3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
2.3.2. Phương pháp điều tra số liệu sơ cấp
Điều tra cán bộ quản lý và cán bộ địa chính của 33 xã, thị trấn là cán bộ thực hiện công tác chuyển quyền sử dụng đất.
Chọn 1 thị trấn thuộc vùng đồng bằng trung tâm huyện (thị trấn Cầu Giát), 1 xã ở
vùng miền núi cách xa trung tâm của huyện (xã Quỳnh Thắng), 1 xã ở vùng đồng bằng ven biển cách xa trung tâm của huyện (xã Quỳnh Lương) để chọn hộ điều tra: Chọn các hộđã từng thực hiện chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện.
Tiến hành điều tra theo các đối tượng và một sốđịa bàn khác nhau: Theo 2 nhóm đối tượng:
- Cán bộ quản lý - Người dân
Trong công tác chuyển quyền sử dụng đất cán bộ trực tiếp thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất là cán bộ Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất, cán bộ địa chính xã, thị trấn và người dân thực hiện trực tiếp.
Cụ thể: Điều tra 40 cán bộ quản lý bao gồm 7 cán bộ văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất, 33 cán bộ địa chính thuộc 33 xã, thị trấn. Tiến hành phỏng vấn 30 người dân trên mỗi xã, thị trấn nghiên cứu (bao gồm 10 người dân là cán bộ nhà nước, 10 người dân làm kinh doanh, buôn bán, 10 người dân sản xuất nông nghiệp),
tổng cộng sẽ điều tra 90 người dân trên 3 xã, thị trấn. Những người dân được chọn
điều tra có hoàn cảnh sống khác nhau (về điệu kiện vị trí địa lý gần hoặc xa trung tâm huyện, về nhận thức, vềđiều kiện kính tế, về quy hoạch, định hướng phát triển kinh tế…)
Số liệu thu thập được từ phiếu điều tra của:
+ Các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu: Phỏng vấn các hộ dân đã từng thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện để biết được những khó khăn, vướng mắc, tâm tư nguyện vọng của nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục về
chuyển quyền sử dụng đất.
+ Các cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ: Phỏng vấn các cán bộ trực tiếp thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất cho các hộ dân trên địa bàn để từđó đánh giá được những khó khăn, tồn tại trong công tác này.