Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 36 - 40)

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Vinh khoảng 60 km và nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý từ 19005’ đến 19023’ Vĩ độ Bắc, 105026’ đến 105044’ Kinh độ Đông.

Hình 3. 1: Bn đồ hành chính huyn Qunh Lưu

- Phía Bắc giáp huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

- Phía Nam và Tây nam giáp ba huyện Diễn Châu, Tân Kỳ và Yên Thành;

Toàn huyện hiện có 32 xã và thị trấn Cầu Giát với tổng diện tích tự nhiên là 44045,90 ha.

Huyện Quỳnh Lưu có hệ thống giao thông khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy. Có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 48, 48B, 48E, tỉnh lộ 537A và 537B. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu còn có 19,5 km bờ biển, 22 km đường sông (sông Thái, sông Mơ) với 2 cửa sông đổ ra biển là Cửa Thơi, Cửa Quèn.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có đồng bằng, bờ biển và đồi núi.

Trên cơ sở đặc điểm về sinh thái, tiềm năng đất đai, tập quán sản xuất, huyện Quỳnh Lưu được chia làm 3 vùng:

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Gồm 8 xã phía Tây và Tây Nam: Quỳnh Hoa, Tân Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn.

Với diện tích lớn, chủ yếu là các dải đồi thấp nối liền, đỉnh bằng, sườn thoải, xen giữa là các thung lũng. Vùng này đem lại tiềm năng lớn trong việc phát triển lâm nghiệp, khai thác đất đá làm vật liệu xây dựng, cũng như thuận lợi trong việc hình thành các điểm kinh tế trang trại vườn rừng.

- Vùng ven biển (Bãi Ngang): Gồm 9 xã từ Quỳnh Bảng đến Quỳnh Long có chiều dài 19,5 km, có 2 cửa sông đổ ra biển, là vùng giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện. Nơi đây có bờ biển dài, bãi cát thoải và mịn, nước trong…có thể hình thành được nhiều bãi tắm đẹp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch - dịch vụ.

Vùng này chủ yếu là đất cát với thành phần cơ giới nhẹ thuận lợi cho trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng Nông Giang: Gồm thị trấn Cầu Giát và 15 xã còn lại, đây là vùng đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Lấy thị trấn Cầu Giát làm trung tâm, là địa bàn quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn a. Khí hậu:

Huyện Quỳnh Lưu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Chế độ nhiệt: Cú 2 mựa rừ rệt, biờn độ chờnh lệch giữa hai mựa khỏ cao, mựa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 (trên 380C). Mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1 (dưới 170C). Nhiệt độ trung bình từ 200C - 240C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.600-1.700 giờ và tổng tích ôn 8.4000C - 8.6000C.

- Chế độ mưa: Chế độ nhiệt của huyện kéo theo chế độ mưa cũng chia làm hai mùa là mùa khô và mùa mưa với lượng mưa bình quân 1.459 mm/năm (920 mm/năm -2.047 mm/năm). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

- Chế độ gió: Quỳnh Lưu thường nhận được ba luồng gió:

+ Gió mùa Đông Bắc: thường xuất hiện vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ giảm xuống thấp hơn ngày thường.

+ Gió mùa Tây Nam từ còn gọi là gió phơn Tây Nam (gió Lào) có đặc trưng khô nóng; là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ.

Ở Quỳnh Lưu thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8, bình quân mỗi năm khoảng 10 - 15 ngày có cường độ gió mạnh.

+ Gió mùa Đông Nam mát từ biển Đông thổi vào, nhân dân gọi là gió Nồm mang theo lượng hơi nước lớn làm độ ẩm không khí tăng cao.

- Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%). Cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm.

b. Thủy văn

Quỳnh Lưu có 2 con sông lớn là sông Thái, sông Mơ (sông Mai Giang) với tổng diện tích lưu vực 250 km2 và hệ thống kênh Bắc Đô Lương.

Ngoài ra, Quỳnh Lưu còn có hệ thống kênh nhà Lê nối với huyện Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai với mục tiêu dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện và một số huyện ven biển khác.

Chế độ thủy triều là nhật triều không đều. Mùa đông triều thường lên nhanh về ban đêm, mùa hè lên nhanh về ban ngày.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có các loại đất chính như sau:

- Nhóm đất tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển bao gồm các loại đất sau: Đất cát trắng, đất cát biển, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất phù sa không được bồi không có tầng Glây và loang lổ, đất phù sa Glây, đất phù sa ngập úng, đất dốc tụ.

- Nhóm đất tập trung chủ yếu ở vùng đồi, núi bao gồm: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước…

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Quỳnh Lưu có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Thái, sông Mơ, kênh Nhà Lê, kênh Bắc Đô Lương dài 16 km và có 99 hồ đập lớn nhỏ, như hồ Vực Mấu, hồ Khe Gang, hồ khe Sân, đập Tây Nguyên, đập Bà Tùy, đập 3/2...

Qua khoan thăm dò khảo sát sơ bộ cho thấy lượng nước ngầm tương đối dồi dào, phân bố theo tầng thành tạo hệ địa chất.

3.1.1.6. Tài nguyên biển

Quỳnh Lưu có bờ biển dài 19,5 km (chiếm 21,7% chiều dài bờ biển toàn tỉnh), có 2 cửa sông đổ ra biển là: Cửa Quèn và Cửa Thơi thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa qua đường thủy.

Biển Quỳnh Lưu có nhiều hải sản giá trị kinh tế cao như cá, tôm, mực, nhuyễn thể. Hàng năm khai thác khoảng 50.000- 60.000 tấn hải sản các loại. Vùng đất ngập mặn và ven biển có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ với diện tích gần 600 ha.

Dọc bờ biển hình thành các cánh đồng muối lớn, tập trung chủ yếu ở hai xã:

An Hoà 167,88 ha và Quỳnh Thuận 156,09 ha. Tổng sản lượng muối hàng năm tại huyện Quỳnh Lưu đạt gần 52.000 tấn. Điều này dẫn đến nét đặc trưng về cơ cấu kinh tế của các xã ven biển là nông - diêm - ngư nghiệp, dịch vụ.

3.1.1.7. Tài nguyên rừng

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 14.325,48 ha, chiếm 32,51% diện tích đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất là 11.015,97 ha; đất rừng phòng hộ 3.309,51 ha). Rừng sản xuất chủ yếu tập trung ở các xã vùng bán sơn địa, trồng các loại cây như thông, keo, bạch đàn, lá tràm....

3.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Quỳnh Lưu có tài nguyên khoáng sản không nhiều: mỏ đá vôi để sản xuất xi măng ở Tân Thắng, đất cao lanh làm gạch ngói ở các xã: Quỳnh Mỹ, Quỳnh Yên, Quỳnh Hồng, Quỳnh Thắng đủ cung cấp cho các lò có công suất 7-20 triệu viên/năm trong thời gian 20-30 năm.

Đất làm gốm sứ có ở Quỳnh Diễn, các loại quặng phốtphorít có ở Quỳnh Văn, Quỳnh Lâm; đá vôi làm vật liệu xây dựng có ở Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Tân Thắng, Ngọc Sơn. Các loại khoáng sản này mới được phát hiện, chưa đưa vào khai thác.

3.1.1.9. Tài nguyên sinh vật

Hệ thực vật trong huyện chủ yếu là các loài cây bụi, giang nứa, dây leo, chuối rừng, cỏ... Thảm thực vật ở đây đó bị tác động mạnh bởi quá trình khai thác, đốt nương làm rẫy và quá trình sản xuất nông nghiệp...

3.1.1.10. Tài nguyên nhân văn

Quỳnh Lưu có nhiều di tích lịch sử - văn hoá được Bộ Văn hoá cấp bằng chứng nhận như: Đền Phùng Hưng; Đền Quy Lĩnh; Đền Thượng; Đình Tám Mái;

Đình làng Quỳnh Đôi; Nhà thờ họ Hồ; Nhà thờ họ Nguyễn, họ Dương; Nhà thờ và mộ đồng chí Hồ Tùng Mậu; Nhà thờ cụ Hoàng Khánh.

Ngoài ra, trên địa bàn Quỳnh Lưu có hệ thống các chùa như: chùa Lam Sơn, chùa An Thái, chùa Yên Thái, chùa Đế Thích,…là điểm đến của đông đảo du khách thập phương tham gia các hoạt động lễ hội, du lịch tâm linh.

3.1.2. Điu kin kinh tế- xã hi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)