vào quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
1.1.3.1. Quy hoạch sử dụng đất
Ở Việt Nam, Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trƣờng và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định [15]. Mục đích, yêu cầu của quy hoạch sử dụng đất là mang tính chất dự báo và thể hiện những mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ, các ngành, các lĩnh vực trên từng địa bàn cụ thể theo các mục đích sử dụng đất đai hợp lý và có hiệu quả. Sau khi đƣợc phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất sẽ trở thành công cụ quản lý Nhà nƣớc về đất đai để các cấp, các ngành quản lý điều chỉnh việc khai thác sử dụng đất phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn; xử lý các vấn đề còn bất cập và các vi phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai. Việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam đã đƣợc pháp lý hoá trong Luật Đất đai 2013 số 45/2013/QH13 và các văn bản dƣới Luật nhƣ Nghị định 43/2014/NĐ-CP, Thông tƣ 29/2014/TT-BTNMT. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất là phân bổ quỹ đất phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trƣờng; đồng thời bảo đảm việc sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả. Khung pháp lý về quản lý đất đai hiện nay yêu cầu phải cân nhắc các phƣơng án quy hoạch khác nhau trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế - xã hội và môi trƣờng, cũng nhƣ phải thu hút sự tham gia và góp ý của mọi đối tƣợng chịu ảnh hƣởng trực tiếp ở cấp cơ sở cho từng phƣơng án quy hoạch này.
1.1.3.2. Lồng ghép rủi ro thiên tai, biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất
Ngay từ những năm đầu của thế kỉ 21, Việt Nam đã xác định đƣợc rõ thách thức mà Việt Nam phải đối mặt lớn nhất trong việc phát triển kinh tế - xã hội đó chính là những tác động mà biến đổi khí hậu có thể gây ra. Kể từ năm 2004 trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Thụy Điển nhằm tăng cƣờng năng lực về quản lý đất đai và môi trƣờng (SEMLA) thì vấn đề biến đổi khí hậu và lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam đã đƣợc tiếp cận một cách đúng đắn và đã có những bƣớc chuyển biến mạnh mẽ [2].
Trong giai đoạn từ 2004 – 2009 chƣơng trình SEMLA đã xây dựng 6 dự án thử nghiệm lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất bao gồm:
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu ở huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu tại 10 xã thuộc tỉnh Hà Giang.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu ở huyện Tuy Phƣớc, tỉnh Bình Định.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu và quản lý đới bờ tại xã An Hải, tỉnh Phú Yên.
- Quy hoạch sử dụng đất lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Các dự án này đã đem lại một hiệu quả tích cực giúp cho Việt Nam nhìn nhận lại một cách đúng đắn quá trình xây dựng quy hoạch sử dụng đất của mình đồng thời cũng nêu bật rõ đƣợc vai trò và những lợi ích thu đƣợc nếu lồng ghép yếu tố biến đổi khí hậu vào trong quy hoạch sử dụng đất.
Tại một hội nghị chuyên đề về Đa dạng sinh học và Biến đổi khí hậu tổ chức tại Hà Nội vào ngày 22 và 23 tháng 5 năm 2007, đã xác định đƣợc rằng Việt Nam là một trong 2 quốc gia (quốc gia còn lại là Bahamas) là nƣớc chịu ảnh hƣởng nhiều nhất bởi biến đổi khí hậu theo một nghiên cứu mới của Ngân hàng Thế giới. Việc sử dụng nguồn nƣớc và năng lƣợng trong tƣơng lai, hiện tƣợng thời tiết xấu gia tăng... sẽ đƣợc
xem xét khi xây dựng quy hoạch. Do vậy, điều quan trọng là các nội dung này phải đƣợc đƣa vào trong số các yếu tố hoặc tiêu chí đƣợc sử dụng trong quá trình đánh giá tính khả thi và thích hợp của các phƣơng án quy hoạch [8].
Một nghiên cứu của Phạm Thị Minh Thƣ, trƣờng Đại học Thủy Lợi đã chỉ ra rằng vai trò của quy hoạch sử dụng đất phải đƣợc mở rộng hơn, bao trùm cả các yếu tố môi rƣờng, biến đổi khí hậu, xã hội và kinh tế cũng nhƣ tạo điều kiện để các bên chịu ảnh hƣởng từ các thay đổi trong sử dụng đất có thể tham gia vào quá trình quy hoạch. Việc gia nhập WTO cũng đòi hỏi phải điều chỉnh lại cách tiếp cận đối với quy hoạch sử dụng đất cho phù hợp với trình độ phát triển cũng nhƣ cách tiếp cận trong quy hoạch sử dụng đất sao cho hài hòa với xu thế toàn cầu hóa và tạo ra một hành lang để quản lý quá trình phát triển đất nƣớc một cách hợp lý, bền vững. Điều này khiến cho việc chuyển hƣớng lập quy hoạch sử dụng đất từ cách tiếp cận tĩnh và nặng về mô tả sang một cách tiếp cận mới mang nhiều tính chiến lƣợc và thiên về phân tích trở nên cần thiết hơn [24].
Mối liên hệ giữa biến đổi khí hậu và quy hoạch sử dụng đất là không thể tách rời và có thể đƣợc xác định thông qua hai vấn đề: (i) Biến đổi khí hậu sẽ ảnh hƣởng đến các kiểu sử dụng đất thông qua những hệ quả của nó; ví dụ nhƣ mực nƣớc biển dâng, sa mạc hóa, thiếu nguồn nƣớc, lụt lội, bão, sự xâm nhập mặn, … Vì vậy việc lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu vào quy hoạch sử dụng đất nhằm thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu là cần thiết; (ii) quy hoạch sử dụng đất có khả năng làm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu bằng cách đƣa ra biện pháp để giảm hiệu ứng khí nhà kính, ví dụ nhƣ hạn chế tối đa diện tích rừng bị mất, trồng và khoanh nuôi rừng, khuyến khích sản xuất sạch, …Những tác động chung của biến đổi khí hậu đã đƣợc chấp nhận là có thể xảy ra và những vấn đề này nên đƣợc đƣa ra trong bản phân tích xu hƣớng trong tƣơng lai khi thực hiện quy hoạch sử dụng đất [2].