8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
1.3.2. Định hướng về giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông
Việc giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông cần xuất phát từ những định hướng chung sau đây:
- Giáo dục BVMT nhìn nhận môi trường trong tính tổng thể của nó, nghĩa là trong môi trường sinh thái, chính trị, tự nhiên, kỹ thuật, xã hội. Tuy nhiên để xác định phạm vi và đối tượng giáo dục nhằm tăng hiệu quả của giáo
dục BVMT, trong nhà trường phổ thông tập trung hơn việc giáo dục BVMT tự nhiên.
- Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, do đó được tích hợp vào các môn học và các hoạt động. Giáo dục BVMT không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như một bộ phận riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu mà nó là một đường hướng hội nhập vào chương trình đó.
- Giáo dục BVMT là cách tiếp cận xuyên bộ môn giúp cho mọi người hiểu về môi trường với mục đích hàng đầu là chăm sóc phát triển và có thái độ cam kết. Không chỉ kiến thức mà còn tình cảm, thái độ kỹ năng và hành vi xã hội.
- Giáo dục BVMT cần được thực hiện thông qua quá trình tham gia của học sinh, phản ánh nguyên tắc cao nhất của giáo dục BVMT là nhận thức – hành động, cách tiếp cận phản ánh bằng hành động là đặc trưng của giáo dục BVMT.
- Phương pháp tiếp cận trong giáo dục BVMT: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường.
- Giáo dục BVMT quan tâm đến cả môi trường toàn cầu và địa phương. Một mặt giúp học sinh có tầm nhìn toàn cầu đối với các vấn đề môi trường. Mặt khác coi trọng giáo dục BVMT địa phương, coi môi trường địa phương là môi trường để giáo dục, chất liệu để giáo dục và là mục tiêu cụ thể của giáo dục BVMT theo phương châm suy nghĩ toàn cầu, hành động địa phương.