Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 36 - 51)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất

3.1.1. Điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Quỳnh Lưu là một huyện đồng bằng ven biển, cách thành phố Vinh khoảng 60 km và nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Nghệ An. Có tọa độ địa lý từ 19005’ đến 19023’ Vĩđộ Bắc, 105026’ đến 105044’ Kinh độĐông.

Hình 3. 1: Bn đồ hành chính huyn Qunh Lưu

- Phía Bắc giáp huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An.

- Phía Đông giáp Biển Đông.

Toàn huyện hiện có 32 xã và thị trấn Cầu Giát với tổng diện tích tự nhiên là 44045,90 ha.

Huyện Quỳnh Lưu có hệ thống giao thông khá thuận lợi, bao gồm cả đường bộ, đường sắt, đường thủy. Có nhiều tuyến giao thông của trung ương và tỉnh chạy qua địa bàn huyện như: Đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, quốc lộ 48, 48B, 48E, tỉnh lộ 537A và 537B. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu còn có 19,5 km bờ

biển, 22 km đường sông (sông Thái, sông Mơ) với 2 cửa sông đổ ra biển là Cửa Thơi, Cửa Quèn.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Quỳnh Lưu là huyện đồng bằng ven biển, địa hình đa dạng, có đồng bằng, bờ

biển và đồi núi.

Trên cơ sở đặc điểm về sinh thái, tiềm năng đất đai, tập quán sản xuất, huyện Quỳnh Lưu được chia làm 3 vùng:

- Vùng đồi núi bán sơn địa: Gồm 8 xã phía Tây và Tây Nam: Quỳnh Hoa, Tân Sơn, Quỳnh Tam, Quỳnh Châu, Quỳnh Thắng, Tân Thắng, Quỳnh Tân, Ngọc Sơn. Với diện tích lớn, chủ yếu là các dải đồi thấp nối liền, đỉnh bằng, sườn thoải, xen giữa là các thung lũng. Vùng này đem lại tiềm năng lớn trong việc phát triển lâm nghiệp, khai thác đất đá làm vật liệu xây dựng, cũng như thuận lợi trong việc hình thành các điểm kinh tế trang trại vườn rừng.

- Vùng ven biển (Bãi Ngang): Gồm 9 xã từ Quỳnh Bảng đến Quỳnh Long có chiều dài 19,5 km, có 2 cửa sông đổ ra biển, là vùng giao lưu kinh tế - xã hội quan trọng của huyện. Nơi đây có bờ biển dài, bãi cát thoải và mịn, nước trong…có thể

hình thành được nhiều bãi tắm đẹp tạo điều kiện phát triển ngành du lịch - dịch vụ. Vùng này chủ yếu là đất cát với thành phần cơ giới nhẹ thuận lợi cho trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

- Vùng Nông Giang: Gồm thị trấn Cầu Giát và 15 xã còn lại, đây là vùng đồng bằng, địa hình tương đối bằng phẳng. Lấy thị trấn Cầu Giát làm trung tâm, là địa bàn quan trọng trong phát triển nông nghiệp của huyện Quỳnh Lưu.

3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn

Huyện Quỳnh Lưu chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa.

- Chếđộ nhiệt: Có 2 mùa rõ rệt, biên độ chênh lệch giữa hai mùa khá cao, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 (trên 380C). Mùa lạnh từ

tháng 10 đến tháng 4 năm sau, tháng lạnh nhất là tháng 1 (dưới 170C). Nhiệt độ

trung bình từ 200C - 240C, số giờ nắng trung bình trong năm là 1.600-1.700 giờ và tổng tích ôn 8.4000C - 8.6000C.

- Chếđộ mưa: Chếđộ nhiệt của huyện kéo theo chếđộ mưa cũng chia làm hai mùa là mùa khô và mùa mưa với lượng mưa bình quân 1.459 mm/năm (920 mm/năm -2.047 mm/năm). Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

- Chếđộ gió: Quỳnh Lưu thường nhận được ba luồng gió:

+ Gió mùa Đông Bắc: thường xuất hiện vào mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, mang theo không khí lạnh làm nhiệt độ giảm xuống thấp hơn ngày thường. + Gió mùa Tây Nam từ còn gọi là gió phơn Tây Nam (gió Lào) có đặc trưng khô nóng; là một loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ.

Ở Quỳnh Lưu thường xuất hiện vào tháng 6, 7, 8, bình quân mỗi năm khoảng 10 - 15 ngày có cường độ gió mạnh.

+ Gió mùa Đông Nam mát từ biển Đông thổi vào, nhân dân gọi là gió Nồm mang theo lượng hơi nước lớn làm độẩm không khí tăng cao.

- Độ ẩm không khí: Trung bình hàng năm là 86%, độ ẩm không khí tháng cao nhất là tháng 4 (90%), tháng thấp nhất là tháng 7 (80%). Cường độ bốc hơi từ 1.200 - 1.300 mm/năm.

b. Thủy văn

Quỳnh Lưu có 2 con sông lớn là sông Thái, sông Mơ (sông Mai Giang) với tổng diện tích lưu vực 250 km2 và hệ thống kênh Bắc Đô Lương.

Ngoài ra, Quỳnh Lưu còn có hệ thống kênh nhà Lê nối với huyện Diễn Châu và thị xã Hoàng Mai với mục tiêu dẫn nước ngọt, ngăn nước mặn và phục vụ giao thông, thủy lợi trên địa bàn huyện và một số huyện ven biển khác.

Chếđộ thủy triều là nhật triều không đều. Mùa đông triều thường lên nhanh về

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu có các loại đất chính như sau:

-Nhóm đất tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng và ven biển bao gồm các loại đất sau: Đất cát trắng, đất cát biển, đất mặn trung bình, đất mặn ít, đất phù sa không được bồi không có tầng Glây và loang lổ, đất phù sa Glây, đất phù sa ngập úng, đất dốc tụ.

-Nhóm đất tập trung chủ yếu ở vùng đồi, núi bao gồm: đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá phiến sét, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa nước…

3.1.1.5. Tài nguyên nước

Quỳnh Lưu có nguồn nước mặt khá dồi dào, bao gồm hệ thống sông Thái, sông Mơ, kênh Nhà Lê, kênh Bắc Đô Lương dài 16 km và có 99 hồ đập lớn nhỏ, như hồ Vực Mấu, hồ Khe Gang, hồ khe Sân, đập Tây Nguyên, đập Bà Tùy, đập 3/2... Qua khoan thăm dò khảo sát sơ bộ cho thấy lượng nước ngầm tương đối dồi dào, phân bố theo tầng thành tạo hệđịa chất.

3.1.1.6. Tài nguyên biển

Quỳnh Lưu có bờ biển dài 19,5 km (chiếm 21,7% chiều dài bờ biển toàn tỉnh), có 2 cửa sông đổ ra biển là: Cửa Quèn và Cửa Thơi thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa qua đường thủy.

Biển Quỳnh Lưu có nhiều hải sản giá trị kinh tế cao như cá, tôm, mực, nhuyễn thể. Hàng năm khai thác khoảng 50.000- 60.000 tấn hải sản các loại. Vùng đất ngập mặn và ven biển có khả năng nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ với diện tích gần 600 ha.

Dọc bờ biển hình thành các cánh đồng muối lớn, tập trung chủ yếu ở hai xã: An Hoà 167,88 ha và Quỳnh Thuận 156,09 ha. Tổng sản lượng muối hàng năm tại huyện Quỳnh Lưu đạt gần 52.000 tấn. Điều này dẫn đến nét đặc trưng về cơ cấu kinh tế của các xã ven biển là nông - diêm - ngư nghiệp, dịch vụ.

Diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 14.325,48 ha, chiếm 32,51% diện tích

đất tự nhiên (trong đó rừng sản xuất là 11.015,97 ha; đất rừng phòng hộ 3.309,51 ha). Rừng sản xuất chủ yếu tập trung ở các xã vùng bán sơn địa, trồng các loại cây như thông, keo, bạch đàn, lá tràm....

3.1.1.8. Tài nguyên khoáng sản

Quỳnh Lưu có tài nguyên khoáng sản không nhiều: mỏ đá vôi để sản xuất xi măng ở Tân Thắng, đất cao lanh làm gạch ngói ở các xã: Quỳnh Mỹ, Quỳnh Yên, Quỳnh Hồng, Quỳnh Thắng đủ cung cấp cho các lò có công suất 7-20 triệu viên/năm trong thời gian 20-30 năm.

Đất làm gốm sứ có ở Quỳnh Diễn, các loại quặng phốtphorít có ở Quỳnh Văn, Quỳnh Lâm; đá vôi làm vật liệu xây dựng có ở Quỳnh Văn, Quỳnh Tân, Tân Thắng, Ngọc Sơn. Các loại khoáng sản này mới được phát hiện, chưa đưa vào khai thác.

3.1.1.9. Tài nguyên sinh vật

Hệ thực vật trong huyện chủ yếu là các loài cây bụi, giang nứa, dây leo, chuối rừng, cỏ... Thảm thực vật ở đây đó bị tác động mạnh bởi quá trình khai thác, đốt nương làm rẫy và quá trình sản xuất nông nghiệp...

3.1.1.10. Tài nguyên nhân văn

Quỳnh Lưu có nhiều di tích lịch sử - văn hoá được Bộ Văn hoá cấp bằng chứng nhận như: Đền Phùng Hưng; Đền Quy Lĩnh; Đền Thượng; Đình Tám Mái;

Đình làng Quỳnh Đôi; Nhà thờ họ Hồ; Nhà thờ họ Nguyễn, họ Dương; Nhà thờ và mộđồng chí Hồ Tùng Mậu; Nhà thờ cụ Hoàng Khánh.

Ngoài ra, trên địa bàn Quỳnh Lưu có hệ thống các chùa như: chùa Lam Sơn, chùa An Thái, chùa Yên Thái, chùa Đế Thích,…là điểm đến của đông đảo du khách thập phương tham gia các hoạt động lễ hội, du lịch tâm linh.

3.1.2. Điu kin kinh tế- xã hi

3.1.2.1. Về kinh tế

Trong những năm qua, nền kinh tế của huyện tiếp tục trên đà tăng trưởng nhanh, tổng giá trị sản xuất thực hiện năm 2019 đạt 9.110,3 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,86% so với năm 2018. Giá trị thu nhập bình quân đầu người

Cơ cấu kinh tế như sau:

- Ngành nông, lâm, ngư nghiệp 46,26%; - Ngành công nghiệp - xây dựng: 21,58%; - Ngành thương mại - dịch vụ: 32,16%;

46,26%

21,58% 32,16%

Cơ cấu kinh tế huyện Quỳnh Lưu năm 2019

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp Ngành công nghiệp - xây dựng Ngành thương mại - dịch vụ

Hình 3.2: Cơ cu kinh tế huyn Qunh Lưu năm 2019

a. Nông - Lâm – Thủy sản và diêm nghiệp.

- Trng trt: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.183 tỷđồng (năm 2019). Xây dựng hoàn thành và đưa vào hoạt động có hiệu quả 04 mô hình canh tác ứng dụng công nghệ cao trong nhà lưới tại Quỳnh Bảng, Quỳnh Minh, Tân Sơn, Quỳnh Lương; 02 mô hình trồng cam tại Quỳnh Thắng và Tân Thắng. Cơ giới hóa được đưa vào sản xuất, đặc biệt là khâu thu hoạch.

- Chăn nuôi: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 819 tỷđồng. Tổng đàn trâu 11.112 con; tổng đàn bò 14.000 con; tổng đàn lợn 44.300 con; tổng đàn hươu, nai 11.250 con; tổng đàn gia cầm 1.976 ngàn con.

- Lâm nghip: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 58,91 tỷđồng. Gieo ươm đủ cây giống cho kế hoạch trồng rừng cả năm, các giống cây có giá trị và năng suất cao

được đưa vào trồng rừng trong vụ xuân như cây sao đen, cây keo lai (giống nhập khẩu từ Úc). Sản lượng khai thác gỗ đạt 14.120 m3; Nhựa thông: đạt 455 tấn; Củi

- Thy sn: Tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.773 tỷđồng. Diện tích nuôi trồng đạt 2.546 ha; sản xuất và xuất bán trên 1.483 triệu con tôm giống; 19 triệu con cua giống; Thả nuôi 781 ha tôm thâm canh; nuôi ngao 130 ha; nuôi cá nước ngọt 1.635 ha..

- Diêm nghip: Thực hiện chính sách hỗ trợ sản xuất muối theo Quyết định 87/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh, đã hỗ trợ 522 bộ chạt lọc cải tiến cho 325 hộ

sản xuất muối và trải 168 đơn vị bạt ô kết tinh cho 83 hộ sản xuất muối. Sản lượng muối ước đạt 41.000 tấn.

b. Công nghiệp - Xây dựng.

- Công nghip - Tiu th công nghip. Giá trị sản xuất ước đạt 2.046,8 tỷ đồng. Các doanh nghiệp từng bước khôi phục và ổn định sản xuất. Các sản phẩm CN-TTCN phát triển ổn định và tăng so với cùng kỳ; sản phẩm chế biến thực phẩm tăng 8,3%, chế biến gỗ tăng 6,2%, khai thác khoáng sản tăng 6,8%; các sản phẩm về

chế biến nước mắn, bột cá đều tăng.

- Xây dng.

Tập trung chỉ đạo thi công các công trình trọng điểm như: Đường nối các xã miền núi phía Tây huyện, đường giao thông Quỳnh Lâm-Ngọc Sơn (giai đoạn 2),

đường Thạch-Thanh-Lương, đường Hậu-Đôi-Yên-Minh, đường Văn-Thanh-Yên, khu neo đậu trách trú bão Lạch Thơi, Đê Sông Thái; Nâng cấp hạ tầng khu nuôi trồng thủy sản tập trung tại xã Quỳnh Lương, Quỳnh Thanh, Quỳnh Thọ; Nâng cấp

đê sông Mơ;...

3.1.2.2. Về Văn hóa - Xã hội.

- Công tác văn hoá thông tin và thể dục thể thao thường xuyên được quan tâm

đầu tư; huyện đã đưa vào sử dụng nhà truyền thống kiêm thư viện, nâng cấp sân vận

động, xây dựng nhà thi đấu thể dục thể thao, cải tạo, nâng cấp nhà văn hoá huyện. - Chất lượng giáo dục, giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, tỷ lệ huy động vào các cấp học có chuyển biến. Thực hiện tốt việc tuyên truyền thực hiện chương trình giáo dục công nghệ.

- Công tác xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội được quan tâm chỉ đạo thực hiện.

- Quốc phòng- an ninh: Tổ chức tập huấn cán bộ quân sự cho các xã, thị trấn, tự vệ các cơ quan, đơn vị. Chủ động bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình an ninh trật tự, nhất là tình hình an ninh tôn giáo tại xã An Hòa, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Thanh, Quỳnh Yên… kịp thời tham mưu giải quyết, không để phát sinh, hình thành “điểm nóng” phức tạp về an ninh trật tự.

3.1.2.3. Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu tương đối đầy đủ với các loại hình như: Đường bộ, đường sắt và đường thuỷ.

-Đường bộ: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện bao gồm các tuyến lớn như: Quốc lộ 1A chạy qua với chiều dài 12 km; quốc lộ 48; tỉnh lộ 537A; 537B là những tuyến giao thông huyết mạch, trọng điểm chạy qua địa bàn.

Ngoài ra, toàn huyện có 33 tuyến đường liên xã với tổng chiều dài 374,6 km

đường giao thông huyện, xã;

-Đường sắt: Quỳnh Lưu là huyện duy nhất ở Nghệ An có hai tuyến đường sắt là tuyến đường sắt Bắc - Nam và tuyến đường sắt Cầu Giát - Nghĩa Đàn chạy từ

Quỳnh Lưu lên vùng kinh tế Phủ Quỳ.

-Đường thuỷ: Huyện Quỳnh Lưu có hệ thống giao thông đường thuỷ khá thuận lợi: Gồm đường biển và đường sông. Tuy nhiên, khả năng phát triển mạng lưới giao thông đường thuỷ của huyện vẫn chưa được khai thác tối đa.

3.1.2.4.Thủy lợi

Huyện có hệ thống kênh tưới chính và kênh cấp 2 với tổng chiều dài khoảng 58 km, cấp nước tưới tưới cho trên 5.8000 ha, các hồ đập lớn như đập 3/2 (Tân Sơn), hồ Bà Tuỳ, hồ khe Lại, hồ Vực Mấu và nhiều hồ đập khác tưới ổn định trên 3.000 ha…Hệ thống kênh mương tưới, tiêu cũng như hồđập của huyện đến nay cơ

bản đã được kiên cố, đảm bảo phần lớn sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Huyện đã xây dựng được nhiều công trình cấp nước sinh hoạt cho các hộ

nghèo ở những xã khó khăn, có 3 nhà máy nước được xây dựng đưa vào sử dụng, 4 nhà máy nước đang triển khai thi công.

Hệ thống phân phối điện được quan tâm đầu tư và có nhiều cải tiến, 100% số

xã được sử dụng điện lưới quốc gia, tỷ lệ hộ được dùng điện là 100%. Một số xã tuyến đường dây 0,4 KV sử dụng lâu năm, chất lượng cột và dây diện xuống cấp. không đảm bảo quy phạm an toàn lưới điện, cần được đầu tư nâng cấp thay thế

trong kỳ quy hoạch tới. Diện tích đất năng lượng toàn huyện là 2,29 ha; có 3 tuyến với 48 km đường điện 110 KV và trên 100 km đường điện 35 KV, 10 KV vềđến tận các xã và vùng kinh tế.

3.1.2.6. Bưu chính, viễn thông

Toàn huyện có 30 điểm phục vụ bưu chính, trong đó có 5 bưu cục, 25 điểm bưu điện văn hoá xã. Có 100% xã có điện thoại, hạ tầng dịch vụ cho ngành được quan tâm và đầu tư, chất lượng dịch vụ ngày càng đáp ứng tốt.

3.1.3. Các li thế và hn chế

3.1.3.1. Các lợi thế

- Về vị trí địa lý: Quỳnh lưu nằm trên các trục giao thông chính của cả nước thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận tải, du lịch, thúc đẩy giao lưu kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện quỳnh lưu, tỉnh nghệ an giai đoạn 2017 – 2019 (Trang 36 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)