phân tán trong nhân dân; Nâng cao tỷ lệ sử dụng năng lượng sạch đạt 5% tổng năng lượng tiêu thụ hàng năm; Nâng tổng diện tích các khu bảo tồn tự nhiên lên gấp 1,5 lần hiện nay, đặc biệt là các khu bảo tồn biển và vùng đất ngập nước;

Phục hồi diện tích rừng ngập mặn lên bằng 50% mức năm 1990.

+ Đáp ứng các yêu cầu về môi trường để hội nhập kinh tế quốc tế và hạn chế các tác động tiêu cực từ mặt trái của toàn cầu hoá: 100% các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu áp dụng hệ thống quản lý MT; Đảm bảo 100%

các giống, loài, các nguồn gen nhập khẩu vào nước ta phải được kiểm định;

100% sinh vật biến đổi gen nhập khẩu vào Việt Nam được kiểm soát.

Về các nội dung, nhiệm vụ BVMT, Chiến lược BVMT quốc gia đã nêu lên 5 nhiệm vụ BV MT:

+ Phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm: Thực hiện đồng bộ các biện pháp về phòng ngừa ô nhiễm MT; Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm soát ô nhiễm cấp quốc gia, ngành và địa phương để ngăn chặn, xử lý và kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm và suy thoái MT; Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia về MT, tiêu chuẩn ngành về MT, áp dụng công nghệ sạch và sản xuất sạch hơn; Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động quản lý chất thải; Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm MT nghiêm trọng.

+ Khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái MT nghiêm trọng: Thực hiện các dự án khắc phục và cải tạo các điểm, vùng, khu vực bị ô nhiễm và suy thoái nặng; Khắc phục hậu quả suy thoái MT bởi chất độc hoá học do đế quốc Mỹ sử dụng trong chiến tranh; Ứng cứu sự cố MT và khắc phục nhanh hậu quả ô nhiễm MT do thiên tai gây ra.

+ Bảo vệ và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên:

Khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản; Khai thác hợp lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên nước;

Bảo vệ tài nguyên không khí.

+ Bảo vệ và cải thiện MT các khu vực trọng điểm: Các đô thị và khu công nghiệp; Biển, ven biển và hải đảo; Các lưu vực sông và các vùng đất ngập nước; Nông thôn và miền núi; Di sản tự nhiên và di sản văn hoá.

+ Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học: Bảo vệ, phát triển các khu bảo tồn thiên nhiên và các vườn quốc gia; Phát triển rừng và nâng diện tích thảm thực vật; Bảo vệ đa dạng sinh học.

Về các giải pháp cơ bản để thực hiện mục tiêu BVMT, Chiến lược BVMT quốc gia đã nêu lên các giải pháp sau đây:

+ Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức và trách nhiệm BVMT;

+ Tăng cường quản lý Nhà nước, thể chế và pháp luật về BVMT;

+ Đẩy mạnh áp dụng công cụ kinh tế trong quản lý môi trường;

+ Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và BVMT;

+ Tăng cường và đa dạng hoá nguồn vốn, tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư BVMT.

+ Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về BVMT.

+ Đẩy mạnh xã hội hoá công tác BVMT.

+ Tăng cường hợp tác quốc tế về BVMT.

1.3.2. Định hướng về giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w