Phương pháp và các hình thức giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 36 - 40)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

1.2. Các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục bảo vệ môi trường

1.3.6. Phương pháp và các hình thức giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông

1.3.6.1. Hình thức giáo dục BVMT

Giáo dục BVMT được tích hợp vào các môn học và các hoạt động giáo dục.

- Tích hợp trong các môn học

Sự tích hợp này được thực hiện ở 3 mức độ: Mức độ toàn phần, mức độ bộ phạn và mức độ liên hệ.

+ Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ,

chương Môi trường và phát triển bền vững trong môn Địa lý lớp 10 hoặc chương Cá thể và môi trường trong môn Sinh học...

+ Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần của bài học hoặc của chương có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT. Ví dụ, chương Nguyên tử và hạt nhân trong môn Vật lý hoặc bài Công dân với các vấn đề của thời đại trong môn Giáo dfục công dân lớp 10...

+ Mức độ liên hệ: Có điều kiện liên hệ một cách lô gíc.

- Tích hợp trong các hoat động giáo dục ngoài giờ lên lớp

Yêu cầu quan trọng của giáo dục BVMT là vấn đề thực hành, hình thành các kỹ năng và thói quen, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả vào cá hoat động BVMT. Các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có khả năng và điều kiện để đáp ứng yêu cầu nêu trên. Các hoạt động này bao gồm:

+ Tham quan theo chủ đề: công viên, vườn thú, danh lam thắng cảnh, nơi xử lý rác, nhà máy, bảo tàng...

+ Điều tra, khảo sát tình hình môi trường địa phương, thảo luận phương án xử lý;

+ Tổ chức thi tìm hiểu về môi trường: Thi điều tra, sáng tác, văn nghệ về chủ đề môi trường;

+ Tổ chức Câu lạc bộ môi trường, sinh hoạt theo các chủ đề về sử dụng năng lượng, xử lý rác thải, bệnh tật học đường...

+ Trồng cây, xanh hóa nhà trường;

+ Hoạt động Đoàn, Đội về BVMT...

1.3.6.2. Các phương pháp dạy học- giáo dục

Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, giáo dục BVMT sử dụng nhiều phương pháp dạy học của các bộ môn khác nhau, chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ môn nhưng nó cũng có những phương pháp mang

sử dụng khá phổ biến các phương pháp như: Phương pháp thí nghiệm;

Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa; Phương pháp hoạt động thực tiễn; Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng; Phương pháp nêu gương; Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT; Phương pháp học tập trải nghiệm...

- Phương pháp thí nghiệm

Khi đối tượng học tập là những vấn đề mà học sinh không thể quan sát bằng mắt thường được, giáo viên phải dùng phương pháp thí nghiệm để tái tạo lại những hiện tượng đã xẩy ra trong thiên nhiên, đơn giản hóa quá trình cho các em quan sát.

Vớ dụ: Thớ nghiệm ủ rỏc khi dạy về xử lý rỏc. Qua đú cỏc em thấy rừ khả năng phân hủy của các loại rác khác nhau và có ý thức phân loại rác ngau từ khâu thu gom; Thí nghiệm để học sinh nhận biết nước là một chất dung môi dễ hòa tan các chất, do đó rất dễ nhiễm bẩn; Thí nghiệm để học sinh nhận biết nước sạch và nước bị ô nhiễm…

- Phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa

Môi trường là phương tiện giáo dục đặc thù của giáo dục BVMT. Môi trường không chỉ giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức được học trên lớp, mở rộng tầm hiểu biết thực tế mà còn phát triển các kỹ năng quan sát, phân tích và rèn luyện hành vi ứng xử với môi trường thực. Vì thế, phương pháp tham quan, điều tra khảo sát thực địa là phương pháp đặc trưng trong giáo dục BVMT. Các địa điểm tham quan, khảo sát là những phòng thí nghiệm sinh động, có tác dụng giáo dục sâu sắc. Dựa trên những quan sát từ môi trường thực, học sinh cảm nhận được sự phong phú sinh động, vẻ đẹp hùng vĩ, đa dạng của môi trường tự nhiên, đồng thời cũng nhận thức được những vấn đề về môi trường càn phải giải quyết.

- Phương pháp hoạt động thực tiễn

Hoạt động thực tiễn giúp học sinh ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kỹ năng, thói quen BVMT. Thông qua hoạt động thực tiễn, giáo dục BVMT có thể đạt được mục tiêu của mình là hình thành được những hành vi, thói quen BVMT dù nhỏ nhất ở học sinh.

- Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng

Ở mỗi cộng đồng, địa phương đều có những vấn đề bức xúc riêng liên quan đến môi trường. Ví dụ, môi trường ở các làng nghề, khu công nghiệp, khu đô thị…Trong quá trình dạy học, giáo viên cần khai thác các vấn đề về môi trường ở địa phương để tăng thêm tính trực quan và tính hiệu quả trong giáo dục BVMT cho học sinh. Đặc biệt là cần tổ chức cho học sinh tham gia giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường, xâm hại môi trường ở địa phương mình.

- Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT

Kỹ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách tích cực đối với các vấn đề của môi trường. Các kỹ năng này bao gồm:

+ Kỹ năng nhận biết và phát hiện các vấn đề của môi trường;

+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch hành động vì môi trường;

+ Kỹ năng ra quyết định về môi trường;

+ Kỹ năng kiên định thực hiện kế hoạch hành động vì môi trường…

Trong quá trình giáo dục, việc rèn luyện các kỹ năng sống BVMT được thực hiện thông qua luyện tập xử lý các tình huống môi trường cụ thể.

- Phương pháp học tập trải nghiệm

Học tập trải nghiệm là lôi cuốn học sinh vào việc suy nghĩ có phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định trong hoàn cảnh phù hợp với cá nhân các em. Cách tiếp cận này tạo cơ hội cho việc củng cố những ý tưởng và kỹ năng thông qua nhận xét và áp dụng những ý tưởng và kỹ năng vào thực tế.

Môi trường không chỉ là những vấn đề cao xa, trừu tượng như tầng ô zôn, sự

sinh như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Vì thế, giáo viên cần huy động những kinh nghiệm đã có của học sinh trong quá trình tiển khai các hoạt động giáo dục BVMT.

- Phương pháp nêu gương

Đây là phương pháp dựa vào những tấm gương của người lớn để giáo dục học trẻ. Trong giáo dục BVMT, chúng ta cũng có thể dựa vào các hành vi gương mẫu trong thực hiện các quy định về BVMT của cha mẹ, thầy, cô giáo để giáo dục học sinh.

1.3.7. Đánh giá kết quả giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w