8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
3.2.3. Thường xuyên giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục BVMT ở
ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Giúp cho cán bộ quản lý các trường THPT thấy rõ ý nghĩa của công tác chỉ đạo, giám sát, đánh giá, từ đó nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp chỉ đạo, giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục BVMT.
3.2.3.2. Nội dung của biện pháp
Giám sát, đánh giá là một chức năng quan trọng của công tác quản lý giáo dục nói chung, quản lý hoạt động giáo dục BVMT nói riêng.
Giám sát là theo dõi và kiểm tra xem có thực hiện đúng những quy định không. Còn đánh giá là so sánh kết quả công việc đã làm với các mục tiêu đã
Như vậy, thực chất của giám sát, đánh giá là theo dõi, kiểm tra và xác định mức độ đạt được của mục tiêu.
Trong công tác quản lý hoạt động giáo dục BVMT, người cán bộ quản lý phải thường xuyên hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT từ khâu lựa chọn chương trình, xây dựng kế hoạch…
3.2.3.3. Cách thức thực hiện
i) Xác định rõ mục đích, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục BVMT
Để thực hiện có kết quả việc giám sát, đánh giá các hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT tỉnh Thái Bình, người cán bộ quản lý phải nắm vững mục đích, yêu cầu của việc giám sát, đánh giá.
- Về mục đích giám sát, đánh giá
Mục đích giám sát, đánh giá là nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT được thực hiện đúng mục tiêu, nội dung và phương pháp. Đồng thời, qua giám sát, đánh giá còn để nắm bắt chính xác tình hình của nhà trường, kịp thời phát hiện ra những hạn chế, thiếu sót cần phải điều chỉnh trong công tác giáo dục nói chung, trong giáo dục BVMT nói riêng.
- Về yêu cầu giám sát, đánh giá
Việc giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Giám sát, đánh giá phải toàn diện
Yêu cầu này đòi hỏi toàn bộ hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT phải được giám sát, đánh giá, từ các hoạt động dạy học đến các hoạt động ngoài giờ lên lớp…
+ Giám sát, đánh giá phải thường xuyên, có kế hoạch
Yêu cầu này đòi hỏi phải tiến hành công việc giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT một cách liên tục, đúng kế hoạch.
+ Giám sát, đánh giá phải phù hợp với đối tượng và các dạng hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT.
Yêu cầu này đòi hỏi việc giám sát, đánh giá phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh THPT và các loại hình hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT.
+ Hình thức và phương pháp giám sát, đánh giá phải đa dạng, linh hoạt. Yêu cầu này đòi hỏi, trong quá trình giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT phải sử dụng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau để chúng bổ sung cho nhau, khắc phục những hạn chế của nhau.
+ Giám sát phải gắn với đánh giá
Yêu cầu này đòi hỏi việc giám sát không được tách rời với đánh giá kết quả hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT.
ii) Xây dựng kế hoạch và tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT một cách bài bản.
- Xây dựng kế hoạch giám sát, đánh giá
Kế hoạch giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT cần phải bao gồm các nội dung sau đây:
+ Các hoạt động cần giám sát, đánh giá; + Thời gian thực hiện giám sát, đánh giá; + Kết quả giám sát, đánh giá mong đợi;
+ Các dữ liệu (số lượng, chất lượng) cần thu thập ; + Phương pháp và công cụ giám sát, đánh giá; + Người giám sát, đánh giá;
+ Số lần giám sát, đánh giá trên một đơn vị thời gian; + Người viết báo cáo giám sát, đánh giá.
Để giám sát, đánh giá có thể sử dụng các phương pháp như nghiên cứu thực tế, quan sát các hoạt động đang diễn ra, phỏng vấn, nghe, đọc các báo
+ Bảng câu hỏi để thu thập thông tin từ nhiều giáo viên, học sinh; + Phỏng vấn để lấy ý kiến cá nhân giáo viên, học sinh;
+ Nói chuyện thân mật để thu thập ý kiến một cách trung thực của giáo viên, học sinh;
+ Quan sát để thu thập thông tin trong hoạt đọng hàng ngày của nhà trường;
+ Nghiên cứu tình huống/trường hợp cụ thể để thu thập các quan điểm/nhận xét khi phân tích các hoạt động giáo dục BVMT.
Ngoài ra, trong kế hoạch giám sát, đánh giá cũng cần xác định rõ các tiêu chí đánh giá cụ thể, thích hợp.
Chẳng hạn đánh giá nhận thức của học sinh THPT về môi trường, cần dựa trên các tiêu chí sau đây:
+ Sự hiểu biết về môi trường tự nhiên và cơ chế hoạt động của nó; + Sự hiểu biết về tác động qua lại giữa con người và môi trường; + Trách nhiệm của mọi người đối với vấn đề BVMT…
- Tổ chức giám sát, đánh giá
Việc tổ chức giám sát, đánh giá hoạt động giáo dục BVMT do những người quản lý của nhà trường tiến hành.
Trong đánh giá kết quả hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT cần được tiến hành một cách bài bản, đúng quy trình:
- Bước 1: Lập kế hoạch đánh giá
Ở bước này, cần xác định rõ mục đích, nội dung đánh giá, mẫu đánh giá (nếu số lượng quá lớn có thể chọn mẫu bất kỳ).
- Bước 2: Tổ chức đánh giá
Ở bước này, người đánh giá cần thực hiện các trắc nghiệm, quan sát, trao đổi với các đối tượng để thu thập thông tin, số liệu cho việc đánh giá.
Ở bước này, kết quả của các hoạt động giáo dục BVMT cần được phân tích cả về mặt định lượng và định tính, làm cơ sở cho việc rút ra những nhận xét, kết luận cần thiết.
- Bước 4: Xử lý sau đánh giá
Điều quan trọng sau đánh giá là phải chỉ ra nguyên nhân (thành công và chưa thành công) của các kết quả, để từ đó có biện pháp phát huy hay khắc phục, đảm bảo cho hoạt động của nhà trường nói chung, hoạt động giáo dục BVMT nói riêng ngày càng hiệu quả hơn.