8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.6.1. Hình thức giáo dục BVMT
Giáo dục BVMT được tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục.
- Tích hợp trong các môn học
Sự tích hợp này được thực hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phạn và mức độ liên hệ.
+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ,
chương Môi trường và phát triển bền vững trong môn Địa lý lớp 10 hoặc chương Cá thể và môi trường trong môn Sinh học...
+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học hoặc của chương có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ, chương Nguyên tử và hạt nhân trong môn Vật lý hoặc bài Công dân với các vấn đề của thời đại trong môn Giáo dfục công dân lớp 10...
+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lô gíc. - Tích hợp trong các hoat động giáo dục ngoài giờ lên lớp
Yêu cầu quan trọng của giáo dục BVMT là vấn đề thực hành, hình thành các kỹ năng và thói quen, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào cá hoat động BVMT. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng và điều kiện để đáp ứng yêu cầu nêu trên. Các hoạt động này bao gồm:
+ Tham quan theo chủ đề: công viên, vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lý rác, nhà máy, bảo tàng...
+ Điều tra, khảo sát tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lý;
+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: Thi điều tra, sáng tác, văn nghệ về chủ đề môi trường;
+ Tổ chức Câu lạc bộ môi trường, sinh hoạt theo các chủ đề về sử dụng năng lượng, xử lý rác thải, bệnh tật học đường...
+ Trồng cây, xanh hóa nhà trường; + Hoạt động Đoàn, Đội về BVMT...