Mô phỏng rủi ro hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 86)

cũng nhƣ giải thích cụ thể sự khác nhau của các mối liên hệ thì cần có những nghiên cứu sâu hơn, chi tiết và chuỗi thời gian dài hơn.

3.6. Mô phỏng rủi ro hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế Thiên Huế

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu để làm cơ sở cho việc ra quyết định trong việc thích ứng, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu ở địa phƣơng. Đồng thời, kịch bản biến đổi khí hậu cũng là căn cứ quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có quy hoạch sử dụng đất. Kịch bản biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế đƣợc xây dựng trên cơ sở kịch bản phát thải trung bình (B2) trong kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng của Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng. Theo kịch bản biến đổi khí hậu ở tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệt độ và lƣợng mƣa sẽ có xu hƣớng tăng lên trong tƣơng lai. Cụ thể, đến năm 2020 nhiệt độ sẽ tăng 0,5 độ C và lƣợng mƣa cả năm sẽ tăng 1,4% so với thời kỳ 1980-1999.

Để thành lập đƣợc bản đồ mô phỏng rủi ro hạn hán bằng chỉ số SPI, đòi hỏi phải mô phỏng đƣợc chỉ số SPI theo kịch bản lƣợng mƣa. Bên cạnh đó, kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng còn rất chung

chung, chƣa mô phỏng đƣợc lƣợng mƣa, nhiệt độ chi tiết cho từng tháng, từng ngày nên rất khó áp dụng kịch bản trong nghiên cứu các lĩnh vực liên quan. Để khắc phục vấn đề này, đề tài sử dụng thuật toán Percentile nhƣ đã giới thiệu ở mục 2.4 để mô phỏng sơ bộ lƣợng mƣa tháng theo kịch bản biến đổi khí hậu kết hợp với xu hƣớng thay đổi của lƣợng mƣa tháng đã phân tích ở mục 3.2. Từ kết quả mô phỏng lƣợng mƣa, có thể tính toán đƣợc giá trị chỉ số hạn hán SPI nhƣ cách tính và đánh giá ở mục 3.3. Khi đó, tiến hành nội suy các giá trị SPI tính đƣợc sẽ có kết quả là bản đồ mô phỏng rủi ro hạn hán theo kịch bản biến đổi khí hậu. Kết quả mô phỏng lƣợng mƣa bằng thuật toán Percentile đƣợc thể hiện ở hình3.43.

Hình 3.43. Mô phỏng lượng mưa các tháng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo kịch bản BĐKH (B2) lượng mưa tăng 1,4% so với giai đoạn 1980-1999

Kết quả mô phỏng thể hiện ở hình 3.43 cho thấy, mặc dù tổng lƣợng mƣa trung bình năm tăng lên 1,4% so với trung bình năm giai đoạn 1980-1999, nhƣng không phải lƣợng mƣa tất cả các tháng trong năm đều tăng mà có sự tăng giảm khác nhau giữa các tháng. Lƣợng mƣa tăng nhiều hơn vào các tháng mùa mƣa.

Để mô phỏng rủi ro hạn hán tỉnh Thừa Thiên Huế, kịch bản lƣợng mƣa thấp nhất sẽ đƣợc sử dụng để tính toán chỉ số khô hạn SPI và nội suy trên bản đồ. Kết quả nội suy chỉ số khô hạn SPI thể hiện ở hình 3.44 cho thấy, hạn hán vụ trong vụ Đông Xuân sẽ xuất hiện nhiều ở dọc vùng đồng bằng và vùng ven biển của tỉnh (các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hƣơng Trà, Phú Vang, Phú Lộc, Hƣơng Thủy, Huế, một phần huyện Nam Đông) đặc biệt, khô hạn xuất hiện trên diện rộng ở các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hƣơng Thủy, Quảng Điền. Bên cạnh đó, vùng trung du miền núi phía Bắc của tỉnh Thừa Thiên Huế giáp với tỉnh Quảng Trị cũng xuất hiện khô hạn nặng (một phần của huyện A Lƣới, Phong Điền). Huyện Nam Đông và A Lƣới rủi ro hạn hán trong vụ Đông Xuân thấp hơn.

Hình 3.45. Mô phỏng hạn hán vụ Hè Thu theo kịch bản B2 về lượng mưa

Kết quả mô phỏng rủi ro hạn hán ở hình 3.45 cho thấy, khu vực có địa hình cao của tỉnh sẽ xuất hiện hạn hán nhiều hơn và nghiêm trọng hơn so với các khu vực còn lại trong vụ Hè Thu. Vùng núi, gò đồi của các huyện Nam Đông, A Lƣới, Phong Điền là những vùng có nguy cơ hạn hán trong vụ Hè Thu rất cao. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng của các huyện Phú Lộc, Phú Vang, Hƣơng Thủy, một phần của huyện Phong Điền và Quảng Điền cũng xuất hiện khô hạn nặng. Các khu vực còn lại cũng có hạn hán nhƣng ở mức độ nhẹ hơn. Nhìn chung, hạn hán vụ Hè Thu ở tỉnh Thừa Thiên Huế có mức độ nghiêm trọng hơn so với vụ Đông Xuân và sự phân bố của hạn hán cũng khác nhau giữa các thời điểm trong năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 83 - 86)