Nội dung của biện pháp

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 65 - 68)

Chương 3 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

3.2. Các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động quản lý giáo dục BVMT ở các trường THPT tỉnh Thái Bình

3.2.1. Hoàn thiện chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT tỉnh Thái Bình

3.2.1.2. Nội dung của biện pháp

Xây dựng kế hoạch là chức năng đầu tiên của công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng. Chức năng này bao gồm xác định mục tiêu, xây dựng chương trình hành động và thiết lập bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định.

Xác định mục tiêu là khâu đầu tiên của xây dựng kế hoạch. Mục tiêu là cái đích mà mọi hoạt động của hệ thống cần hướng tới. Các mục tiêu tạo thành một hệ thống phân cấp từ mục tiêu chung của hệ thống đến mục tiêu của bộ phận, mục tiêu của cá nhân và tạo thành hệ thống mạng lưới khi các mục tiêu được phản ánh trong các chương trình phối hợp chặt chẽ với nhau.

Các nhà quản lý có thể xác định một cách tốt nhất số lượng mục tiêu xuất phát

hoạch là hướng mọi hoạt động của hệ thống vào các mục tiêu để tạo khả năng đạt mục tiêu một cách hiệu quả và cho phép người quản lý có thể kiểm soát được quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Xây dựng chương trình hành động và bước đi cụ thể nhằm đạt được mục tiêu, thực chất là lập kế hoạch trong quá trình thực hiện chức năng kế hoạch hóa. Lập kế hoạch là quá trình lựa chọn cơ hội, phân tích thực trạng của hệ thống, xây dựng phương án hành động và tổ chức các phương tiện để đạt mục tiêu đã xác định.

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT đòi hỏi mọi hoạt động của nó cũng phải được kế hoạch hóa.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện

i) Xỏc định rừ nhận thức, thỏi độ, hành vi của học sinh THPT đối với môi trường

Giáo dục BVMT tập trung hơn vào học sinh phổ thông, nhất là học sinh THPT. Đây là bộ phận dân cư mà tác động của giáo dục BVMT không chỉ đem lại những kết quả trước mắt mà còn đạt được những lợi ích lâu dài. Để hoạt động giáo dục BVMT nói chung, việc xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục BVMT cho học sinh THPT nói riêng, mang lại hiệu quả mong muốn, cần phải xỏc định rừ nhận thức, thỏi độ, hành vi của cỏc em đối với mụi trường.

- Về mặt nhận thức: Có thể sử dụng các loại phiếu điều tra viết (anket) hoặc phỏng vấn trực tiếp học sinh về những vấn đề liên quan đến môi trường, BVMT.

- Về mặt thái độ: Đưa ra các tình huống đòi hỏi học sinh phải thể hiện thái độ của mình trước những hành vi BVMT hoặc tàn phá, làm ô nhiễm môi trường.

- Về hành vi: Đòi hỏi học sinh phải có những ứng xử phù hợp trước môi trường.

ii) Tổ chức xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục BVMT cho học sinh THPT theo một quy trình nhất định.

Quy trình xây dựng kế hoạch hoạt động giáo dục BVMT cho học sinh THPT gồm các bước sau đây:

- Bước 1: Thu thập những thông tin cần thiết về đối tượng Ở bước này, cần thu thập các thông tin:

+ Đặc điểm về nhận thức, tình cảm, ý chí của học sinh;

+ Mức độ được giáo dục về BVMT của học sinh;

+ Môi trường sống của các em;

+ Điều kiện học tập, sinh hoạt của các em...

- Bước 2: Phân tích, xác định các vấn đề và nhu cầu giáo dục BVMT của học sinh

Ở bước này, cần đưa các thông tin đã thu thập được ra trao đổi và sắp xếp chúng theo những vấn đề nhất định:

+ Khái niệm môi trường;

+ Ô nhiễm môi trường;

+ Mối quan hệ qua lại giữa con người và môi trường;

+ Biện pháp BVMT…

- Bước 3: Xác định những vấn đề /nhu cầu về giáo dục BVMT của học sinh cần được giải quyết

Ở bước này, việc xác định những vấn đề /nhu cầu về giáo dục BVMT của học sinh cần dựa trên các tiêu chí:

+ Vấn đề/nhu cầu có tác động to lớn và sâu rộng đối với học sinh;

+ Vấn đề/nhu cầu có số học sinh chịu tác động nhiều nhất;

+ Vấn đề/nhu cầu nếu được giải quyết sẽ đem lại lợi ích lớn nhất đối với hoạt động giáo dục BVMT.

Các vấn đề/nhu cầu này sẽ trở thành những hoạt động cụ thể trong kế

- Bước 4: Lập kế hoạch Ở bước này, cần xác định

+ Mục tiêu tổng quát của kế hoạch;

+ Các công việc/hoạt động cần thực hiện;

+ Kết quả dự kiến;

+ Nguồn lực đảm bảo.

3.2.2. Tổ chức linh hoạt, đa dạng, thiết thực và nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục BVMT ở các trường THPT tỉnh Thái Bình.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý giáo dục BVMT trong các trường trung học phổ thông tỉnh Thái Bình (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w