Diễn biến diện tích, năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 80)

2000 đến 2013

3.5.1.1. Diễn biến diện tích đất trồng lúa

Hình 3.40. Diện tích sản xuất lúa vụ Đông Xuân và Hè Thu tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: [27-30]

Kết quả thể hiện ở hình 3.40 cho thấy, diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh Thừa Thiên Huế thƣờng cao hơn so với diện tích lúa vụ Hè Thu. Diện tích đất trồng lúa cả 2 vụ có xu hƣớng tăng lên từ năm 2008 đến năm 2010 và bắt đầu ổn định từ năm 2010 đến năm 2013. Tính đến thời điểm cuối năm 2013, tổng diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là 31934,8 ha.

Bảng 3.3. Diện tích lúa Đông Xuân và Hè Thu năm 2013 ở tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Huyện Diện tích lúa Đông Xuân năm 2013 (ha)

Diện tích lúa Hè Thu năm 2013 (ha) 1 Thành phố Huế 845 855

2 Huyện Phong Điền 4970 4882 3 Huyện Quảng Điền 4275 3943

4 Thị xã Hƣơng Trà 3085 2960 5 Huyện Phú Vang 6134 5474 6 Thị xã Hƣơng Thủy 3188 3114 7 Huyện Phú Lộc 3700 2984 8 Huyện Nam Đông 373 325 9 Huyện A Lƣới 996 847

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

Hình 3.41. Phân bố đất trồng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế

Kết quả thể hiện ở bảng 3.3 và hình 3.41 cho thấy, diện tích đất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế chủ yếu tập trung ở vùng đồng bằng của các huyện nhƣ Phú Vang, Hƣơng Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Hƣơng Trà. Vùng núi nhƣ huyện Nam Đông, A Lƣới diện tích đất lúa ít hơn.

3.5.1.2 Diễn biến năng suất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 3.42. Năng suất lúa trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: [27-30]

Qua hình 3.42 có thể thấy, năng suất lúa trung bình ở vụ Đông Xuân của tỉnh Thừa Thiên Huế thƣờng cao hơn so với năng suất vụ Hè Thu. Giai đoạn trƣớc năm 2006, năng suất lúa ở tỉnh Thừa Thiên Huế rất bấp bênh. Từ năm 2006 đến nay, năng suất lúa vụ Đông Xuân tăng dần và ổn định từ 53-55 tạ/ha. Tuy nhiên, năng suất trung bình trong vụ Hè Thu vẫn biến động khá mạnh. Trong 3 năm liên tiếp từ năm 2011 đến năm 2013, năng suất lúa trung bình vụ Hè Thu tỉnh Thừa Thiên Huế giảm liên tục xuống dƣới 50 tạ/ha, thấp hơn nhiều so với vụ Đông Xuân.

Để đánh giá mức độ ảnh hƣởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, tác giả đã tiến hành phân nhóm các huyện dựa vào diễn biến năng suất của mỗi huyện. Trên cơ sở đó, sẽ đánh giá mức độ ảnh hƣởng của hạn hán đến năng suất của mỗi nhóm. Phƣơng pháp phân tích thứ bậc (Hierarchical Cluster) trong phần mềm thống kê SPSS đã đƣợc sử dụng để phân nhóm.

Bảng 3.4. Năng suất lúa trung bình của các huyện ở tỉnh Thừa Thiên Huế

Nhóm Huyện Năng suất trung bình Độ lệch tiêu chuẩn I Quảng Điền, Hƣơng Trà,

thành phố Huế, Hƣơng Thủy

56,2 tạ/ha 1,66

II Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc

50,3 tạ/ha 1,5

III A Lƣới, Nam Đông 48,4 tạ/ha 2,89

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, năng suất lúa trung bình ở tỉnh Thừa Thiên Huế có thể chia thành 3 nhóm. Nhóm 1 có mức năng suất trung bình cao nhất 56,2 tạ/ha (độ lệch tiêu chuẩn 1,66) gồm các huyện Quảng Điền, Hƣơng Trà, Hƣơng Thủy, thành phố Huế. Năng suất trung bình nhóm thứ 2 đạt 50,3 tạ/ha (độ lệch tiêu chuẩn 1,5) ở các huyện Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc và Nam Đông. Huyện Nam Đông, A Lƣới có năng suất lúa trung bình thấp nhất là 48,4 tạ/ha với độ lệch tiêu chuẩn là 2,89.

3.5.2. Mức độ ảnh hưởng của hạn hán đến năng suất lúa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Để xem xét mối tƣơng quan giữa năng suất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế với chỉ số khô hạn SPI, trong phạm vi của đề tài tác giả chỉ phân tích hệ số tƣơng quan Pearson (r) giữa năng suất trung bình của mỗi nhóm huyện với chỉ số khô hạn tƣơng ứng ở mỗi nhóm huyện. Năng suất lúa trung bình mỗi nhóm từ năm 2002 đến 2013 đƣợc sử dụng để phân tích. Nguyên nhân là do từ năm 2002 đến 2013, năng suất lúa tỉnh Thừa Thiên Huế ổn định hơn do đã có sự thay đổi tích cực trong khoa học, kỹ thuật sản xuất; giống, thủy lợi, tƣới tiêu... Khi các yếu tố kể trên ổn định, việc phân tích tác động của hạn hán đến năng suất sẽ rõ ràng hơn. Nếu không, việc phân tích mối liên hệ giữa hạn hán với năng suất sẽ khó khăn hơn vì bên cạnh hạn hán còn nhiều yếu tố khác nhau tác

động mạnh đến năng suất lúa. Kết quả phân tích tƣơng quan thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Hệ số tương quan giữa chỉ số hạn SPI với năng suất lúa các nhóm huyện

Nhóm Huyện Năng suất trung bình

Hệ số tƣơng quan (r) với chỉ số hạn SPI I Quảng Điền, Hƣơng Trà, thành

phố Huế, Hƣơng Thủy

56,2 tạ/ha 0,65

II Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc 50,32 tạ/ha 0,42 III A Lƣới, Nam Đông 48,4 tạ/ha 0,69

Kết quả thể hiện ở bảng 3.5 cho thấy, năng suất lúa ở huyện Nam Đông và A Lƣới có mối tƣơng quan khá chặt với chỉ số hạn hán SPI (r=0,69). Có thể nói, hạn hán có thể giải thích đƣợc 69% sự thay đổi của năng suất lúa trung bình của huyện A Lƣới. Các huyện trong nhóm I (Quảng Điền, Hƣơng Trà, thành phố Huế, Hƣơng Thủy) cũng có mối tƣơng quan khá chặt với chỉ số hạn hán SPI (r=0,65), tức là hạn hán có thể giải thích đƣợc 65% sự thay đổi năng suất lúa trung bình của nhóm I. Năng suất lúa ở các huyện thuộc nhóm II (Phong Điền, Phú Vang, Phú Lộc) không phụ thuộc nhiều vào chỉ số khô hạn SPI với r < 0,5. Hay nói cách khác, sự biến động năng suất lúa trung bình ở nhóm II chƣa bị ảnh hƣởng nhiều bởi hạn hán mà còn có nhiều yếu tố khác tác động. Có thể nói, hạn hán đã có những tác động nhất định đối với năng suất lúa trung bình của tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, để đánh chính xác và chi tiết cho từng vùng cũng nhƣ giải thích cụ thể sự khác nhau của các mối liên hệ thì cần có những nghiên cứu sâu hơn, chi tiết và chuỗi thời gian dài hơn.

3.6. Mô phỏng rủi ro hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu để làm cơ sở cho việc ra quyết định trong việc thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở địa phƣơng. Đồng thời, kịch bản biến đổi khí hậu cũng là căn cứ quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch sử dụng đất. Kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc xây dựng trên cơ sở kịch bản phát thải trung bình (B2) trong kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệt độ và lƣợng mƣa sẽ có xu hƣớng tăng lên trong tƣơng lai. Cụ thể, đến năm 2020 nhiệt độ sẽ tăng 0,5 độ C và lƣợng mƣa cả năm sẽ tăng 1,4% so với thời kỳ 1980-1999.

Để thành lập đƣợc bản đồ mô phỏng rủi ro hạn hán bằng chỉ số SPI, đòi hỏi phải mô phỏng đƣợc chỉ số SPI theo kịch bản lƣợng mƣa. Bên cạnh đó, kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn rất chung

chung, chƣa mô phỏng đƣợc lƣợng mƣa, nhiệt độ chi tiết cho từng tháng, từng ngày nên rất khó áp dụng kịch bản trong nghiên cứu các lĩnh vực liên quan. Để khắc phục vấn đề này, đề tài sử dụng thuật toán Percentile nhƣ đã giới thiệu ở mục 2.4 để mô phỏng sơ bộ lƣợng mƣa tháng theo kịch bản biến đổi khí hậu kết hợp với xu hƣớng thay đổi của lƣợng mƣa tháng đã phân tích ở mục 3.2. Từ kết quả mô phỏng lƣợng mƣa, có thể tính toán đƣợc giá trị chỉ số hạn hán SPI nhƣ cách tính và đánh giá ở mục 3.3. Khi đó, tiến hành nội suy các giá trị SPI tính đƣợc sẽ có kết quả là bản đồ mô phỏng rủi ro hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu. Kết quả mô phỏng lƣợng mƣa bằng thuật toán Percentile đƣợc thể hiện ở hình3.43.

Hình 3.43. Mô phỏng lượng mưa các tháng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo kịch bản BĐKH (B2) lượng mưa tăng 1,4% so với giai đoạn 1980-1999

Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 3.43 cho thấy, mặc dù tổng lƣợng mƣa trung bình năm tăng lên 1,4% so với trung bình năm giai đoạn 1980-1999, nhƣng không phải lƣợng mƣa tất cả các tháng trong năm đều tăng mà có sự tăng giảm khác nhau giữa các tháng. Lƣợng mƣa tăng nhiều hơn vào các tháng mùa mƣa.

Để mô phỏng rủi ro hạn hán tỉnh Thừa Thiên Huế, kịch bản lƣợng mƣa thấp nhất sẽ đƣợc sử dụng để tính toán chỉ số khô hạn SPI và nội suy trên bản đồ. Kết quả nội suy chỉ số khô hạn SPI thể hiện ở hình 3.44 cho thấy, hạn hán vụ trong vụ Đông Xuân sẽ xuất hiện nhiều ở dọc vùng đồng bằng và vùng ven biển của tỉnh (các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Huế, một phần huyện Nam Đông) đặc biệt, khô hạn xuất hiện trên diện rộng ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hƣơng Thủy, Quảng Điền. Bên cạnh đó, vùng trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế giáp với tỉnh Quảng Trị cũng xuất hiện khô hạn nặng (một phần của huyện A Lƣới, Phong Điền). Huyện Nam Đông và A Lƣới rủi ro hạn hán trong vụ Đông Xuân thấp hơn.

Hình 3.45. Mô phỏng hạn hán vụ Hè Thu theo kịch bản B2 về lượng mưa

Kết quả mô phỏng rủi ro hạn hán ở hình 3.45 cho thấy, khu vực có địa hình cao của tỉnh sẽ xuất hiện hạn hán nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với các khu vực còn lại trong vụ Hè Thu. Vùng núi, gò đồi của các huyện Nam Đông, A Lƣới, Phong Điền là những vùng có nguy cơ hạn hán trong vụ Hè Thu rất cao. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hƣơng Thủy, một phần của huyện Phong Điền và Quảng Điền cũng xuất hiện khô hạn nặng. Các khu vực còn lại cũng có hạn hán nhƣng ở mức độ nhẹ hơn. Nhìn chung, hạn hán vụ Hè Thu ở tỉnh Thừa Thiên Huế có mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ Đông Xuân và sự phân bố của hạn hán cũng khác nhau giữa các thời điểm trong năm.

3.7. Đánh giá rủi ro hạn hán đối với đất trồng lúa đến năm 2020 của tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên Huế

Hình 3.46. Phân bố diện tích đất trồng lúa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

Theo bản đồ quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, diện tích đất lúa của tỉnh là 34.881 ha. Đất trồng lúa vẫn tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Vang, Hƣơng Thủy, Hƣơng Trà, Phong Điền, Quảng Điền.

Để đánh giá rủi ro hạn hán đối với đất trồng lúa của tỉnh Thừa Thiên Huế, đề tài tiến hành chồng ghép bản đồ mô phỏng rủi ro hạn hán vụ Đông Xuân và Hè Thu với bản đồ phân bố đất trồng lúa. Kết quả thể hiện ở hình 3.47 và 3.48.

Hình 3.47. Mô phỏng rủi ro khô hạn đối với đất trồng lúa vụ Đông

Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 3.47 cho thấy, diện tích đất trồng lúa có rủi ro khô hạn nghiêm trọng trong vụ Đông Xuân khoảng 12.230 ha (35,06% tổng diện

tích đất trồng lúa). Mức độ hạn nặng khoảng 14.330 ha (chiếm 41,08% tổng diện tích đất trồng lúa). 23,86% diện tích đất trồng lúa của tỉnh nguy cơ hạn không đáng kể. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán ở từng huyện thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán trong vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Huyện Hạn hán nghiêm trọng (ha) Hạn nặng (ha) Hạn không đáng kể/không hạn (ha) 1 Phú Vang 5971 2707 0 2 Phú Lộc 2322 3356 0 3 Hƣơng Thủy 2109 1388 41,34 4 Hƣơng Trà 409,4 2901 1154 5 Quảng Điền 1378 1633 987,9 6 A Lƣới 37,08 52,45 1154 7 Thành phố Huế 0 910,9 0

Kết quả thể hiện ở hình 3.6 cho thấy, các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Quảng Điền có diện tích đất lúa rủi ro hạn hán lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Đông Xuân. Huyện A Lƣới là vùng có nguy cơ hạn hán đối với đất trồng lúa thấp nhất.

Hình 3.48. Mô phỏng rủi ro khô hạn đối với đất trồng lúa vụ Hè Thu

Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 3.48 cho thấy, diện tích đất trồng lúa có rủi ro khô hạn nghiêm trọng trong vụ Hè Thu khoảng 17.990 ha (51,56% tổng diện tích đất trồng lúa). Mức độ hạn nặng khoảng 11.020 ha (chiếm 31,59% tổng diện tích đất trồng lúa). 16,85% diện tích đất trồng lúa của tỉnh nguy cơ hạn không đáng kể. Cụ thể, diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán ở từng huyện thể hiện ở bảng 3.7.

Bảng 3.7. Diện tích đất trồng lúa có rủi ro hạn hán trong vụ Hè Thu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

STT Huyện Hạn hán nghiêm trọng (ha) Hạn nặng (ha) Hạn không đáng kể/không hạn (ha) 1 Phú Vang 6247 2360 71,27 2 Phú Lộc 5678 0 0 3 Hƣơng Thủy 2239 1248 50,53 4 Hƣơng Trà 0 724,3 3014 5 Quảng Điền 0 2750 1249 6 A Lƣới 716 139,8 97,26 7 Thành phố Huế 0 7,9 902,9 8 Phong Điền 2558 3788 472,5 9 Nam Đông 553,3 0 0

Kết quả thể hiện ở hình 3.7 cho thấy, các huyện Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Phong Điền có diện tích đất lúa rủi ro hạn hán lớn ở tỉnh Thừa Thiên Huế trong vụ Hè Thu. Thị xã Hƣơng Trà là vùng có nguy cơ hạn hán đối với đất trồng lúa thấp nhất.

Nhìn chung, trong cả vụ Đông Xuân và Hè Thu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đất trồng lúa vùng núi ở huyện Nam Đông, A Lƣới và đất trồng lúa vùng đồng bằng và ven biển các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy có rủi ro hạn hán cao khi lƣợng mƣa sụt giảm. Cần tiếp tục nghiên cứu chi tiết hơn tình trạng hán hán ở các huyện này để tìm ra giải pháp giảm thiểu trong sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

I. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả đƣa ra một số kết luận chính sau: - Hạn hán ở tỉnh Thừa Thiên Huế xuất hiện ở cả vùng đồng bằng và vùng núi. Mức độ và sự phân bố không gian của hạn hán là khác nhau giữa các năm. Tần suất xuất hiện hạn hán trong vụ Hè Thu nhiều hơn so với vụ Đông Xuân. Hạn hán trong vụ Đông Xuân thƣờng xuất hiện ở vùng núi nhƣ huyện Nam Đông, huyện A Lƣới và vùng đồng bằng ven biển của các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, Phú Lộc. Hạn hán trong vụ Hè Thu thƣờng xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn ở vùng đồng bằng, đặc biệt là vùng ven biển của huyện Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Phú Lộc.

- Mức độ khô hạn ở tỉnh Thừa Thiên Huế có sự khác biệt giữa vụ Đông Xuân và vụ Hè Thu. Cụ thể:

+ Trong vụ Đông Xuân, tổng lƣợng mƣa dao động từ 100mm đến 500mm. Tháng 2 và tháng 3 là thời điểm ít mƣa nhất trong vụ. Nhiệt độ trong vụ Đông Xuân tăng dần từ tháng 1 đến tháng 4. Tháng 3 và tháng 4 có nhiệt độ cao nhất trong vụ. Chỉ số hạn hán có xuất hiện ở mức khô nặng đến cực kỳ khô. Xu hƣớng của hạn hán vào tháng 2, 3 có xu hƣớng giảm về tần suất, nhƣng ở mức độ nghiêm trọng khi xuất hiện. Chỉ số hạn hán SPI tháng 2 và tháng 3 liên tục giảm xuống trong 3 năm trở lại đây.

+ Trong vụ Hè Thu, tổng lƣợng mƣa ở vùng núi cao tỉnh Thừa Thiên Huế dao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 80)