Ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 83)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5. Ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

cao phía Tây của tỉnh thường ít hạn hán hơn.

3.5. Ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

3.5.1. Diễn biến diện tích, năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2000 đến 2013

3.5.1.1. Diễn biến diện tích đất trồng lúa

Hình 3.40. Diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: [27-30]

Kết quả thể hiện ở hình 3.40 cho thấy, diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh Thừa Thiên Huế thường cao hơn so với diện tích lúa vụ Hè Thu. Diện tích đất trồng lúa cả 2 vụ có xu hướng tăng lên từ năm 2008 đến năm 2010 và bắt đầu ổn định từ năm 2010 đến năm 2013. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 31934,8 ha.

Bảng 3.3. Diện tích lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2013 ở tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Huyện Diện tích lúa Đông

Xuân năm 2013 (ha)

Diện tích lúa Hè Thu năm 2013 (ha)

1 Thành phố Huế 845 855

2 Huyện Phong Điền 4970 4882

3 Huyện Quảng Điền 4275 3943

4 Thị xã Hương Trà 3085 2960

5 Huyện Phú Vang 6134 5474

6 Thị xã Hương Thủy 3188 3114

7 Huyện Phú Lộc 3700 2984

8 Huyện Nam Đông 373 325

9 Huyện A Lưới 996 847

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

Hình 3.41. Phân bố đất trồng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.41 cho thấy, diện tích đất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng của các huyện như Phú Vang, Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà. Vùng núi như huyện Nam Đông, A Lưới diện tích đất lúa ít hơn.

3.5.1.2 Diễn biến năng suất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 3.42. Năng suất lúa trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: [27-30]

Qua hình 3.42 có thể thấy, năng suất lúa trung bình ở vụ Đông Xuân của tỉnh Thừa Thiên Huế thường cao hơn so với năng suất vụ Hè Thu. Giai đoạn trước năm 2006, năng suất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế rất bấp bênh. Từ năm 2006 đến nay, năng suất lúa vụ Đông Xuân tăng dần và ổn định từ 53-55 tạ/ha. Tuy nhiên, năng suất trung bình trong vụ Hè Thu vẫn biến động khá mạnh. Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2013, năng suất lúa trung bình vụ Hè Thu tỉnh Thừa Thiên Huế giảm liên tục xuống dưới 50 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với vụ Đông Xuân.

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã tiến hành phân nhóm các huyện dựa vào diễn biến năng suất của mỗi huyện. Trên cơ sở đó, sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất của mỗi nhóm. Phương pháp phân tích thứ bậc (Hierarchical Cluster) trong phần mềm thống kê SPSS đã đƣợc sử dụng để phân nhóm.

Bảng 3.4. Năng suất lúa trung bình của các huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế Nhóm Huyện Năng suất trung bình Độ lệch tiêu chuẩn

I Quảng Điền, Hương Trà, thành phố Huế, Hương Thủy

56,2 tạ/ha 1,66

II Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc

50,3 tạ/ha 1,5

III A Lưới, Nam Đông 48,4 tạ/ha 2,89

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, năng suất lúa trung bình ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 có mức năng suất trung bình cao nhất 56,2 tạ/ha (độ lệch tiêu chuẩn 1,66) gồm các huyện Quảng Điền, Hương Trà, Hương Thủy, thành phố Huế. Năng suất trung bình nhóm thứ 2 đạt 50,3 tạ/ha (độ lệch tiêu chuẩn 1,5) ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Nam Đông. Huyện Nam Đông, A Lưới có năng suất lúa trung bình thấp nhất là 48,4 tạ/ha với độ lệch tiêu chuẩn là 2,89.

3.5.2. Mức độ ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Để xem xét mối tương quan giữa năng suất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế với chỉ số khô hạn SPI, trong phạm vi của đề tài tác giả chỉ phân tích hệ số tương quan Pearson (r) giữa năng suất trung bình của mỗi nhóm huyện với chỉ số khô hạn tương ứng ở mỗi nhóm huyện. Năng suất lúa trung bình mỗi nhóm từ năm 2002 đến 2013 đƣợc sử dụng để phân tích. Nguyên nhân là do từ năm 2002 đến 2013, năng suất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế ổn định hơn do đã có sự thay đổi tích cực trong khoa học, kỹ thuật sản xuất;

giống, thủy lợi, tưới tiêu... Khi các yếu tố kể trên ổn định, việc phân tích tác động của hạn hỏn đến năng suất sẽ rừ ràng hơn. Nếu khụng, việc phõn tớch mối liờn hệ giữa hạn hán với năng suất sẽ khó khăn hơn vì bên cạnh hạn hán còn nhiều yếu tố khác nhau tác

động mạnh đến năng suất lúa. Kết quả phân tích tương quan thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa chỉ số hạn SPI với năng suất lúa các nhóm huyện

Nhóm Huyện Năng suất

trung bình

Hệ số tương quan (r) với chỉ số hạn SPI I Quảng Điền, Hương Trà, thành

phố Huế, Hương Thủy

56,2 tạ/ha 0,65

II Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc 50,32 tạ/ha 0,42

III A Lưới, Nam Đông 48,4 tạ/ha 0,69

Kết quả thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy, năng suất lúa ở huyện Nam Đông và A Lưới có mối tương quan khá chặt với chỉ số hạn hán SPI (r=0,69). Có thể nói, hạn hán có thể giải thích được 69% sự thay đổi của năng suất lúa trung bình của huyện A Lưới.

Các huyện trong nhóm I (Quảng Điền, Hương Trà, thành phố Huế, Hương Thủy) cũng có mối tương quan khá chặt với chỉ số hạn hán SPI (r=0,65), tức là hạn hán có thể giải thích đƣợc 65% sự thay đổi năng suất lúa trung bình của nhóm I. Năng suất lúa ở các huyện thuộc nhóm II (Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc) không phụ thuộc nhiều vào chỉ số khô hạn SPI với r < 0,5. Hay nói cách khác, sự biến động năng suất lúa trung bình ở nhóm II chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi hạn hán mà còn có nhiều yếu tố khác tác động. Có thể nói, hạn hán đã có những tác động nhất định đối với năng suất lúa trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để đánh chính xác và chi tiết cho từng vùng cũng nhƣ giải thích cụ thể sự khác nhau của các mối liên hệ thì cần có những nghiên cứu sâu hơn, chi tiết và chuỗi thời gian dài hơn.

3.6. Mô phỏng rủi ro hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)