Tình hình hạn hán trong vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 75)

a. Vụ Đông Xuân

Hình 3.24. Giá trị chỉ số SPI vụ Đông Xuân giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2014

Kết quả tính toán thể hiện ở hình 3.24 cho thấy, giá trị chỉ số khô hạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế ở ngƣỡng từ tƣơng đối ẩm ƣớt đến khô nặng theo cách phân ngƣỡng ở bảng 2.1. Mức độ thiếu hụt lƣợng mƣa có sự khác nhau giữa các khu vực biểu thị qua sự khác biệt giữa các trạm. Chỉ số SPI ở trạm Bình Điền dao động từ ngƣỡng -1,4 đến 1,4 tức là mức độ hạn hán ở ngƣỡng tƣơng đối khô đến tƣơng đối ẩm ƣớt. Chỉ số SPI tại trạm Tà Lƣơng xuống ở ngƣỡng rất thấp và dao động từ -2,8 đến 1,2, tức tình trạng khô hạn từ ngƣỡng cực kỳ khô hạn đến tƣơng đối ẩm ƣớt. Các trạm còn lại A Lƣới, Huế, Nam Đông, Phú Ốc chỉ số SPI khá giống nhau, dao động từ -2,5 đến 1,5 tức là từ ngƣỡng cực kỳ khô đến ẩm ƣớt. Nhìn chung, vụ Đông Xuân tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã có xuất hiện hạn hán ở mức độ nặng. Hạn hán cũng xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong vụ. Kết quả thể hiện ở hình 3.25, 3.26, 3.27, 3.28 cho thấy rõ hơn diễn biến mức độ hạn hán trong các tháng vụ Đông Xuân trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2014.

Hình 3.25. Diến biến chỉ số SPI tháng 1 tại các trạm

Kết quả tính toán thể hiện ở hình 3.25 cho thấy, khô nặng cũng có xuất hiện vào tháng 1 nhƣng khá hiếm. Chỉ số SPI ở mức từ -1,5 đến -2 xuất hiện vào năm 1988 ở khu vực trạm Tà Lƣơng; năm 1990 ở khu vực các trạm Huế, Nam Đông và Phú Ốc; năm 1992 ở khu vực trạm Phúc Ốc, Tà Lƣơng, Huế; năm 1998 ở khu vực A Lƣới và năm 2013 ở khu vực Nam Đông, A Lƣới. Ngƣỡng tƣơng đối khô (tức SPI từ - 1 đến -

1,49) cũng xuất hiện khá ít trong những năm 1985, 1987, 1991, 1993, 1998. Phần lớn, tình trạng khô hạn trong tháng 1 là từ ngƣỡng gần chuẩn đến cực kỳ ẩm ƣớt. Nguyên nhân là do nền nhiệt độ tháng 1 thấp nhƣ đã phân tích ở mục 3.2.1.2. Mặc dù lƣợng mƣa trong tháng 1 ở mức thấp nhƣng lƣợng mƣa lớn trong mùa mƣa trƣớc đó đã có thể duy trì lƣợng nƣớc cho đến tháng 1. Nhìn chung, xu hƣớng hạn hán trong tháng 1 giảm. Cụ thể là giá trị chỉ số SPI trong tháng 1 từ năm 1999 đến nay tăng lên đáng kể, nằm ở ngƣỡng chuẩn đến cực kỳ ẩm ƣớt. Tuy nhiên, giá trị chỉ số SPI có thể giảm xuống đột ngột, ngƣỡng chƣa từng có trƣớc đây nhƣ vào năm 2013 ở vùng Nam Đông, A Lƣới. Có thể nói, hạn hán vào tháng 1 ngày càng ít, nhƣng mức độ có thể rất nghiêm trọng khi hạn hán xuất hiện.

Hình 3.26. Diến biến chỉ số SPI tháng 2 tại các trạm

Kết quả thể hiện ở hình 3.26 cho thấy, tần suất xuất hiện hạn hán vào tháng 2 cũng rất ít. Năm 2005 là năm hạn rất nặng ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Thể hiện ở chỉ số SPI ở các trạm Huế, Nam Đông, A Lƣới, Phú Ốc nằm ở ngƣỡng từ -2 đến -2,5. Năm 1985 ở khu vực trạm Phú Ốc chỉ số SPI cũng ở mức rất thấp. Hạn hán nặng cũng có xuất hiện nhƣ năm 1990 ở khu vực Huế; năm 2014 ở khu vực Huế, Nam Đông, A Lƣới và Phú Ốc. Có thể nói, hạn hán xuất hiện vào tháng 2 cũng rất hiếm, tuy nhiên, mức độ hạn hán vẫn rất đáng kể khi hạn hán xuất hiện. Xu hƣớng của hạn hán vào tháng 2 có dấu hiệu giảm về tần suất, nhƣng mức độ rất nặng khi xuất hiện. Đáng chú ý là giai đoạn từ năm 2012 đến 2014, chỉ số SPI liên tục giảm xuống trong 3 năm. Kết hợp kết quả phân tích lƣợng mƣa, nhiệt độ ở mục 3.2.1 có thể nhận định trong những năm tới, khả năng chỉ số hạn giảm xuống ở mức thấp – tức hạn hán nặng vẫn có thể xảy ra.

Kết quả tính toán ở hình 3.27 cho thấy, tháng 3 vẫn có xuất hiện hạn hán và tần suất xuất hiện khá ít. Chỉ số SPI ở ngƣỡng từ -2 đến -2,5 (ngƣỡng cực kỳ khô) xuất hiện vào năm 1993 và năm 2005 ở khu vực A Lƣới. Mức độ khô nặng xuất hiện vào những năm 1987, 1988 ở Nam Đông; năm 1993 ở khu vực Huế, A Lƣới và năm 1998 ở khu vực Nam Đông. Nhìn chung, hạn hán tháng 3 hay xuất hiện ở vùng cao nhƣ Nam Đông, A Lƣới hơn là ở vùng đồng bằng. Xu hƣớng chung của hạn hán tháng 3 vẫn giảm xuống, biểu hiện là trong những năm từ 2006 đến nay, giá trị chỉ số SPI luôn duy trì ở mức cao, ngƣỡng từ chuẩn đến cực kỳ ẩm ƣớt. Tuy nhiên, tình hình giảm liên tục từ năm 2012 đến 2014 của chỉ số SPI cũng là vấn đề đáng quan tâm.

Hình 3.28. Diến biến chỉ số SPI tháng 4 tại các trạm

Tần suất xuất hiện hạn hán vào tháng 4 cũng khá ít. Kết quả thể hiện ở hình 3.28 cho thấy, ngƣỡng cực kỳ khô xuất hiện vào một năm duy nhất là năm 1992. Ngƣỡng khô nặng xuất hiện vào những năm nhƣ năm 1987 ở khu vực Nam Đông; năm 1988 và 2010 ở khu vực A Lƣới; năm 2004 ở khu vực Huế; năm 2014 ở khu vực Phú Ốc. Có thể nói, hạn hán vào tháng 4 có thể xuất hiện ở cả vùng núi và vùng đồng bằng. Sự thay đổi của chỉ số hạn hán tháng 4 là không đáng kể. Hạn hán vào tháng 4 có thể xuất hiện bất cứ vào thời điểm nào trong quá khứ cũng nhƣ trong tƣơng lai và không có xu hƣớng rõ ràng.

Hình 3.29. Diễn biến chỉ số SPI trong vụ Đông Xuân

xuất hiện hạn hán từ mức độ khô nặng đến cực kỳ khô. Điển hình là vào năm 1992, chỉ số SPI ở tất cả các trạm đều ở mức thấp. Năm 2005, 2013 và năm 2014, kết quả tính toán chỉ số SPI ở khu vực Huế, Nam Đông và A Lƣới ở mức thấp. Năm 1985, hạn hán xuất hiện ở khu vực Tà Lƣơng, Phú Ốc. Ở khu vực ven biển, giá trị chỉ số khô hạn ở trạm Phú Ốc ở mức thấp vào các năm 1985, 1989, 1996, 2009.

Nhìn chung, trong 30 năm khảo sát thì có 9 năm có xuất hiện hạn hán vào vụ Đông Xuân ở tỉnh Thừa Thiên Huế

b. Vụ Hè thu

Hình 3.30. Giá trị chỉ số SPI vụ Hè Thu giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2014

Kết quả tính toán thể hiện ở hình 3.30 cho thấy, giá trị chỉ số khô hạn vụ Hè Thu ở tỉnh Thừa Thiên Huế ở ngƣỡng từ tƣơng đối ẩm ƣớt đến cực kỳ khô theo cách phân ngƣỡng ở bảng 2.1. Mức độ thiếu hụt lƣợng mƣa có sự khác nhau giữa các khu vực biểu thị qua sự khác biệt giữa các trạm. Chỉ số SPI ở trạm A Lƣới dao động từ ngƣỡng -2,8 đến 1 tức là mức độ hạn hán ở ngƣỡng cực kỳ khô đến tƣơng đối ẩm ƣớt. Chỉ số SPI tại trạm Bình Điền ở ngƣỡng từ -1 đến 0,7. Các trạm còn lại chỉ số SPI dao động từ -2,3 đến 1 tức là từ ngƣỡng cực kỳ khô đến ẩm ƣớt. Nhìn chung, vụ Hè Thu tỉnh Thừa Thiên Huế có xuất hiện hạn hán ở mức độ nặng. Hạn hán cũng xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong vụ. Kết quả thể hiện ở hình 3.31, 3.32, 3.33 và hình 3.34 cho thấy rõ hơn diễn biến mức độ hạn hán trong các tháng vụ Hè Thu trong giai đoạn từ năm 1984 đến năm 2014.

Kết quả thể hiện ở hình 3.31 cho thấy, khô hạn vào tháng 5 có xuất hiện với các mức độ khác nhau và có sự khác biệt giữa các khu vực. Giá trị chỉ số khô hạn tháng 5 ở ngƣỡng từ -1,5 đến -2 ở các năm nhƣ 1987, 1988, 1992, 1995, 2004, 2005, 2014. Ở khu vực huyện A Lƣới, chỉ số hạn SPI ở mức rất thấp (-2,8) vào năm 2010 do lƣợng mƣa sụt giảm bất thƣờng chỉ 67,2mm trong khi lƣợng mƣa trung bình tháng 5 trong giai đoạn nghiên cứu là 265,6mm. Nhìn chung, hạn hán vào tháng 5 xuất hiện ít hơn trong những năm trở lại đây. Tuy nhiên, hạn hán nặng vẫn có thể xuất hiện một cách thất thƣờng nhƣ thời điểm năm 2010 ở A Lƣới.

Hình 3.32. Diến biến chỉ số SPI tháng 6 tại các trạm

Có thể thấy ở hình 3.32, giá trị chỉ số SPI ở ngƣỡng hạn từ -1,5 đến -2 xuất hiện nhiều hơn so với các tháng khác. Điều này cho thấy, hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế thƣờng xảy ra vào tháng 6. Khô hạn đã xuất hiện vào tháng 6 ở các năm nhƣ 1988, 1993, 1994, 1995, 2005, 2006, 2010, 2014. Mức độ khô hạn trong tháng 6 thƣờng ở mức độ khô nặng. Mức độ cực kỳ khô (SPI<-2) rất ít, chỉ xuất hiện vào năm 2010 ở khu vực trạm A Lƣới và năm 2014 ở khu vực trạm Huế. Nhìn chung, hạn hán vào tháng 6 có xu hƣớng gia tăng cả về tần suất lẫn mức độ. Điều này là do sự suy giảm về lƣợng mƣa và sự gia tăng của nhiệt độ trong tháng nhƣ đã phân tích ở mục 3.2.2.

Hình 3.33. Diến biến chỉ số SPI tháng 7 tại các trạm

Kết quả tính toán ở hình 3.33 cho thấy, giá trị chỉ số khô hạn SPI ở ngƣỡng từ - 1,5 đến -2 ít hơn so với tháng 6. Khô hạn vào tháng 7 xuất hiện vào các năm 1987, 1988, 1997, 2002, 2006. Mức độ khô hạn của tháng 7 chủ yếu ở mức độ khô nặng. Chƣa xuất hiện ngƣỡng cực kỳ khô trong giai đoạn nghiên cứu. Nhìn chung, xu hƣớng thay đổi của chỉ số SPI trong tháng 7 là không rõ ràng.

Hình 3.34. Diến biến chỉ số SPI tháng 8 tại các trạm

Kết quả thể hiện ở hình 3.34 cho thấy, hạn hán vào tháng 8 xuất hiện vào năm 1988, 1994, 2012 ở mức độ khô nặng. Ngƣỡng cực kỳ khô chỉ xuất hiện ở khu vực A Lƣới vào năm 1997. Tần suất và mức độ của hạn hán tháng 8 có xu hƣớng giảm trong những năm trở lại đây.

Hình 3.35. Diễn biến chỉ số SPI vụ Hè Thu

Kết quả ở hình 3.35 thể hiện diễn biến mức độ khô hạn trong cả vụ Hè Thu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiện Huế. Nhìn chung, trong giai đoạn nghiên cứu, tần suất xuất hiện hạn hán trong vụ Hè Thu ở tỉnh Thừa Thiên Huế nhiều hơn so với vụ Đông Xuân mặc dù lƣợng mƣa các tháng trong vụ Hè Thu nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Nguyên nhân chính là do nền nhiệt độ các tháng vụ Hè Thu ở mức cao nhất trong năm, dẫn đến lƣợng bốc hơi nhiều hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 70 - 75)