Tình hình hạn hán trên Thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

Hạn hán thƣờng gây ảnh hƣởng trên diện rộng. Tuy ít khi là nguyên nhân trực tiếp gây tổn thất về nhân mạng nhƣng thiệt hại do hạn hán gây ra rất lớn. Theo số liệu của Trung tâm giảm nhẹ hạn hán quốc gia Mỹ, hàng năm hạn hán gây thiệt hại cho nền kinh tế Mỹ khoảng 6 - 8 tỷ USD (so với 2,41 tỷ USD do lũ và 1,2 - 4,8 tỷ USD do bão). Đợt hạn hán lịch sử ở Mỹ xảy ra vào năm 1988-1989 gây thiệt hại 39-40 tỷ USD, lớn hơn nhiều so với thiệt hại kỷ lục của lũ (15-27,6 tỷ USD, 1993) và bão (25-33,1tỷ USD, 1992).

Hạn cũng gây những tổn thất lớn về kinh tế và môi sinh ở nhiều quốc gia khác nhƣ Ấn độ, Pakistan, Australia... Hạn hán dƣới tác động của El Nino vào năm 1997 - 1998 đã gây cháy rừng trên diện rộng ở Indonesia, không chỉ làm thiệt hại rất lớn về kinh tế của nƣớc này mà còn là một thảm họa môi sinh cho nhiều nƣớc thuộc khu vực

Đông Nam Á. Theo tính toán của Liên hiệp quốc, đến năm 2025 sẽ có 2/3 diện tích đất canh tác ở châu Phi, 1/3 diện tích đất canh tác ở châu Á và 1/5 diện tích đất canh tác ở Nam Mỹ không còn sử dụng đƣợc. Khoảng 135 triệu ngƣời (tƣơng đƣơng dân số của Đức và Pháp) có nguy cơ phải rời bỏ nhà cửa đi kiếm sống ở nơi khác [4].

Nam Phi là một quốc gia đang phát triển nằm ở phần đỉnh phía Nam của lục địa châu Phi, với diện tích tự nhiên 1.219.912km², có đƣờng bờ biển dài hơn 2500km dọc hai đại dƣơng (Đại Tây Dƣơng và Ấn Độ Dƣơng). Nam Phi có các vùng khí hậu khá khác biệt, từ sa mạc khô cằn phía nam Namib tại cực tây bắc tới kiểu khí hậu cận nhiệt đới tƣơi tốt ở phía đông dọc biên giới với Môdămbich và Ấn Độ Dƣơng. Vì vậy tình trạng hán hán thiếu nƣớc dùng xuất hiện khá thƣờng xuyên ở đây. Trong vòng 15 năm qua, Nam Phi đã có sự thay đổi quan trọng trong quản lý tổng hợp tài nguyên nƣớc và đặc biệt trong chính sách nông nghiệp và quản lý hạn hán. Hạn hán đƣợc nhận diện nhƣ là một hiện tƣợng bình thƣờng trong thành phần nông nghiệp và nó sẽ đƣợc thích nghi nhƣ vậy trong hệ thống tài chính nông nghiệp và trang trại [4].

Australia là một nƣớc phát triển, là nƣớc lớn thứ 6 thế giới, với diện tích tự nhiên 7.686.850km2, dân số năm 2005 là 20.406.000 ngƣời. Australia thƣờng xuyên phải đối mặt với hạn hán vì có lƣợng mƣa thấp. Để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trƣờng, đối phó với hạn hán và giảm thiểu thiệt hại do hạn hán gây ra, Chính phủ và nhân dân Australia có nhiều kinh nghiệm tốt trong quản lý tài nguyên nƣớc và khai thác công trình thuỷ lợi.

Ở Trung Quốc hạn hán đã tác động nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc, đặc biệt là tại các khu vực có đông ngƣời nghèo. Hạn hán là nguyên nhân gây tổn thất đến 48% tổng thiệt hại kinh tế trực tiếp của Trung Quốc. Khoảng 61 triệu ngƣời đã thiếu nƣớc cho sinh hoạt trong giai đoạn xảy ra hạn hán nặng 2000 - 2001, ảnh hƣởng đến hơn 620 thành phố và thị xã trên phạm vi 18 tỉnh. Ngoài ra, ở những thành phố lớn nhƣ Đại Liên, Tây An, Hoàng Hải và Thiên Tân, nguồn nƣớc cấp suy giảm một cách nghiêm trọng. Thời kỳ hạn hán này đã làm tổn thất 115 triệu tấn lƣơng thực, gây áp lực lớn đến an toàn lƣơng thực quốc gia. Trong năm 2006, hạn hán lần nữa xảy ra, gây thiếu nƣớc cho khoảng 36 triệu ngƣời và tổn thất khoảng 42 triệu tấn lƣơng thực. Khu vực bị ảnh hƣởng nặng nề nhất là khu vực phía Tây Nam, một trong những vùng nghèo nhất bao gồm Quảng Châu, Tứ Xuyên và Vân Nam, với khoảng 20 triệu ngƣời, tƣơng đƣơng 9,9% dân số trong vùng chịu ảnh hƣởng nặng nề của hạn hán. Trong những năm gần đây, Chính phủ Trung Quốc, chính quyền các tỉnh và địa phƣơng đã xây dựng các hƣớng dẫn cũng nhƣ kế hoạch quản lý hạn hán, ví dụ nhƣ Kế hoạch quốc gia về ứng phó khẩn cấp hạn hán, các kế hoạch và hƣớng dẫn ứng phó hạn hán ở cấp tỉnh và thành phố. Ngoài ra, rất nhiều các quy chế, quy định đã đƣợc thiết lập để quản lý hạn hán.

20.770km² với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt. Israel đã thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống hoang mạc hóa, sa mạc hóa, để điều phối các hoạt động của các cơ quan Chính phủ trong phòng chống sa mạc hoá, Ban chỉ đạo đƣợc cố vấn bởi một Ủy ban bao gồm các chuyên gia trong việc đƣa ra các khuyến nghị về chuyên môn cũng nhƣ việc phân bổ ngân sách. Nội dung các hoạt động khẩn cấp bao gồm các hoạt động về đánh giá, phòng chống và quan trắc mức độ nhiễm mặn của đất, xói mòn đất, về công tác quản lý đất đai, cháy rừng, xây dựng và khai thác hệ thống giao thông có thể đƣợc thể chế hoá trong kế hoạch hành động quốc gia. Biện pháp nâng cao nhận thức cho cộng đồng, cho đội ngũ lãnh đạo về những gì đang diễn ra và các tổn thất do hoang mạc hóa, sa mạc hóa gây ra là tối cần thiết. Công việc quan trọng của ban chỉ đạo là đánh giá các mối quan hệ tƣơng tác giữa sa mạc hoá, sự suy giảm của đa dạng sinh học và dự báo các tác động trong tƣơng lai do biến đổi khí hậu để thiết kế một cơ chế phối hợp thực hiện có hiệu quả đáp ứng yêu cầu về phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)