Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 53)

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hình 3.1. Sơ đồ vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: www.thuathienhue.gov.vn

Thừa Thiên Huế có tọa độ địa lý 15059'30'' - 16044'30'' vĩ độ Bắc và 107000'56'' - 108012'57'' kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng, phía Tây giáp nƣớc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, phía Đông giáp Biển Đông. Diện tích tự nhiên tỉnh Thừa Thiên Huế là 5.033,2 km2

. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Myanma, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Thừa Thiên Huế có đƣờng bờ biển của tỉnh dài 127 km, có cảng hàng không Phú Bài nằm trên đƣờng quốc lộ 1A và đƣờng sắt xuyên Việt chạy dọc theo tỉnh, có 81 km biên giới với Lào. Vị trí địa lý nhƣ trên, Thừa Thiên Huế đƣợc xác định là cực phát triển kinh tế quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lƣu kinh tế - xã hội với các địa phƣơng trong cả nƣớc và quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Địa hình lãnh thổ Thừa Thiên Huế là tận cùng phía Nam của dãy núi trung bình Trƣờng Sơn Bắc, phát triển theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam với đặc trƣng chung về địa hình là sƣờn phía Tây thoải, thấp dần về phía sông Mêkông, còn sƣờn phía Đông khá dốc, bị chia cắt thành các dãy núi trung bình, núi thấp, gò đồi và tiếp nối là đồng bằng duyên hải, đầm phá, cồn đụn cát chắn bờ và biển Đông. Trong đó, khoảng 75%

tổng diện tích là núi đồi, 24,9% diện tích là đồng bằng duyên hải, đầm phá và cồn đụn cát nội đồng và chắn bờ.

Hình 3.2. Địa hình tỉnh Thừa Thiên Huế từ dữ liệu DEM Nguồn: gdex.cr.usgs.gov

Địa giới Thừa Thiên Huế nằm trên một dải đất hẹp với chiều rộng trung bình 60km và chiều dài 127 km với đầy đủ các dạng địa hình: rừng núi, gò đồi, đồng bằng, đầm phá, biển và có thể chia ra 5 vùng nhƣ sau:

- Vùng núi: là hệ thống núi thuộc dãy Trƣờng Sơn phía Tây của tỉnh từ A Lƣới đến đèo Hải Vân gồm những dãy núi cao liên tiếp, độ cao trung bình khoảng 1000m, có đỉnh núi cao 1540m (đỉnh Bạch Mã) và nhiều nơi có địa hình chia cắt lớn, phân bố chủ yếu ở huyện A Lƣới và Nam Đông.

- Vùng gò đồi: là vùng tiếp giáp giữa vùng núi và đồng bằng, gồm những dãy đồi lƣợn sóng có độ cao từ 10m - 250m, độ dốc trung bình là 150 - 250 phân bố chủ yếu ở hai huyện Phú Lộc, Phong Điền và hai thị xã Hƣơng Trà, Hƣơng Thuỷ.

- Vùng đồng bằng: là dải đất hẹp chạy dọc theo tuyến Quốc lộ 1A, càng về phía Nam của tỉnh diện tích càng hẹp, diện tích vùng đồng bằng chủ yếu ở các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc và hai thị xã: Hƣơng Trà, Hƣơng Thuỷ.

- Vùng đầm phá: phân bố gần vùng cát ven biển ở phía Đông, chạy dài từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Lộc gồm những đầm phá lớn nhƣ phá Tam Giang, đầm

Cầu Hai, đầm An Cƣ (có thể gọi chung hệ đầm phá Tam Giang – Cầu Hai – Lăng Cô) có cửa thông ra biển (cửa Thuận An và cửa Tƣ Hiền).

- Vùng cát ven biển: là hệ thống đê cát và bãi cát ven biển tập trung ở các huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc.

Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập.

Các đá cứng macma, đá biến chất và đá trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh. Trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nƣớc dƣới đất.

Các đá xâm nhập trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đƣợc xếp vào các phức hệ sau: + Phức hệ Núi Ngọc: Phân bố rải rác ở Nam A Lƣới, có thành phần là gabro, gabrodiabaz màu lục nhạt, có độ xạ thấp, đƣợc xếp tuổi giả định vào Paleozoi sớm (904 ± 13 triệu năm).

+ Phức hệ Điệng Bông: Phân bố ở Nam A Pây, có thành phần là Plaziogranit – biotit – muscovit, hạt vừa đến nhỏ, có độ xạ thấp – trung bình, đƣợc xếp tuổi vào Paleozoi sớm.

+ Phức hệ Đại Lộc: Phân bố rộng rãi ở A Ram, Bình Điền, Nam Đông, có thành phần là granitbiotit, granit hai miền dạng porphyr, ban tinh lớn, cấu tạo dạng gneis, đƣợc xếp vào tuổi Đevon (310 – 300 triệu năm).

+ Phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn: Phân bố ở Rào Trăng, Bình Điền, Nam Đông, có thành phần là gabrodiorit, diorit thạch anh, diorit biotit horblend hạt nhỏ – vừa, granodiorit horblend hạt vừa, đƣợc xếp tuổi Paleozoi muộn (243 triệu năm).

+ Phức hệ Chà Val: Phân bố dọc sông Tả Trạch và ở Chà Val (Phú Lộc) có thành phần là pyroxenit, gabro pyroxenit, gabrodiorit có độ hạt từ vừa đến cực lớn, đƣợc xếp tuổi sát trƣớc Triat muộn.

+ Phức hệ Hải Vân: Phân bố rộng khắp ở phía Nam và Tây Nam lãnh thổ Thừa Thiên Huế, có thành phần là granitbiotit, granit hai mica dạng porphyr, granit aplit hạt nhỏ, đƣợc xếp tuổi sát trƣớc Triat muộn.

+ Phức hệ Bà Nà: Phân bố rải rác thành các khối nhỏ ở thƣợng nguồn sông Bồ, Hƣơng Thọ, có thành phần là grannit biotit, granit hai mica hạt lớn, granit alaskit hạt nhỏ, đƣợc xếp tuổi giả định sát Paleogen (130 – 40 triệu năm).

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Hình 3.3. Hình ảnh thu nhỏ của bản đồ đất tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp - Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Đất đai tỉnh Thừa Thiên Huế khá đa dạng, đƣợc hình thành từ 10 nhóm đất chủ yếu sau: - Nhóm cồn cát và đất cát biển (Arenosols) - Nhóm đất mặn (Salic Fluvisols) - Nhóm đất phèn (Thionic Fluvisols) - Nhóm đất phù sa (Fluvisols) Chú dẫn

- Đất lầy và than bùn (Gieysols and Histosols) - Nhóm đất xám bạc màu (Acrisols)

- Nhóm đất đỏ vàng (Acrisols)

- Nhóm đất thung lũng dốc tụ (Dystric Gleysols ) - Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi (Humic Acrisols) - Đất xói mòn trơ sỏi đá (Leptosols)

Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất với 347.431ha, chiếm 68,7% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích đất bằng bao gồm cả đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ chỉ có 98.882 ha, chiếm 19,5% diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong đó diện tích đất cần cải tạo bao gồm: đất cồn cát, bãi cát và đất cát biển; nhóm đất phèn ít và trung bình, mặn nhiều; nhóm đất mặn; nhóm đất phù sa úng nƣớc, đất lầy và đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ có đến 59.440 ha, chiếm 60% diện tích đất bằng. Diện tích đất phân bố ở địa hình dốc có 369.393 ha (kể cả đất sói mòn trơ sỏi đá) .

3.1.1.4. Chế độ thủy văn.

Hình 3.4. Mạng lưới thủy văn tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế

a. Hệ thống sông ngòi

Do đặc điểm Thừa Thiên Huế đa dạng địa hình (miền núi – trung du, đồng bằng – ven biển) địa hình chia cắt nên có hệ thống sông rất đa dạng, các hệ thống sông phần lớn là sông nhỏ có lƣu vực từ vài chục km2 đến gần 3.000 km2. Sông ngòi ở đây phân bố đồng đều trên toàn lãnh thổ nhƣng hầu hết các sông đều ngắn, dốc, các sông hầu hết

bắt nguồn từ sƣờn đông dải Trƣờng Sơn và đổ ra biển. Với đặc điểm trƣớc khi đổ ra biển đều điều hoà nguồn nƣớc tại các đầm phá chạy dọc theo bờ biển của tỉnh nhƣ hệ thống sông Ô Lâu, hệ thống sông Hƣơng, sông Nông, sông Truồi và đều đổ vào Phá Tam Giang, Thuỷ Tú – An Truyền, Cầu Hai. Ngoài ra, có các suối nhỏ đổ vào đầm Lăng Cô nhƣ hói Mít, hói Dừa. Riêng sông A Sáp là một nhánh nhỏ của hệ thống sông Mê Kông chảy theo hƣớng Tây đổ vào đất Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Tổng chiều dài các sông của Thừa Thiên Huế là 1.056 km. Mật độ sông suối trong tỉnh dao động từ 0,3 ÷ 1,0 km/km2, có nơi lên đến 1,5 ÷ 2,5 km/km2. Các sông chính đều do sự hoạt động kiến tạo, mài mòn, tạo dòng tự nhiên, tuy có biến đổi nhỏ về hƣớng chảy, xói lở nhƣng vẫn giữ nguyên đƣợc hình thái từ khi hình thành. Ngoài ra, hoạt động kinh tế của con ngƣời đã đào ra đƣợc các sông ở đồng bằng nhƣ sông Lợi Nông, hệ thống kênh 7 xã, 5 xã, Bạch Yến (Hƣơng Trà), hệ thống hói An Xuân, Hà Đồ, Quán Cửa (Quảng Điền), hệ thống hói La Ỷ, Phú Thanh (của huyện Phú Vang) và sông Nhƣ Ý (thị xã Hƣơng Thuỷ). Hệ thống sông của Thừa Thiên Huế đã đóng góp đắc lực vào tiến trình phát triển kinh tế của tỉnh; đồng thời nó cũng là những hạn chế trở ngại đến sản xuất kinh doanh khi các sông này biến đổi về lƣu lƣợng, dòng chảy do thời tiết cực đoan nhƣ hạn hán, mƣa lũ lớn.

Thừa Thiên Huế có 4 hệ thống sông: sông Ô Lâu, sông Hƣơng, sông Bù Lu, sông A Sáp, các hệ thống sông đều có những đặc điểm riêng.

- Hệ thống sông Ô Lâu: Bắt nguồn từ phía Tây Nam huyện Phong Điền, sông có một phần lƣu vực nằm trên địa phận tỉnh Quảng Trị, sông chảy ở vùng đồi núi thấp giữa Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, hạ lƣu sông chảy trong vùng đất trũng của Phong Điền và Hải Lăng, sông đổ vào Phá Tam Giang tại cửa Lác. Sông Ô Lâu có diện tích lƣu vực 940 km2

, chiều dài sông chính 66 km. Sông Ô Lâu là sông nhỏ, lƣu vực ở phần thƣợng nguồn với thảm phủ nghèo nàn nên lƣợng nƣớc mùa kiệt bị hạn chế, nó là con sông cấp nƣớc chính cho vùng Nam Quảng Trị và huyện Phong Điền. Sông Ô Lâu chảy qua cả 3 vùng: vùng núi, vùng đồi và vùng đồng bằng ven biển. Dòng chính thƣợng nguồn sông Ô Lâu ít có vị trí xây dựng đƣợc kho nƣớc lớn, nhánh lớn nhất phía hữu là Hoà Mỹ ở đây đã xây dựng 1 hồ chứa có dung tích trữ 9,7x106

m3 để tƣới cho 2.150 ha thuộc xã Phong Sơn, Phong Xuân (lƣu vực suối Ô Hô của sông Bồ).

- Hệ thống sông Hƣơng: Diện tích lƣu vực hệ thống sông Hƣơng khoảng 2.960 km2 bao gồm khu vực đồi núi Tây Nam Thành phố Huế có các sông nhỏ nhƣ Khe Vực, sông Phú Bài, sông Nông, sông Truồi, sông Cầu Hai đổ vào vụng Cầu Hai. Hệ thống sông Hƣơng có 3 sông lớn:

+ Sông Bồ: Có diện tích lƣu vực 780 km2, phần đồi núi 717 km2, nhập lƣu với sông Hƣơng tại ngã ba Sình (Phú Vang), trƣớc khi sông nhập vào sông Hƣơng, sông Bồ chia sẻ nguồn nƣớc trong mùa lũ và mùa kiệt với rạch An Xuân, Quán Cửa tại ngã

ba Phò Nam. Mùa nƣớc kiệt sông Bồ không đóng góp lƣu lƣợng cho sông Hƣơng, trong mùa lũ khi mực nƣớc lên cao trên 2,5m sông Bồ chỉ đóng góp lƣu lƣợng lũ cho sông Hƣơng khoảng 30% lƣợng lũ của sông Bồ. Chiều dài dòng chính sông Bồ tính đến Cổ Bi là 64 km, tính đến ngã ba Sình là 94 km. Nguồn nƣớc sông Bồ trong mùa kiệt rất hạn hẹp, tại Phú Ốc lƣu lƣợng kiệt chỉ đạt 5,6 m3/s trong khi đó nhu cầu nƣớc 2 bên bờ sông Bồ rất lớn. Riêng sản xuất nông nghiệp có tới hơn 16.000 ha cần nguồn nƣớc của sông Bồ.

+ Sông Hữu Trạch: sông Hữu Trạch bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện A Lƣới và Nam Đông, chảy theo hƣớng Nam Bắc và nhập lƣu với sông Tả Trạch tại ngã ba Tuần. Sông Hữu Trạch là phụ lƣu lớn cấp I của sông Hƣơng có diện tích đến cửa nhập lƣu là 729 km2. Chiều dài sông chính 51 km sông chảy hầu hết ở vùng đồi núi, lòng sông dốc, nhiều thác ghềnh. Do chịu ảnh hƣởng của mƣa lớn ở sƣờn Bạch Mã nên nguồn nƣớc ở đây khá dồi dào, lũ sông lớn. Sông Hữu Trạch là một sông không chỉnh thể, lƣu vực chỉ có miền núi, không có đồng bằng. Trên sông Hữu Trạch đang xây dựng hồ chứa đa mục tiêu để phát điện, cấp nƣớc cho hạ du, chống lũ và cải tạo môi trƣờng khí hậu vùng miền núi.

+ Sông Tả Trạch: Sông Tả Trạch có thể coi là dòng chính phía thƣợng nguồn của sông Hƣơng. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi huyện Nam Đông. Sông chảy theo hƣớng Nam, Đông Nam - Bắc Đông Bắc và hội lƣu với sông Hữu Trạch tại Ngã Ba Tuần. Phần miền núi cao của sông Tả Trạch có độ dốc lƣu vực lớn, sông cắt sâu vào địa hình đến sau trạm thuỷ văn Thƣợng Nhật thềm sông hạ thấp và mở rộng tạo cho khu vực xã Dƣơng Hoà nhƣ một thung lũng sông.

+ Dòng chính sông Hƣơng: Dòng chính sông Hƣơng đƣợc tính từ ngã ba Tuần đến cửa Thuận An có chiều dài khoảng 40 km. Từ Tuần đến cửa, sông Hƣơng nhận thêm nhánh Tứ Ca (tại Hƣơng Hồ) và sông Bồ (tại Sình) làm phụ lƣu cấp I phía tả sông và chia nƣớc trong mùa kiệt vào cửa Nhan Biều (kênh 7 xã, 5 xã, Bạch Yến) ở phía tả; cửa sông Đại Giang tại cống Phú Cam, cửa La Ỷ ở phía hữu. Trong mùa lũ ngoài các cửa chia nƣớc trên khi mực nƣớc tại đập Đá trên +1,5 m nƣớc lũ còn đƣợc phân vào nam sông Hƣơng theo đập Đá và nếu lũ cao trên +3,5 m sẽ tràn 2 bờ sông đoạn từ Kim Long đến cửa. Dòng chính sông Hƣơng nằm chủ yếu ở đồng bằng, lòng sông rộng và sâu, nhiều bãi bồi ngầm do hoạt động của dòng nƣớc. Nguồn nƣớc sông Hƣơng trƣớc khi đổ ra biển đã hội nhập với dòng nƣớc sông Phú Bài, sông Nông, sông Truồi, sông Ô Lâu tại phá Tam Giang - Cầu Hai. Tổng diện tích lƣu vực sông Hƣơng cho đến nay vẫn đƣợc xác định là 2.960 km2

.

- Sông Bù Lu - sông Châu: Là 2 sông nhỏ tƣơng đối chỉnh thể, sông có lƣu vực nằm trên cả 3 vùng địa hình, phần đồi núi phía trên đƣờng quốc lộ 1A và phần đồng bằng, đồng bằng ven biển phía dƣới đƣờng 1A. Phần miền núi, 2 sông này có độ cao

khoảng 500m dạng đồi thoải liên tục theo dải đồi tiến sát tới đồng bằng. Đồng bằng sông Bù Lu là một bồn trũng có cao độ từ (-0,2 đến +1,5m). Trũng nhất là vùng Thừa Lƣu đồng bằng ven biển tƣơng đối bằng phẳng phía Bắc giáp đèo Phƣớc Tƣợng đồng bằng chủ yếu là trảng cát, cồn cát thấp. Phía Nam rộng lớn hơn có cao độ từ (+2,0 đến 2,5m). Phần lớn phần đồng bằng sông Bù Lu, sông Châu nằm trong quy hoạch xây dựng công nghiệp, cảng Chân Mây. Hai sông này nằm trong vùng mƣa lớn nên tổng lƣợng nƣớc hàng năm khá nhƣng do mƣa phân bố không đều theo thời gian nên mƣa lũ (từ tháng 8 đến tháng 12) tổng lƣợng chiếm tới 75%, mùa kiệt (từ tháng 1 đến tháng 7) tổng lƣợng nƣớc chỉ chiếm 25%. Mặc dù đã xây dựng đập Muống, đập Sở để sử dụng nguồn nƣớc kiệt trên sông Bù Lu cho nông nghiệp nhƣng hàng năm diện tích canh tác ở đây vẫn nhờ trời là chính. Các sông suối nhỏ ven đầm An Cƣ (đầm Lăng Cô) nhƣ Hói Mít, Hói Dừa, Hói Soài đều là những sông suối có lƣu vực nhỏ.

- Sông A Sáp: Sông A Sáp là ngọn của một nhánh suối thuộc Sê Băng Hiêng (Mê Kông) nên sông thuộc loại không hoàn chỉnh. Địa hình lƣu vực sông chỉ có vùng miền núi. Địa hình lƣu vực có dạng thung lũng cao ở phía Nam, phía Bắc và Tây Bắc. Địa hình ở đây chủ yếu là gò đồi và thung lũng hẹp của các suối. Cách biên giới Việt Lào khoảng 8 km sông chảy hầu hết là vùng núi, lòng sông dốc, hẹp.

- Hệ đầm phá: Hệ đầm phá Thừa Thiên Huế là một sản phẩm đặc biệt trong quá trình kiến tạo hình thành đồng bằng và đồng bằng ven biển của Thừa Thiên Huế, là cầu nối giữa hệ thống sông ngòi và biển cũng có thể coi đó là bộ phận diện tích ngập nƣớc ở hạ lƣu hệ thống sông Hƣơng. Tổng diện tích đầm phá của Thừa Thiên Huế khoảng 231 km2. Hệ đầm phá điều hoà nguồn nƣớc sông Hƣơng, sông Ô Lâu, sông Nông, sông Truồi, sông Cầu Hai trƣớc khi nguồn nƣớc tải ra biển, đồng thời là một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 43 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)