Đánh giá rủi ro hạn hán đối với đất trồng lúa đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 96)

Thừa Thiên Huế

Hình 3.46. Phân bố diện tích đất trồng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, diện tích đất lúa của tỉnh là 34.881 ha. Đất trồng lúa vẫn tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Vang, Hƣơng Thủy, Hƣơng Trà, Phong Điền, Quảng Điền.

Để đánh giá rủi ro hạn hán đối với đất trồng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài tiến hành chồng ghép bản đồ mô phỏng rủi ro hạn hán vụ Đông Xuân và Hè Thu với bản đồ phân bố đất trồng lúa. Kết quả thể hiện ở hình 3.47 và 3.48.

Hình 3.47. Mô phỏng rủi ro khô hạn đối với đất trồng lúa vụ Đông

Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 3.47 cho thấy, diện tích đất trồng lúa có rủi ro khô hạn nghiêm trọng trong vụ Đông Xuân khoảng 12.230 ha (35,06% tổng diện

tích đất trồng lúa). Mức độ hạn nặng khoảng 14.330 ha (chiếm 41,08% tổng diện tích đất trồng lúa). 23,86% diện tích đất trồng lúa của tỉnh nguy cơ hạn không đáng kể. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán ở từng huyện thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán trong vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Huyện Hạn hán nghiêm trọng (ha) Hạn nặng (ha) Hạn không đáng kể/không hạn (ha) 1 Phú Vang 5971 2707 0 2 Phú Lộc 2322 3356 0 3 Hƣơng Thủy 2109 1388 41,34 4 Hƣơng Trà 409,4 2901 1154 5 Quảng Điền 1378 1633 987,9 6 A Lƣới 37,08 52,45 1154 7 Thành phố Huế 0 910,9 0

Kết quả thể hiện ở hình 3.6 cho thấy, các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Quảng Điền có diện tích đất lúa rủi ro hạn hán lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Đông Xuân. Huyện A Lƣới là vùng có nguy cơ hạn hán đối với đất trồng lúa thấp nhất.

Hình 3.48. Mô phỏng rủi ro khô hạn đối với đất trồng lúa vụ Hè Thu

Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 3.48 cho thấy, diện tích đất trồng lúa có rủi ro khô hạn nghiêm trọng trong vụ Hè Thu khoảng 17.990 ha (51,56% tổng diện tích đất trồng lúa). Mức độ hạn nặng khoảng 11.020 ha (chiếm 31,59% tổng diện tích đất trồng lúa). 16,85% diện tích đất trồng lúa của tỉnh nguy cơ hạn không đáng kể. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán ở từng huyện thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán trong vụ Hè Thu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Huyện Hạn hán nghiêm trọng (ha) Hạn nặng (ha) Hạn không đáng kể/không hạn (ha) 1 Phú Vang 6247 2360 71,27 2 Phú Lộc 5678 0 0 3 Hƣơng Thủy 2239 1248 50,53 4 Hƣơng Trà 0 724,3 3014 5 Quảng Điền 0 2750 1249 6 A Lƣới 716 139,8 97,26 7 Thành phố Huế 0 7,9 902,9 8 Phong Điền 2558 3788 472,5 9 Nam Đông 553,3 0 0

Kết quả thể hiện ở hình 3.7 cho thấy, các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Phong Điền có diện tích đất lúa rủi ro hạn hán lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu. Thị xã Hƣơng Trà là vùng có nguy cơ hạn hán đối với đất trồng lúa thấp nhất.

Nhìn chung, trong cả vụ Đông Xuân và Hè Thu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đất trồng lúa vùng núi ở huyện Nam Đông, A Lƣới và đất trồng lúa vùng đồng bằng và ven biển các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy có rủi ro hạn hán cao khi lƣợng mƣa sụt giảm. Cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn tình trạng hán hán ở các huyện này để tìm ra giải pháp giảm thiểu trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đƣa ra một số kết luận chính sau: - Hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện ở cả vùng đồng bằng và vùng núi. Mức độ và sự phân bố không gian của hạn hán là khác nhau giữa các năm. Tần suất xuất hiện hạn hán trong vụ Hè Thu nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Hạn hán trong vụ Đông Xuân thƣờng xuất hiện ở vùng núi nhƣ huyện Nam Đông, huyện A Lƣới và vùng đồng bằng ven biển của các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Hạn hán trong vụ Hè Thu thƣờng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn ở vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng ven biển của huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc.

- Mức độ khô hạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế có sự khác biệt giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Cụ thể:

+ Trong vụ Đông Xuân, tổng lƣợng mƣa dao động từ 100mm đến 500mm. Tháng 2 và tháng 3 là thời điểm ít mƣa nhất trong vụ. Nhiệt độ trong vụ Đông Xuân tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4. Tháng 3 và tháng 4 có nhiệt độ cao nhất trong vụ. Chỉ số hạn hán có xuất hiện ở mức khô nặng đến cực kỳ khô. Xu hƣớng của hạn hán vào tháng 2, 3 có xu hƣớng giảm về tần suất, nhƣng ở mức độ nghiêm trọng khi xuất hiện. Chỉ số hạn hán SPI tháng 2 và tháng 3 liên tục giảm xuống trong 3 năm trở lại đây.

+ Trong vụ Hè Thu, tổng lƣợng mƣa ở vùng núi cao tỉnh Thừa Thiên Huế dao động từ 400mm đến 1200mm. Ở vùng đồng bằng là từ 150mm đến 1000mm. Số ngày không mƣa ổn định ở mức từ 70 đến 80 ngày. Nhiệt độ trong vụ Hè Thu là cao nhất trong năm. Vụ Hè Thu có xuất hiện hạn hán ở mức độ nghiêm trọng và xuất hiện vào những thời điểm khác nhau trong vụ. Hạn hán vào tháng 5 xuất hiện ít hơn trong những năm trở lại đây. Hạn hán vào tháng 6 có xu hƣớng gia tăng cả về tần suất lẫn mức độ. Khô hạn của tháng 7 chủ yếu ở mức độ khô nặng. Tần suất và mức độ của hạn hán tháng 8 có xu hƣớng giảm.

- Hạn hán đã có những tác động nhất định đối với năng suất lúa trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế. Năng suất lúa ở huyện Nam Đông và A Lƣới có mối tƣơng quan khá chặt với chỉ số hạn hán SPI (r=0,69). Năng suất lúa của các huyện Quảng Điền, Hƣơng Trà, thành phố Huế, Hƣơng Thủy cũng có mối tƣơng quan khá chặt với chỉ số hạn hán SPI (r=0,65). Sự biến động năng suất lúa trung bình các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc không có mối liên hệ chặt với chỉ số hạn hán.

- Hạn hán trong vụ Đông Xuân theo mô phỏng sẽ xuất hiện nhiều ở các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Huế, một phần huyện Nam Đông. Vùng trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế giáp với tỉnh Quảng Trị cũng xuất hiện khô hạn nặng (một phần của huyện A Lƣới,

Phong Điền). Vùng núi, gò đồi của các huyện Nam Đông, A Lƣới, Phong Điền là những vùng có nguy cơ hạn hán trong vụ Hè Thu rất cao theo kết quả mô phỏng. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hƣơng Thủy, một phần của huyện Phong Điền và Quảng Điền cũng xuất hiện khô hạn nặng.

- Diện tích đất trồng lúa có rủi ro khô hạn nghiêm trọng trong vụ Đông Xuân theo mô phỏng khoảng 12.230 ha, chiếm 35,06% tổng diện tích đất trồng lúa. Mức độ hạn nặng khoảng 14.330 ha, chiếm 41,08% tổng diện tích đất trồng lúa. Trong vụ Hè Thu, diện tích đất trồng lúa có rủi ro khô hạn nghiêm trọng khoảng 17.990 ha chiếm 51,56% tổng diện tích đất trồng lúa. Mức độ hạn nặng khoảng 11.020 ha, chiếm 31,59% tổng diện tích đất trồng lúa.

II. Đề nghị

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đƣa ra một số đề nghị sau:

- Để lồng ghép hiệu quả hơn rủi ro hạn hán vào quy hoạch sử dụng đất thì kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế cần phải đƣợc xây dựng chi tiết hơn.

- Để nghiên cứu các rủi ro thiên tai cũng nhƣ hạn hán đƣợc chính xác hơn, số liệu quan trắc các yếu tố thời tiết, khí hậu và các yếu tố khác phải cần đƣợc tăng cƣờng thêm và xây dựng bộ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh, đầy đủ và chính xác.

- Cần nghiên cứu ứng dụng thêm các chỉ số hạn hán khác nhau để đánh giá đƣợc mức độ hạn hán các huyện của tỉnh Thừa Thiên Huế chính xác hơn, cung cấp căn cứ vững chắc cho quy hoạch sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp.

- Cần có nghiên cứu sâu hơn nữa mối tƣơng quan giữa năng suất lúa các huyện với tình hình khô hạn để phát hiện ra mối liên hệ giữa chúng và có giải pháp phù hợp giảm thiểu tác động của hạn hán đến năng suất lúa.

- Cần áp dụng phƣơng pháp ứng dụng GIS viễn thám có sự tham gia để nghiên cứu chi tiết thêm về tình hình hạn hán ở vùng núi cao (Nam Đông, A Lƣới) và vùng cát ven biển từ huyện Phong Điền đến huyện Phú Vang. Sự kết hợp giữa công nghệ với kiến thức của các bên liên quan sẽ giúp đánh giá đúng đắn và chi tiết tình hình hạn hán và ảnh hƣởng của hạn hán ở mỗi huyện, mỗi xã. Từ đó, mới có thể tìm ra đƣợc giải pháp giảm thiểu và lồng ghép biện pháp giảm thiểu vào quy hoạch sử dụng đất, bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi hợp lý.

- Cần nghiên cứu thêm và tuyên truyền rộng rãi các giải pháp tiết kiệm nƣớc trong sản xuất nông nghiệp cũng nhƣ phƣơng pháp giữ nguồn nƣớc mƣa vùng đầu nguồn để có thể phân phối cho các thời điểm thiếu nƣớc vào mùa khô hạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2013), "Hội thảo nông nghiệp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu: Cơ hội và thách thức".

2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng (2008), "Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép, chƣơng trình hợp tác Việt Nam – Thụy Điển SEMLA".

3. Huỳnh Văn Chƣơng, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Phạm Gia Tùng, Trần Thị Phƣợng, Dƣơng Quốc Nõn (2015), "Nghiên cứu tình hình hạn hán đất trồng lúa vụ hè thu bằng công nghệ viễn thám và GIS tại huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Khoa học Đại học Huế.

4. Nguyễn Lập Dân (2010), Nghiên cứu cơ sở khoa học quản lý hạn hán và

sa mạc hóa để xây dựng hệ thống quản lý, đề xuất các giải pháp chiến lược và tổng thể giảm thiểu tác hại: Nghiên cứu điển hÌnh cho đồng bằng sông Hồng và Nam Trung Bộ. Báo cáo tổng hợp kết quả đề tài khoa học

công nghệ cấp Nhà nƣớc, Viện địa lý - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

5. Vũ Thanh Hằng, Trần Thị Thu Hà (2013), "So sánh một vài chỉ số hạn hán ở các vùng khí hậu Việt Nam", Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Khoa

học tự nhiên và Công nghệ. 29(2S (2013)), pp. 51-57.

6. Lê Thị Hiệu (2011), Nghiên cứu đánh giá hạn hán vùng đồng bằng sông

Hồng, Thủy văn học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc

gia Hà Nội.

7. Đào Xuân Học (2001), Nghiên cứu các giải pháp giảm nhẹ thiên tai hạn

hán ở các tỉnh duyên hải miền trung từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận, Đề tài

cấp nhà nƣớc năm 1999, Trƣờng Đại học Thủy lợi.

8. Trƣơng Quang Học (2009), Lồng ghép các yếu tố môi trường và biến đổi

khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất.

9. Ngô Thị Thanh Hƣơng (2011), Dự tính sự biến đổi của hạn hán ở Việt Nam từ sản phẩm của mô hình khí hậu khu vực, Khoa học chuyên ngành

Khí tƣợng - khí hậu học, Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Quang Kim (2005), Nghiên cứu dự báo hạn hán vùng Nam Trung

Bộ và Tây Nguyên và xây dựng các giải pháp phòng chống, Đề tài khoa

học công nghệ trọng điểm cấp nhà nƣớc giai đoạn 2001-2005, Bộ khoa học công nghệ.

11. Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Biến

đổi khí hậu và vấn đề sản xuất nông nghiệp ở Thừa Thiên Huế.

12. Nguyễn Ngọc Lung (2006), Tổng quan về phòng chống sa mạc hoá,

trường.

13. Nguyễn Hữu Ngữ, Dƣơng Quốc Nõn (2014), "Nghiên cứu xây dựng bản đồ rủi ro hạn hán phục vụ quy hoạch sản xuất nông nghiệp tại huyện đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

20/2014, pp. 67-73.

14. Trần Thị Phƣợng, Dƣơng Quốc Nõn, Huỳnh Văn Chƣơng, Nguyễn Hoàng Khánh Linh, Phạm Gia Tùng, Lê Văn An (2015), "Ảnh hƣởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam", Tạp

chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 6/2015, pp. 37-45.

15. Quốc hội nƣớc Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất

đai số 45/2013/QH13.

16. Lê Sâm, Nguyễn Đình Vƣợng (2008), "Nghiên cứu lựa chọn công thức tính chỉ số khô hạn và áp dụng vào việc tính toán tần suất khô hạn năm ở Ninh Thuận", Tuyển tập kết quả khoa học công nghệ. 2008, p. 187.

17. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Thừa Thiên Huế (2015), Kịch bản biến

đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế

18. Lê Trung Tuân (2009), Nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ phòng chống hạn hán phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững ở các tỉnh miền Trung, Đề tài cấp nhà nƣớc năm 2007, Viện Khoa

học Thủy lợi Việt Nam.

19. Nguyễn Văn Tuấn (2006), Phân tích số liệu và tạo biểu đồ bằng R, Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

20. Lê Văn Thăng (2011), Thích ứng biến đổi khí hậu cấp cộng đồng và các

chính sách liên quan ở Thừa Thiên Huế, Báo cáo tổng kết dự án

FLC.09.04 và 10.04, Vol. 7/2011, NXB Đại học Huế.

21. Nguyễn Văn Thắng, Mai Văn Khiêm, Hoàng Đức Cƣờng, Lã Thị Tuyết (2013), "Nghiên cứu diễn biến các đặc trƣng hạn vùng đồng bằng Bắc Bộ thời kỳ 1961-2010", Tạp chí Khoa học ĐHQGHN - Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ. 29(1S), pp. 179-186.

22. Nguyễn Văn Thắng, và nnk (2007), Nghiên cứu và xây dựng công nghệ dự báo và cảnh báo sớm hạn hán ở Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học

cấp bộ.

23. Trần Thục, và nnk (2008), Xây dựng bản đồ hạn hán và mức độ thiếu nước sinh hoạt ở nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Viện Khoa học khí tƣợng

thủy văn và Môi trƣờng Hà Nội.

24. Phạm Thị Minh Thƣ, "Vấn đề quy hoạch sử dụng đất lồng ghép", Khoa Kỹ thuật Tài nguyên Nước, Trường Đại học Thủy lợi.

25. Trung tâm GIS ứng dụng mới Giáo trình thực hành phân tích không gian. 26. Trung tâm khí tƣợng thủy văn Trung ƣơng, "Những kiến thức cơ bản về

hạn hán".

27. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2000), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên

Huế năm 2000, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế.

28. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên

Huế năm 2005, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế.

29. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2009), Niên giám thống kê Tỉnh Thừa Thiên

Huế năm 2009, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế.

30. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2013), Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên

Huế năm 2013, Cục thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế.

31. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (2014), Số liệu thống kê kinh tế xã hội hàng

tháng năm 2014 tỉnh Thừa Thiên Huế.

32. Nguyễn Việt ( 2012), "Đánh giá tổng hợp về hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế", Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển. số 7 (96), pp. 93-97.

Tiếng Anh

33. Wilhite D. A. (1993), "Drought assessment, management and planning: Theory and case studies.", Natural Resource Management and Policy Series. 2, Kluwer.

34. Kummerow C (2000), "The status of the tropical rainfall measuring mission (trmm) after two years in orbit", J. Appl. Meteor. 39(12), pp.

1965–1982.

35. Kummerow C, Barnes W, Kozu T, Shiue J, Simpson J (1998), "The tropical rainfall measuring mission (trmm) sensor package", J. Atmos. Oceanic Technol. 15 (3), pp. 809–817.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 86 - 96)