Tình hình hạn há nở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)

Hạn hán ở Việt Nam hầu nhƣ xảy ra ở tất cả các khu vực từ đồng bằng đến trung du miền núi với các mức độ và thời điểm hạn khác nhau.

Bảng 1.4. Các nhóm khu vực về đặc trưng khô hạn phổ biến tại Việt Nam

Nhóm khu vực Khu vực Mùa khô hạn phổ biến Bắc Bộ

Tây Bắc XI-IV Việt Bắc XI – III Đồng bằng Bắc Bộ XI-III Trung Bộ Bắc Trung Bộ IV-VIII

Nam Trung Bộ II-VIII Tây Nguyên Tây Nguyên XI-IV

Nam Bộ Nam Bộ XII – IV

Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn trung ương [26]

Theo số liệu thống kê từ năm 1960 đến 2008 (49 năm) số năm bị hạn hán là 36 năm chiếm 73,5% với mức độ khác nhau (hạn vụ Đông Xuân 13 năm, vụ mùa 11 năm, vụ Hè Thu 12 năm). Trong khoảng thời gian 15 năm gần đây, tình hình hạn hán nƣớc ta xảy ra thƣờng xuyên hơn, nghiêm trọng hơn trong đó có thể thống kê những đợt hạn hán nặng nhƣ sau:

- Hạn hán năm 1993: Hạn xảy ra ở Bắc bộ và Trung Bộ do lƣợng mƣa năm bị thiết hụt từ 30 - 40%, mùa khô lƣợng mƣa thấp hơn trung bình nhiều năm 40 - 60%, có nơi không mƣa. Dòng chảy trên các sông suối bị cạn kiệt, mặn xâm nhập vào sâu trong các sông tới 30km, nhiều hồ chứa có mực nƣớc dƣới mực nƣớc chết (Quảng Bình 140 hồ, Quảng Trị 50 hồ, Quảng Ngãi 40 hồ). Hạn đã gây thiệt hại cho diện tích lúa Đông xuân bị hạn 176.643ha, trong đó mất trắng 22.590 ha; vụ hè thu ở các tỉnh từ

Thanh Hoá đến Bình Thuận bị hạn 108.393 ha, trong đó mất trắng 24.093 ha [4]. - Hạn hán năm 1998: Đợt hạn từ cuối năm 1997 đến tháng 4/1998 ở Bắc Trung Bộ. Do mùa mƣa năm 1997 kết thúc sớm 1 tháng; lƣợng mƣa 6 tháng đầu năm chỉ đạt 30 - 70% trung bình nhiều năm, có nơi 2 - 3 tháng không có mƣa; nhiều đợt nắng nóng kéo dài; mực nƣớc trên các sông suối xuống thấp; nhiều hồ chứa vừa và nhỏ cạn khô (Nghệ An 579 hồ, Quảng Bình 110 hồ hết nƣớc...); mặn xâm nhập sâu, độ mặn cao và kéo dài [4].

- Hạn hán năm 1999: Đây là năm lũ lớn và lịch sử ở rất nhiều lƣu vực sông ở miền Trung nhƣng đối với 2 vùng đồng bằng lớn của đất nƣớc là Bắc Bộ và Nam Bộ đã xảy ra đợt hạn hán lớn [4].

- Hạn hán năm 2002: Đợt hạn từ cuối tháng 2 đến tháng 4 năm 2002 xuất hiện ở hầu hết từ Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. - Hạn hán năm 2003: Từ tháng tháng 6 đến cuối tháng 8, ở Bắc Trung Bộ có lƣợng mƣa rất thấp vì vậy vụ Hè Thu bị hạn rất nặng với diện tích lúa bị hạn cao nhất là 22.350ha, trong đó diện tích mất trắng cuối vụ là 8.980ha. Rau màu và cây trồng khác thiệt hại là 5.070ha [4].

- Hạn hán năm 2004: Do mực nƣớc sông Hồng tại Hà Nội xuống thấp trong vòng 40 năm và các hồ chứa mực nƣớc thấp hơn nhiều so với thiết kế vì vậy các nguồn nƣớc thiếu đã gây nên hạn hán vụ đông xuân ở Bắc bộ, các địa phƣơng phải tập trung huy động mọi nguồn lực để chống hạn. Đợt hạn từ tháng 7 đến tháng 11 năm 2004 ở Tây Nguyên, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long [4].

- Hạn hán năm 2005: Mùa mƣa năm 2004 kết thúc sớm hơn bình thƣờng từ 1 đến 2 tháng, tổng lƣợng mƣa 10 tháng đầu năm thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng 30%, các tháng mùa mƣa thiếu hụt từ 20 - 40%. Từ tháng 11 năm 2004 đến đầu tháng 3 năm 2005, hầu nhƣ cả nƣớc không có mƣa, riêng các tỉnh Bắc bộ và Bắc Trung bộ có mƣa do ảnh hƣởng của 3 đến 4 đợt không khí lạnh nhƣng lƣợng mƣa cũng không lớn, phổ biến đạt từ 20-60mm, các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây nguyên không có mƣa, trời liên tục nắng nóng, lƣợng bốc hơi lớn. Do đầu vụ, nguồn nƣớc bị thiếu hụt nhiều, trong thời gian dài không có mƣa, lƣợng sinh thuỷ kém, đồng thời phải tƣới nƣớc cho cây trồng, dùng cho sinh hoạt, công nghiệp... dẫn đến dòng chảy và lƣợng trữ trên các sông suối và hồ chứa đều bị suy giảm và cạn kiệt. Từ cuối tháng 2/2005 đến đầu tháng 3/2005, thiếu nƣớc và hạn hán đã diễn ra rất gay gắt tại các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên [4].

- Hạn hán năm 2010: Vào thời điểm cuối năm 2009 đầu năm 2010, tình hình hạn hán diễn biến rất phức tạp tại khu vực đồng bằng sông Hồng. Tổng lƣợng mƣa tháng 1 năm 2010 chỉ đạt 85% lƣợng mƣa trung bình nhiều năm, mực nƣớc tại trạm thủy văn Hà Nội chỉ đạt 0,1m vào ngày 21/02/2010, mức thấp nhất trong lịch sử quan

trắc đƣợc. Nhiều hồ thuỷ điện trữ nƣớc ở mức thấp hơn nhiều so với thiết kế nhƣ Hoà Bình 94%, Thác Bà 61%, Tuyên Quang 61% [12].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)