Đánh giá công tác thừa kế QSD đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 54 - 58)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.2.3. Đánh giá công tác thừa kế QSD đất

Trong tất cả các loại tài sản để lại thừa kế thì tài sản là bất động sản được đặc biệt quan tâm, nhất là nhà ở và quyền sử dụng đất. Theo Bộ Luật Dân sự năm 2015, thừa kế quyền sử dụng đất là việc chuyển quyền sử dụng đất của người chết sang cho người thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và pháp luật vềđất đai.

Người thừa kế quyền sử dụng đất có thể là cá nhân (thừa kế theo pháp luật) nhưng cũng có thể là cá nhân hoặc tổ chức (thừa kế theo di chúc). Nếu là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế. Nếu là tổ chức thì phải còn tồn tại vào thời

điểm mở thừa kế. Thừa kế quyền sử dụng đất được thực hiện dưới hai hình thức: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Thừa kế theo di chúc bao giờ cũng

được ưu tiên trước bởi nó là thể hiện ý chí của người để lại di sản.

Tại Khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định: “…trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” (Quốc hội, 2013).

Từ năm 2017 đến năm 2019 đã có 1022 trường hợp thực hiện quyền thừa kế

quyền sử dụng đất được thực hiện tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Quỳnh Lưu.

Số liệu thu thập được từ Văn phòng đăng ký đất đai cho thấy thực trạng thực hiện quyền thừa kế trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu là không lớn, chứng tỏ người dân

ở huyện coi quyền thừa kế là vấn đề nội bộ của gia đình, không cần thiết phải có sự

can thiệp của chính quyền hay cơ quan quản lý đất đai. Trong cả thời kỳ số trường hợp thực hiện quyền thừa kế QSDĐ nhiều nhất cũng chỉ có 81 trường hợp (xã Sơn Hải), các xã còn lại là rất ít.

Việc thực hiện quyền thừa kế tại huyện Quỳnh Lưu tuy ít những đang có xu hướng tăng lên theo thời gian. Nếu như năm 2017 cả huyện chỉ có 312 trường hợp, năm 2018 có 326 trường hợp, thì đến năm 2019 đã tăng lên 384 trường hợp thực hiện quyền thừa kế. Điều này cho thấy công tác tuyên truyền, phổ biến Luật của ngành được quan tâm, đẩy mạnh và đã và đang phát huy hiệu quả cũng như nhận thức của người dân ngày càng được nâng cao trong vấn đề khai báo khi thực hiện quyền thừa kế QSDĐ.

Kết quả thừa kế QSD đất thể hiện qua bảng 3.4

Bng 3.4: Kết qu thc hin quyn tha kế QSD đất

Năm

Khu vực xa trung tâm Khu vực trung tâm Vùng núi: Xã Quỳnh Thắng Vùng ven biển: Xã Quỳnh Lương TT. Cầu Giát Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) Số trường hợp Đã hoàn thành Diện tích (m2) 2017 10 10 10024,1 6 6 2147,4 13 13 2204,8 2018 11 11 10117,9 9 9 2723,4 18 16 3214,3 2019 7 6 4756,2 8 8 2401,8 16 15 2761,5 Tổng cộng 28 27 24898,2 23 23 7272,6 47 44 8180,6

(Nguồn:Văn phòng Đăng ký QSD đất huyện Quỳnh Lưu, năm 2017, 2018, 2019)

Qua bảng 3.4 cho thấy:

Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu từ năm 2017 đến 2019 tại ba khu vực nghiên cứu có tổng số 94 trường hợp thừa kế QSĐ đất được thông qua với tổng diện tích là 40351,4 m2, 04 trường hợp không hoàn thành.

Khu vực xa trung tâm, vùng núi (xã Quỳnh Thắng) có 27 trường hợp được xử lý với tổng DT là 24898,2 m2;

Khu vực xa trung tâm, vùng ven biển (xã Quỳnh Lương) có 23 trường hợp được xử lý với tổng DT là 7272,6m2

Khu vực trung tâm (thị trấn Cầu Giát) có 44 trường hợp với tổng DT là 8180,6m2. Cũng như hình thức chuyển nhượng QSD đất, thị trấn Cầu Giát là địa bàn có nhiều giao dịch liên quan đến hình thức thừa kế QSD đất nhất.

Một số ít trường hợp không được giải quyết do quá trình tiếp nhận và xử lý hồ

sơ phát hiện chữ ký của thành viên trong gia đình không đúng, không đủ căn cứ để

xác định thời điểm được công nhận QSD đất “hộ ông”, “hộ bà” gồm những ai trong gia đình.

Tại huyện Quỳnh Lưu, người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế đến làm thủ tục tại cơ quan quản lý còn tương đối ít ở tất cả các xã, thị trấn trong những năm gần đây do yếu tố nhận thức pháp luật khác nhau, người dân chưa thực sự chủđộng vì quyền lợi của mình, chưa hiểu hết được quyền lợi của người được thừa kế. Nhưng từ khi việc thừa kế theo di chúc hay thừa kế theo luật định được Luật Dân sự

quy định cụ thể và nhất là giá trịđất đai ngày càng tăng thì vấn đề thừa kếđất đai lại là vấn đề rất phức tạp trong xã hội hiện nay. Ý thức được mức độ quan trọng của người được hưởng thừa kế đất đai nên các hộ gia đình ngày nay khi phát sinh vấn

đề phân chia đất đai đa sốđã có ý thức tiến hành làm thủ tục và đến đăng ký tại cơ

quan chức năng. Tuy vậy việc phân chia thừa kế với những gia đình có người thân ở

xa mà chủ sử dụng chết không để lại di cũng là một khó khăn mà người sử dụng đất gặp phải. Số lượng các hồ sơ làm thủ tục thừa kế QSDĐ tăng không đáng kể trong những năm qua do:

thủ tục pháp lý chặt chẽ cũng gây tâm lý ngại đến đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Đối với cơ quan Nhà nước, thì việc làm các thủ tục cần thiết khi thực hiện quyền thừa kế còn rất nhiều bất cập, nhất là việc đo đạc, xác định vị trí, loại đất cho từng người được hưởng thừa kế theo nguyện vọng của người phân chia thừa kế gây những phiền phức hay hiểu lầm cho người dân trong khi đến làm việc tại cơ quan quản lý. Đề nghị cơ quan Nhà nước cần tiếp tục tuyên truyền các quy định pháp luật liên quan đến việc khai nhận thừa kế quyền sử dụng đất nhất là khi đất đai ngày càng có giá trị, về thủ tục hành chính cần nghiên cứu để giảm tải những thủ tục không cần thiết giúp người dân không còn tâm lý ngại thực hiện các quyền hợp pháp của mình khi phải thực hiện nhiều thủ tục hành chính.

Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thừa kế QSD đất tại khu vực nghiên cứu:

Đa phần người dân có QSD đất trước khi mất đi chỉ để lại di chúc bằng miệng cho người thân trong gia đình. Sau đó những người được nhận di sản sẽ ra phòng công chứng thống nhất làm văn bản phân chia theo di chúc bằng miệng của người

đã mất (nếu có) hoặc tự thống nhất với nhau.

Trên thực tế thì nhiều trường hợp người dân sử dụng đất thừa kế từ ông cha để

lại nhưng do suy nghĩ còn mang tính phong tục tập quán, nhiều người còn cho rằng

đất của ông cha thì họ nghiễm nhiên được dùng nên không cần phải đăng ký. Một số trường hợp anh em tự thỏa thuận được và sau này đã đến cơ quan Nhà nước để đăng ký, song một số trường hợp sau này có mâu thuẫn, tranh cãi, kiện tụng và cần có sự can thiệp của pháp luật để chia lại tài sản thừa kế là QSD đất.

Bên cạnh đó còn có những trường hợp vợ hoặc chồng khi mất đi không để lại di chúc, người vợ hoặc chồng có suy nghĩ nghiễm nhiên số tài sản đó là của mình vì tài sản đó do 2 vợ chồng làm lên. Vì vậy tự ý làm làm thủ tục sang tên, khi đến cơ quan chức năng để làm thủ tục mới được hướng dẫn và giải thích Luật.

Đất đai ngày càng có giá trị nên trường hợp tranh chấp đất đai giữa anh chị em trong gia đình xảy ra không ít. Do đó Luật Đất đai nằm 2013 ra đời, quy định rõ hơn, cụ thể hơn về thừa kế QSDĐ nên công tác chuyển QSDĐ dưới hình thức thừa kế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)