Các loại cây có chứa Rutin

Một phần của tài liệu Nguyên cứu tổng hợp một số dẫn xuất của quercetin, xác định hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của chúng (Trang 26 - 30)

I.1.1: Cây Hòe:

Tờn khoa học: Sophora japonica L. ù Thuộc họ: Đậu, Fabaceae.

a) Mô tả cây:

Cây hoa hoè là dạng cây gỗ, cao khoảng 5-7m. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, mỗi lá có từ 7-17 lá chét. Hoa mọc thành bông, cánh bướm, màu trắng.

Quả là một giáp dài hoặc hơi cong. Giữa các hạt quả hơi thắt lại. Mùa cây ra hoa: vào tháng 7, 8, 9.

b) Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây hoa Hòe mọc ở nhiều nước trên thế giới nhất là ở khu vực châu Á. Ở nước ta hoa Hòe được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc như Hà Nội, Sơn La, Thái Bình,… với một lượng khá dồi dào có thể đáp ứng một nhu cầu lớn trong sản xuất các sản phẩm dược. Người ta có thể trồng bằng hạt hoặc dâm cành. Sau 3-4 năm bắt đầu thu hoạch. Cây sống lâu, càng những năm sau thu hoạch càng cao. Hoa phải hái lúc còn nụ mới chứa nhiều hoạt chất. Phơi hay sấy khô.

Ở nước ta từ xưa, người ta đã sử dụng hoa hòe sống chữa huyết áp cao, dùng hoa hòe sao chữa chảy máu cam, ho ra máu, băng huyết, tiện huyết, trĩ ra máu, can nhiệt, nhức đầu xây xẩm… dùng dưới dạng thuốc hãm hoặc thuốc sắc.

c) Thành phần hóa học:

Trong thành phần của cây hoa Hòe, Rutin chiếm hàm lượng trung bình như sau:

- nụ hòe : 30 – 35%

- vỏ quả : 0,5%

- lá cây : 4,4%

I.1.2: Cây Mạch ba góc:

Còn gọi là Tam giác mạch, Lúa mạch đen, Kiều mạch, Sèo.

Tên khoa học: Pagopyrum esculentum moench.

Thuộc họ: Rau răm, Polygonaceae.

a) Mô tả:

Mạch ba góc là một cây thuộc thảo, có nhiều cành, cao từ 0,4-1,7m, thân hình trụ, màu xanh hay đỏ. Lá nguyên đơn, mọc cách, mép nguyên, có bẹ chìa, lá phía dưới hình tim, đầu hơi nhọn, có cuống, lá phía trên hình mũi tên, không có cuống. Gân lá hình chân vịt. Hoa mọc thành chùm ở nách lá. Hoa lưỡng tính, chỉ có một vòng bao hoa, màu trắng đỏ hoặc trắng hồng. Bao hoa có 5 bản tồn tại trên quả. Nhị 8, nhụy có 3 vòi rời nhau. Bầu thượng có tuyến mật ở xung quanh.

Quả khô có ba góc gồm hai lần vỏ, lớp vỏ ngoài đen xám khi già, lớp vỏ hạt trong mọng, màu trắng vàng, bao hoa tồn tại. Hạt có nội nhũ bột lớn, phôi thẳng, hình lá xếp nếp.

b) Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây Mạch ba góc được trồng nhiều ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn. Ngoài ra còn được trồng ở các nước Châu Á, Châu Âu khác.

Mạch ba góc có thể trồng vào hai vụ: vụ xuân hạ trồng vào tháng 11-12, thu hoạch tháng 4-5; vụ thu đông trồng vào tháng 8-9 đến tháng 11-12 thì thu

c) Thành phần hóa học:

Tỉ lệ Rutin trong cây thay đổi tùy theo bộ phận, mùa thu hoạch và cách phơi sấy. Lá có hàm lượng cao nhất: 7.92%; hoa: 4,15%; thân: 0,4% Rutin. Tỉ lệ Rutin cao nhất khi hoa mới nở.

I.1.3: Caây Ngheã:

Còn gọi là Nghễ đỏ, Nghễ râm, Thủy liễu.

Tên khoa học: Polygonum hydropier L.

Thuộc họ : Rau răm, Polygonaceae.

a) Mô tả:

Nghễ là một loại cỏ mọc hoang, cao 70-80cm, có nhiều cành. Lá hình mác, cuống ngắn, dài 4-6cm. Những lá trên nhỏ và hẹp hơn, bẹ chìa mỏng, hoa đỏ mọc thành bông ở đầu cành hay kế lá. Bao hoa 4, nhị 6.

Toàn cây có vị cay nóng, thơm. Khi khô vị sẽ mất.

b) Phân bố, thu hái và chế biến:

Nghễ là một loại cây mọc hoang khắp nơi trong nước ở những vùng ẩm thấp. Ngoài ra còn mọc ở các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và các nước Chaâu AÂu.

c) Thành phần hóa học:

Trong cây Nghễ có chứa các chất oximetylantraquinone và 2-2,5% dẫn xuất flavon, ramnazin, isoramrutin và rutin, acid polygonic, hyperin, pecsicarin, chaát pecsicarin-metylester.

I.1.4: Cây Cửu lý hương:

Còn gọi là Ruefetid, Vân hương.

Tên khoa học: Ruta graveolens L.

Thuộc họ : Cam quít, Rutaceae.

a) Mô tả:

Cây nhỏ sống dai, nhiều cành, cao 80cm. Lá mọc so le, vò có mùi hắc, phiến lá 2-3 lần xẻ lông chim, mọc ở dưới gốc, phía trên ít xẻ hơn. Hoa mọc thành ngù, hoa màu vàng,lá dài 3 cạnh, 4 cánh hoa, 10 nhị, khi chín tự động áp vào đầu nhụy. Quả khô gồm 4-5 đại đính ở phía gốc.

b) Phân bố, thu hái và chế biến:

Cây mọc hoang và được trồng ở nhiều vùng nước ta để làm thuốc, ngoài ra còn mọc ở nhiều nước ôn đới như Pháp, Ý và các nước phía Bắc Châu Phi.

c) Thành phần hóa học:

Ngoài một số alcaloid có trong quả và rễ thì cây còn chứa 1-2% rutin, 1%

tinh dầu trong đó chủ yếu là metylnonylceton kèm theo một số chất khác như metylheptyl, metylceton, hợp chất cumarin như beegapten, xamthotoxin.

I.1.5: Một số loại khác:

Bên cạnh các loại cây trên còn có một số cây khác mà trong thành phần có chứa Rutin, tuy nhiên theo các tài liệu thì các loại cây này chưa tìm thấy ở Việt Nam, gồm có:

- Daphniphyllum macropodum - Cerasus erythrocarpa

- Amsoniataber nacmentana - Hoa loài Sambucusnigra - Euphorbia jaxartica - Euphobia lamprocarpa

- Eucalyptus macrorrhyncha F.

- …..

Như vậy Rutin có hàm lượng khá lớn trong nụ hoa Hòe, do đó chúng tôi tiến hành chiết Rutin trong nụ hoa Hòe để làm nguyên liệu cho cả quá trình nghiên cứu sau này.

Một phần của tài liệu Nguyên cứu tổng hợp một số dẫn xuất của quercetin, xác định hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của chúng (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w