Cách thức thực hiện

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 69)

8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

3.2.2.3.Cách thức thực hiện

i) Khai thác triệt để những kiến thức về môi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường THPT

Các môn học trong nhà trường THPT đều có thể tham gia vào hoạt động giáo dục BVMT. Do đó, trong quá trình dạy học, giáo viên cần khai thác triệt đểnhững kiến thức về môi trường từ nội dung các môn học. Nhưng để làm được điều đó đòi hỏi phải xác định được địa chỉ cho hoạt động giáo dục BVMT trong chương trình dạy học ở THPT.

Các cơ hội khai thác nội dung các môn học cho giáo dục BVMT ở THPT thể hiện ở 3 dạng:

- Dạng 1: Nội dung chủ yếu của bài học hay một số phần của nội dung môn học có sự trùng hợp với nội dung giáo dục BVMT.

- Dạng 2: Một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung giáo dục BVMT.

- Dạng 3: Ở một số phần nội dung của môn học, bài học khác, các ví dụ, bài tập, bài làm…được xem như là một dạng vật liệu để khai thác nội dung giáo dục BVMT.

Bảng 3.1: Các cơ hội khai thác nội dung giáo dục BVMT qua các môn học ở THPT

TT Vấn đề môi trường

Các nội dung cụ thể về giáo dục

BVMT Môn học có cơ hội

Dạng 1 Dạng 2

1 Dân số, tài nguyên, môi trường

Quan hệ giữa dân số (quy mô, chất lượng, gia tăng, phân bố, cơ cấu) với tài nguyên, môi trường toàn cầu cũng như từng quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương. Địa 10,11, 12 Sinh 11 Sử 10,11 Đại số 10 Kỹ thuật 11 Áp lùc d©n sè lªn m«i trêng nh©n v¨n, m«i trêng x· héi.

GDCD 10 Địa 12

Văn 11 Đại số 10

TT Vấn đề môi trường

Các nội dung cụ thể về giáo dục BVMT

Môn học có cơ hội Dạng 1 Dạng 2

Mối quan hệ biện chứng con người - tự nhiên. Chung sống thích nghi thông minh với tự nhiên. Địa 10,11,12 GDCD 10 2 Những vấn đề chung về môi trường toàn cầu Diệt chủng một số loài thực vật trên Trái Đất Địa 10, Sinh 11 Sinh 12 Sử 10,11

Đa dạng sinh học Địa 10 Sinh 12

Sự thay đổi khí hậu trái đất Địa 10 Hóa 11 Lỗ thủng tầng ôzon bình lưu Địa 10 Hóa 11,12 Hợp tác toàn cầu về BVMT Địa 10

GDCD 10

Sử 12 3 Các nguồn

năng lượng

Tính hiệu lực của năng lượng Sinh 10,11 Lý 10,12

Hóa 10

Sử 12 KT 11 Chiến lược năng lượng bền vững Lý 10

Hóa 12 Địa 10,11 4 Rủi ro, sức khỏe, các nguồn tài nguyên và ô nhiễm

Các thiên tai và thảm họa do con người gây ra. Các sự cố môi trường

Địa 10,11,12

Văn 10,12 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các chất độc hại, ngành chất độc và sức khỏe con người

Hóa 10,11,12

Sinh 12 Tài nguyên thiên nhiên (các loại,

sự hình thành và đặc điểm, chiến lược sử dụng tài nguyên)

Địa 10,11,12

Hóa 11

Ô nhiễm môi trường và các hiểm họa về sức khỏe Địa 11 Hóa 10,11,12 5 Không khí và ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí: các chất gây ô nhiễm, khó thẩm thấu trong sương, sự lắng đọng axít. Hởu quả và các con đường phòng ngừa, ngăn chặn

Sinh 11, Hóa 11,12

TT Vấn đề môi trường

Các nội dung cụ thể về giáo dục BVMT

Môn học có cơ hội Dạng 1 Dạng 2

6 Các nguồn nước

Các tính chất độc đáo của nước, vòng tuần hoàn của nước và sự phân bố nước trên bề mặt Trái Đất, trong lớp vỏ Trái Đất

Địa 10,11 Hóa 10

Văn 12, Lý 11

Việc khai thác các nguồn nước. Các sự cố đối với nguồn nước. Tái tạo nguồn nước, sử dụng nước bền vững

Địa 12 Địa 10

7 Ô nhiễm nước

Ô nhiễm nước trên mặt đất liền, ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm nước biển: các nguồn, hiện trạng và biện pháp ngăn chặn Địa 10, Hóa 10,11 Hình học 10, Hóa 11 8 Đất đai và khoáng sản

Các hoạt động đối với đất thoái đất nông nghiệp, hủy hoại đất rừng Điạ 12, Hóa 12 Địa 11, Văn 12 Các chính sách và giải pháp sử

dụng đất theo theo hướng phát triển bền vững Điạ 12, KT 11 Địa11, GDCD 12 Sự cung ứng khoáng sản và những tác động môi trường. Chiến lược của sự phát triển bền vững trong sử dụng khai thác khoáng sản Địa 12 Địa 10 9 Chất thải độc hại và chất thải rắn

Các hoạt động đối với đất và suy thoái đất nông nghiệp, hủy hoại đất rừng

Địa 12, Hóa 12

Địa 11, Văn 12 Tái sử dụng, tái chế phế thải, tái

chế các sản phảm nhôm, giấy, plastic Hóa 12 Đại số 10, KT 11 Một số chất thải độc Sinh 11 KT 11 Nguồn chất thải Vật lý 11

TT Vấn đề môi trường

Các nội dung cụ thể về giáo dục BVMT

Môn học có cơ hội Dạng 1 Dạng 2

10 Nguồn thực phẩm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảo vệ sự đa dạng của các nguồn thực phẩm Sinh 11, KT 11 Văn 12 Những quy định nghiêm ngặt về việc sử dụng chất thải độc Hóa 11, KT 11 11 Duy trì bền vững hệ sinh thái

Các hệ sinh thái, các vùng kinh tế-xã hội: cơ chế hoạt động và đặc điểmcủa hệ sinh thái tự cân bằng Địa 10,11,12 Văn10,11,12 12 Duy trì bền vững các loài hoang dã

Các loài thú hoang dã: nguồn gốc và sự phân bố, các giải pháp bảo vệ

Địa 10 Văn 10,12

13 Môi trường và xã hội

Quan điểm, đạo lý môi trường toàn cầu và phát triển bền vững

Địa 11, Hóa 12

Văn 11,12 Kinh tế và môi trường Sinh 11 Địa 11, Sinh

12 Chính trị và môi trường GDCD 10 Tiếng Anh

10

(Nguồn: Nhóm tác giả Đaị học Vinh [8] )

Bảng 3.1 cho thấy cơ hội khai thác nội dung các môn học để giáo dục BVMT cho học sinh THPT qua các môn học rất phong phú. Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội này cần thiết kế các môdun giáo dục BVMT một cách hợp lý.

Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một số môdun của nhóm tác giả Trường Đại học Vinh [ 8] để làm ví dụ.

MÔDUN 1

SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NHƯ THẾ NÀO?

Môn cần khai thác: Sinh học 11

1. Tên bài học

Sinh quyển và tài nguyên

Bài 11, Chương III. Sinh học lớp 11 THPT 2. Thời gian: 1 tiết (45 phút)

3. Nội dung kiến thức bài học

- Khái niệm về sinh quyển và mối quan hệ giữa sinh quyển với các quyển khác.

- Tình hình sử dụng tài nguyên và nguy cơ cạn kiệt của tài nguyên (tài nguyên tái sinh và tài nguyên không tái sinh).

4. Phần khai thác kiến thức giáo dục BVMT: Tài nguyên khoáng sản

và tình hình sử dụng

5. Mục tiêu: Hình thành các kỹ năng phân tích thông tin và đề xuất các

giải pháp BVMT cho học sinh thông qua giảng dạy tài nguyên và tình hình sử dụng tài nguyên trên thế giới.

6. Chuẩn bị

- Giáo viên chuẩn bị tờ rơi 1,2 và hệ thống câu hỏi.

- Học sinh nghe giảng nội dung của bài học Sinh quyển và tài nguyên 7. Hệ thống việc làm

- Việc làm 1: Tìm hiểu nguy cơ cạn kiệt các tài nguyên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giáo viên: Phát tờ rơi 1 cho học sinh, yêu cầu nghiên cứu và xác định loại khoáng sản nào sẽ cạn kiệt sớm nhất, loại nào muộn nhất? Bao nhiêu năm? Giáo viên liên hệ để học sinh thấy được thế hệ nào (con, cháu...) thì sẽ không còn khoíang sản đó.

Tờ rơi 1: Dự trữ khoáng sản trên thế giới Loại khoáng sản Dự trữ trên thế

giới (năm) Loại khoáng sản

Dự trữ trên thế giới (năm)

Dầu 55 Ni ken 60

Khí đốt 47 Quặng sắt 85

Than 216-393 Quặng măng gan 100

Đồng 47 Quặng Crôm 270

Molíp đen 53 Bauxits 290

Chì 24 Thiếc 20

Kẽm 25

Việc làm 2: Tìm hiểu khả năng tác động đến môi trường của công

nghiệp khai khoáng

- Giáo viên: Phát tờ rơi 2 và yêu cầu học sinh nghiên cứu rồi điền vào cột Dạng tác động.

- Học sinh: Có thể làm việc theo nhóm hoặc phát biểu suy luận của mình trong việc xác định dạng tác động.

Việc làm 3: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi Để hạn chế sự suy giảm

nguồn tài nguyên khoáng sản, chúng ta cần thực hiện những giải pháp nao dưới đây ?

a) Nghiêm cấm khai thác tài nguyên; b) Khai thác tài nguyên hợp lý;

c) Tìm kiếm các nguyên liệu thay thế.

Giáo viên gợi ý cho học sinh điền vào các ô tờ rơi 2 như sau: sinh bụi; 2. Sinh khí thải độc hại; 3. Gây tiếng ồn; Mất đất sản xuất nông nghiệp, mất đất rừng; 5. Gây ô nhiễm đất; 6. Làm đục nước; 7. Nước bị nhiễm độc.

Tờ rơi 2: Ảnh hưởng đến môi trường do khai thác khoáng sản Môi trường Dạng tác động Nguyên nhân Môi trường không khí 1

- Sinh bụi do quá trình bốc dỡ, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm

- Bụi do quá trình đạp, nghiền, sàng 2 - Các quá trình gia công nhiệt sản phẩm

- Các quá trình đốt cháy nhiên liệu của các động cơ 3 - Tiếng ồn gây ra do các thiết bị có công xuất lớn

Môi trường đất

4

- Diện tích đất cho xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất - Diện tích để xây dựng bãi thải rắn, thải bùn

- Diện tích để xây dựng các hồ dự trữ nước 5 - Các chất có trong quặng hòa tan ngấm vào đất

- Các chất thải độc không được chôn cất hợp lý

Môi trường nước (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6 - Đất bùn và các chất trôi theo các dòng chảy do khai thác, rửa, tuyển quặng

7

- Các hóa chất tuyển và chế biến quặng hòa tan vào nước và theo các dòng chảy ra ngoài

- Các chất độc hại có trong quặng hòa tan vào nước chảy ra ngoài

MÔDUN 2

XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC THEO QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Môn cần khai thác: Giáo dục Công dân 12

A. THIẾT KẾ MẪU

1. Tên bài học: Phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế

2. Loại hình: Giáo dục BVMT khai thác từ môn Giáo dục Công dân

lớp 12 THPT

3. Mục tiêu: Thông qua kiến thức bài giảng về phương hướng xây

dựng và phát triển kinh tế đất nước, giúp cho học sinh nắm vững quan điểm phát triển của đất nước- quan điểm phát triển bền vững, để đạt được 3 mục

4. Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị tờ rơi 5. Hệ thống các hoạt động

Giáo viên giảng dạy các kiến thức theo yêu cầu của sách giáo khoa, sau đó phát cho học sinh các tờ rơi liên quan đến quan điểm phát triển bền vững.

Tờ rơi 1: Con đường phát triển của Việt Nam

Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại. Đồng thời từng bước xây dựng và hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ; chống tư tưởng duy lực lượng sản xuất,chủ nghĩa kỹ trị.

Tờ rơi 2: Phát triển bền vững

Tại Hội nghị cấp cao thế giới về Môi trường và phát triển Rio-92, khái niệm “phát triển bền vững” đã được làm rõ. Phát triển bền vững là “sự phát triển kinh tế-xã hội lành mạnh, dựa trên việc sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ con người hiện nay và không ảnh hưởng bất lợi đối với các thế hệ tương lai trong việc thỏa mãn những nhu cầu của họ”.

Nguyên tắc tổng quát của “phát triển bền vững” là phát triển để thỏa mãn những nhu cầu hiện tại mà không gây trở ngại cho các thế hệ tương lai thỏa mãn các nhu cầu của họ. “Phát triển bền vững” còn được coi như là sự công bằng giữa các thế hệ. Nói cách khác, trong mỗi một thế hệ đều có mức hữu dụng về sử dụng tài nguyên của thế hệ đó, nhưng mức hữu dụng giữa các thế hệ đều có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Bởi lẽ, khả năng hữu dụng cao nhất về sử dụng tài nguyên cho nhân dân trong tương lai sẽ xảy ra nếu như

trong thế hệ hiện nay người ta biết sử dụng tài nguyên một cách hợp lý để mang lại hiệu quả cho cả trước mắt và mai sau.

Tờ rơi 3: Phát triển bền vững ở Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển, lại bị chiến tranh tàn phá nặng nề cho nên hạ tầng cơ sở còn trong tình trạng yếu kém; công nghiệp phát triển chậm, bình quân đất đai trên đầu người thấp, lại thường bị thiên tai nặng nề. Sự suy thoái môi trường cũng đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, mặc dù ô nhiễm do công nghiệp chỉ mới xuất hiện ở một số khu công nghiệp và vùng đông dân cư.

Trong công cuộc đổi mới đất nước về nhiều mặt, Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng để duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và từng bước giải quyết các vấn đề môi trường. Trong sự phát triển của đất nước, Việt Nam xác định đường lối, chiến lược của mình là phát triển bền vững.

Thảo luận:

1. Phát triển bền vững được hiểu như thế nào? 2. Làm thế nào để Việt Nam phát triển bền vững? B. PHẦN GỢI Ý CHO GIÁO VIÊN

Đây là bài học tương đói khó, giáo viên phải nhuần nhuyễn trong việc giảng về phương hướng xây dựng và phát triển kinh tế. Việc phát triển kinh tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên. Vậy làm thế nào vừa phát triển kinh tế, phat triển xã hội mà môi trường được bảo vệ? Giải pháp cho vấn đề này chính là quan điểm phát triển bền vững. Vì vậy, giáo viên cần phân tích cho học sinh thấy được xu thế hiện nay của các nước trong khu vực và trên thế giới đều lựa chọn con đường phát triển bền vững. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Vấn đề phát triển bền vững sẽ được thực hiện như thế nào và câu trả lời phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

- Không quá lạm dụng giáo dục BVMT mà làm giảm tính khoa học và lô gíc của nội dung tiết học;

- Khai thác để tích hợp lồng ghép giáo dục BVMT phải bảo đảm tính vừa sức, tránh quá tải về kiến thức. Giáo dục BVMT ở trường THPT không phải là giáo dục chung chung mà phải thực hiện giá dục theo các cách tiếp cận

về môi trường; trong môi trường và vì môi trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giáo dục BVMT không chỉ nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng mà còn xây dựng tình cảm, thái độ và hành động xã hội đối với môi trường.

- Giáo dục BVMT cơ bản là giáo dục giải quyết vấn đề trên nền tảng tăng sự tính toán tổng thể và sự phát triển bền vững kinh tế-môi trường chung.

ii) Tổ chức linh hoạt các hoat động giáo dục BVMT ngoài giờ lên lớp Trong trường THPT có thể tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp sau đây để giáo dục BVMT cho học học sinh:

- Trồng cây gây rừng

Các nhà trường tham gia trồng cây gây rừng theo kế họch liên bộ: Bộ Giáo dục và Đào tạo- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từ năm 1991 đến năm 1995 đã hoàn thành kế hoạch trồng 15 triệu cây, góp phần cải tạo môi trường địa phương nói riêng và toàn quốc nói chung. Trong dự án trồng rừng từ năm 1998 đến năm 2010, các trường cũng đã triển khai trồng thêm 5 triệu ha rừng, trong đó có 70.000 ha là rừng cảnh quan sinh thái ở thành phố, thị xã. Đây là hoạt động thiết thực, tham gia BVMT.

- Tìm hiểu và hành động vì môi trường địa phương

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 69)