So sánh mức độ hạn hán dựa vào 2 chỉ số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 70)

Nhƣ đã giới thiệu ở phần 2.2, SPI và RDI là hai chỉ số đánh giá mức độ hạn hán với phƣơng pháp tính toán khác nhau. SPI dựa vào yếu tố lƣợng mƣa để đánh giá. Trong khi đó, RDI không những dựa vào yếu tố mƣa mà còn dựa vào yếu tố nhiệt độ (min, max và average). Để đánh giá tốt mức độ hạn hán trên địa bàn Thừa Thiên Huế, tác giả sử dụng 2 chỉ số trên để kiểm tra và đối chiếu kết quả thể hiện mức độ hạn hán của 2 chỉ số. 3 trạm quan trắc trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là trạm Huế, trạm Nam Đông và trạm A Lƣới là các trạm đo đủ các yếu tố mƣa, nhiệt độ. Do đó, nghiên cứu đã tiến hành tính toán chỉ số khô hạn của 3 trạm này để đối chiếu và so sánh sự khác biệt. Kết quả tính toán đƣợc thể hiện ở hình 3.22.

Hình 3.22. Chỉ số SPI, RDI nhỏ nhất trạm Nam Đông (a), trạm A Lưới (b) và trạm Huế (c)

Hình 3.23. Biểu đồ tán xạ giữa RDI và SPI

Kết quả thể hiện ở hình 3.22 và hình 3.23 cho thấy, mặc dù với các yếu tố đầu vào khác nhau nhƣng giá trị thể hiện mức độ hạn hán của 2 chỉ số RDI và SPI trên địa bàn nghiên cứu có tính tƣơng đồng rất cao. Sử dụng 2 chỉ số này để đánh giá mức độ hạn hán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là hoàn toàn giống nhau. Do đó, có thể sử dụng một trong hai chỉ số này để đánh giá mức độ hạn hán đều phù hợp. So điều kiện về số liệu quan trắc khí tƣợng thủy văn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế còn hạn chế, đặc biệt là số liệu quan trắc về nhiệt độ. Cho nên, đề tài này sẽ lựa chọn chỉ số SPI để đánh giá mức độ hạn hán và nghiên cứu sự phân bố về mặt không gian của hạn hán trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 68 - 70)