Chương 2 THỰC TIỂN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH THÁI BÌNH
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội và giáo dục của tỉnh Thái Bình
2.1.4. Tình hình phát triển giáo dục
Ngành Giáo dục & Đào tạo Thái Bình đã tích cực tham mưu, xây dựng quy hoạch mạng lới trường lớp trình HĐND và UBND tỉnh ra quyết định phê duyệt. Trên cơ sở quy hoạch mạng lới trường lớp đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020, Ngành đã tích cực tham mưu với các cấp uỷ Đảng, chính quyền, có chủ trương chính sách về xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật trường học theo h- ướng kiến cố hóa - hiện đại hóa gắn liền với xây dựng trường chuẩn quốc gia.
Đặc biệt quan tâm xây dựng trường mầm non tập trung và trường THCS liên xã. Đến nay đã giảm điểm lẻ của trường mầm non và xây dựng được 15 tr- ường THCS liên xã.
Làm tốt công tác quản lý sử dụng và bổ sung, đảm bảo đủ các bộ đồ dùng, thiết bị dạy học. Tập trung xây dựng và bố trí sử dụng các trang thiết bị theo phòng học bộ môn. Hệ thống phòng học bộ môn tăng qua các năm và đ- ược sử dụng hiệu quả. Đến nay cấp THCS có 1079 phòng học bộ môn, đạt bình quân 3,98 phòng/trường ; THPT có 197 phòng học bộ môn, đạt bình quân 4,8 phòng/trường. Tiêu biểu là huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Thái Thụy, trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Trãi, Lý Bôn.
Công tác sách – thư viện đã được quan tâm chỉ đạo theo chương trình công tác thư viện do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành. Đảm bảo 100% học sinh, giáo viên đủ sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo để dạy và học. Triển khai và phát động các đơn vị xây dựng thư viện đạt tiêu chuẩn, đến nay đã có trên 400 đơn vị được công nhận thư viện đạt chuẩn, thư viện tiên tiến.
Đã đầu tư và tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,
thuận tiện trong công tác quản lý chỉ đạo. Hoàn thành việc trang bị phòng họp trực tuyến. Đã thực hiện việc thông tin báo cáo qua email từ Sở Giáo dục &
Đào tạo xuống các đơn vị cơ sở.
* Giáo dục mầm non
Các đơn vị đã tập trung các biện pháp chỉ đạo thực hiện nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Tổ chức thi giáo viên nuôi dưỡng cấp trường, cụm trường. Chỉ đạo các trường tăng cường trang thiết bị mang tính hiện đại để tổ chức quản lý nuôi dưỡng trẻ. Tập trung các biện pháp chỉ đạo các trường nâng mức tiền ăn, tăng cường nguồn thu từ VAC…để đảm bảo chất lượng ăn cho trẻ.
Kết quả hiện có 283 (94,6%) trường với 1.373 (94,8%) nhóm trẻ và 2.031 (94,5%) lớp mẫu giáo được thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới; Chương trình theo hướng mở, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị vận dụng linh họat, sáng tạo về nội dung, phương pháp giáo dục trẻ. Đặc biệt trong năm qua bậc học đã có chuyển biến mạnh về môi trường hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất cho trẻ học tập.
Với các cháu khuyết tật hòa nhập đã được bậc học tiếp nhận và phối hợp với cha mẹ, các tổ chức y tế để chăm sóc giáo dục từng bước có hiệu quả.
Trong năm học này đã huy động được 660 (84,3%) trẻ khuyết tật học hoà nhập tại các trường mầm non.
Công tác xây dựng trờng mầm non đạt chuẩn Quốc gia tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Tiêu biểu cho công tác này là các đơn vị: Đông Hưng, Hư- ng Hà, Tiền Hải.
*Giáo dục Tiểu học
Toàn tỉnh có 293 trường tiểu học với 4.231 lớp gồm 124.724 học sinh.
Không có học sinh bỏ học. Trẻ 6 tuổi vào học lớp 1: 26596/26606 đạt 99,96%.
*Giáo dục Trung học - Ở cấp THCS
Tổng số 271 trờng với 98.482 học sinh. Tất cả các nhà trường thực hiện đủ các môn học đúng phân phối chương trình theo kế hoạch giáo dục 37 tuần. Thực hiện nghiêm túc các quy định về môn học tự chọn. Huy động hết số học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6, 100% xã phường đạt PCGDTHCS.
Có những giải pháp tích cực để chống bỏ học. Trong năm học chỉ có 27 học sinh bỏ học (=0,03%)
- Ở cấp THPT
Toàn tỉnh có 40 trường, trong đó 28 trường công lập, 01 trường Chuyên và 13 trường ngoài công lập. Tổng số 63.796 học sinh. Có 167 học sinh bỏ học (=0,26%).
Các nhà trường có biện pháp quản lí, tăng cường giáo dục cán bộ, giáo viên, học sinh tích cực, chủ động trong dạy và học, nghiêm túc trong kiểm tra, đánh giá để phản ánh đúng chất lượng dạy và học. Ngay từ đầu năm học Sở Giáo dục & Đào đã tổ chức tập huấn nội dung giáo dục BVMT, hướng dẫn thực hiện nội dung giáo dục địa phương ở cả 2 cấp học. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn. Thực hiện quản lí hồ sơ chuyên môn, tài liệu nghiệp vụ, quản lí các hoạt động theo quy định của Điều lệ trường Trung học.
Đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở tât cả các Bậc học. Việc cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với nội dung chương trình SGK mới được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, nhiều thầy cô giáo nhiệt tình, tích cực đổi mới phương pháp trong giảng dạy, nhiều tiết dạy đã thể hiện khỏ rừ nột việc đổi mới đồng bộ về cả nội dung, phương phỏp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy - học.
*Giáo dục thường xuyên
Toàn tỉnh có 10 trung tâm GDTX cấp huyện, 1 trung tâm Ngoại Ngữ- Tin học, 286 trung tâm HTCĐ. So với kế hoạch năm học, xoá mù chữ có 11
lớp với 52 học viên, đạt 112%; Bổ túc tiểu học có 34 lớp với 202 học viên, đạt 102%; Bổ túc THCS có 112 lớp với 922 học viên đạt 120%; Bổ túc THPT cán bộ và thanh niên có 204 lớp với 9.729 học viên; 30 lớp tin học 1.692 học viên, ngoại ngữ 323 học viên, đào tạo nghề có 7.034 học viên. Các trung tâm H.T.CĐ đã tổ chức 9.152 lớp chuyên đề cho 1.628.000 lượt người học (bình quân 5.600 lượt người/trung tâm, đạt 112%).
2.2. Thực trạng giáo dục BVMT ở các trường THPT tỉnh Thái Bình
2.2.1. Thực trạng giáo dục BVMT ở các trường THPT trong cả nước.
Trong nhiều năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên & Môi trường, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức được nhiều hoat động giáo dục BVMT trong nhà trường phổ thông. Các hoạt động giáo dục BVMT đã được Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức bao gồm:
- Nâng cao nhận thức cho các cấp lãnh đạo trong các nhà trường phổ thông bằng việc hướng dẫn chỉ đạo đăng ký và xây dựng trường đạt chuẩn Xanh- Sạch -Đẹp. Kế hoạch xây dựng trường chuẩn Xanh- Sạch -Đẹp được xem là một tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học của các trường.
- Cung cấp đầy đủ và kịp thời các tài liệu giáo dục BVMT cho giáo viên và học sinh các trường phổ thông. Triển khai tích cực các cuộc thi nhằm nâng cao ý thức BVMT do Dự án VIE/98/018 tổ chức. Hướng dẫn giáo viên tự học, tự nghiên cứu để triển khai dạy tích hợp các nội dung giáo dục BVMT qua các môn Sinh học, Địa lý, Giáo dục công dân...
- Xây dựng một số trường Tiểu học đạt chuẩn Xanh- Sạch- Đẹp. Tổ chức các hội nghị nhân rộng mô hình xây dựng trường theo hướng xanh hóa tại các tỉnh.
- Hướng dẫn các Sở Giáo dục & Đào tạo, các nhà trường PT triển khai và thực hiện có hiệu quả các cuộc thi về môi trường: vẽ tranh, viết truyện ngắn... do Dự án phát động hàng năm với các chủ đề khác nhau.
- Tổ chức tốt cuộc thi tái chế các đồ dùng cho các nhà trẻ và đồ chơi cho học sinh Tiểu học...
- Trong các hoạt động giáo dục BVMT điểm mạnh được khẳng định là:
+ Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục và giáo viên đã nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của vấn đề BVMT và có kỹ năng trong việc giáo dục nâng cao ý thức BVMT cho học sinh.
+ Quy mô học sinh phổ thông tương đối lớn và mạng lưới trường lớp phân bố rộng rãi khắp cả địa bàn đã làm đa dạng các hình thức hoạt động BVMT.
+ Có sự phối, kết hợp chặt chẽ của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ tài nguyên & Môi trờng, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, trong việc tổ chức các hoạt động BVMT.
- Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng đã chỉ đạo sát sao các Sở Giáo dục &
Đào tạo, các trường THPT về nội dung, hình thức hoạt động (nội, ngoại khóa) của giáo viên và học sinh về nhận thức và kỹ năng BVMT. Chỉ đạo khai thác triệt để các nội dung có liên quan đến giáo dục BVMT trong các môn học.
Cung cấp các tài liệu cho các trường sư phạm nhằm nâng cao kỹ năng thiết kế các mẫu giáo dục BVMT.
Tóm lại: Hoạt động giáo dục BVMT trong các trường phổ thông của nước ta đã từng bước đi vào nền nếp và có chất lượng. Giáo viên đã có ý thức tích hợp, tích hợp giáo dục BVMT vào các bài dạy, môn học giúp học sinh nâng cao nhận thức và tích cực tham gia BVMT sống.
2.2.2. Thực trạng giáo dục BVMT ở các trường THPT tỉnh Thái Bình