Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4. Quản lý hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT
Quản lý hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT có thể được xem xét dưới các góc độ quản lý khác nhau, đó là theo chức năng quản lý và theo các yếu tố quản lý.
1.4.1. Theo chức năng quản lý
Dưới góc độ này, việc quản lý hoạt động giáo dục BVMT ở trường
1.4.1.1. Xây dựng kế hoạch giáo dục BVMT ở trường THPT
Đây là chức năng đầu tiên của quản lý. Trong quản lý hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT công việc đầu tiên mà nhà quản lý cần phải quan tâm là xây dựng kế hoạch giáo dục BVMT ở trường THPT. Kế hoạch này càng chặt chẽ, khoa học thì càng giúp cho nhà quản lý tổ chức, chỉ đạo tốt công việc của nhà trường nói chung, hoạt động giáo dục BVMT nói riêng.
1.4.1.2. Tổ chức các hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT
Đây là chức năng thứ hai của quản lý. Sau khi đã xây dựng được kế hoạch giáo dục BVMT, nhà quản lý phải tổ chức thực hiện. Các hoạt động mà nhà quản lý tổ chức phải đáp ứng được mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục BVMT ở trường THPT. Cần đặc biệt chú ý đến tính đa dạng, phong phú và phù hợp với đặc điểm lưa tuổi học sinh.
1.4.1.3. Chỉ đạo các hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT
Đây là chức năng thứ ba của quản lý. Nhà quản lý cần đưa ra những phương hướng, chỉ thị của mình đối với từng hoạt động cũng như đối với từng thời gian để đảm bảo cho mọi hoạt động của nhà trường đi đúng quỹ đạo. Đối với quản lý hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT cũng như vậy. Nếu không có sự chỉ đạo thường xuyên, hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT khó có thể đạt được mục tiêu đề ra.
1.4.1.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục BVMT ở trường THPT
Đây là chức năng thứ tư và cũng là chức năng cuối cùng của quản lý.
Có thực hiện chức năng này, nhà quản lý mới xác định được kết quả của hoạt động giáo dục trong nhà trường, trong đó có hoạt động giáo dục BVMT.
Cũng nhờ kiểm tra, đánh giá mà nhà quản lý thu được những thông tin ngược, từ đó có những bổ sung, điều chỉnh thích hợp, làm cho hệ thống quản lý vận hành hiệu quả.
1.4.2. Theo các yếu tố quản lý
Dưới góc độ này, các yếu cần quản lý đối với hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT bao gồm:
1.4.2.1. Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT
Quản lý mục tiêu hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT là nhằm đảm bảo cho các hoạt động này thực hiện được mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của công tác giáo dục BVMT. Do đó, trong quản lý hoạt động giáo dục BVMT, nhà quản lý phải đặc biệt quan tâm đến việc xác định mục đích yêu cầu của các bài dạy, các hoạt động được tổ chức ngoài giờ lên lớp trên cả ba phương diện: Kiến thức, kỹ năng, thái độ.
1.4.2.2. Quản lý nội dung hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT Nội dung giáo dục BVMT ở trường THPT được thể hiện ở các chủ đề.
Vì thế, quản lý nội dung hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT thực chất là quản lý việc thực hiện các chủ đề giáo dục BVMT cho học sinh THPT.
1.4.2.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT
Trong hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT, nhiều phương pháp và hình thức tổ chức dạy học- giáo dục được sử dụng. Các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học- giáo dục này vừa mang tính phổ biến, vừa có tính đặc thù đối với giáo dục BVMT. Do đó, nhà quản lý phải quan tâm đúng nức đến vấn đề này để có sự chỉ đạo thực hiện thích hợp.
1.4.2.4. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT
Ở nội dung quản lý này, nhà quản lý phải quản lý được mục tiêu, nội dung, phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động giáo dục BVMT ở trường THPT.
Kết luận chương 1
Từ kết quả nghiên cứu của chương 1, chúng tôi rút ra những kết luận sau đây:
1. Môi trường hiện đang trở thành vấn đề toàn cầu nóng bỏng. BVMT, phát triển bền vững môi trường là trách nhiệm, sứ mạng của toàn nhân loại
2. Giáo dục BVMT trong trường THPT không chỉ đơn thuần làm cho giỏo viờn, học sinh hiểu rừ sự cần thiết phải BVMT mà quan trọng hơn là phải có thói quen, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự với môi trường. Điều này phải được hình thành trong một quá trình lâu dài và phải bắt đầu từ thuở ấu thơ.
3. Hoạt động quản lý giáo dục BVMT ở trường THPT có thể quản lý dưới góc độ chức năng (xây dựng kế hoạch; tổ chức thực hiện; chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá), cũng có thể quản lý theo các yếu tố (mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp; kết quả…).