Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)

Thừa Thiên Huế có 06 huyện: Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lƣới, Nam Đông; 02 thị xã: Hƣơng Thủy, Hƣơng Trà và 01 thành phố Huế. Tỉnh Thừa Thiên Huế có 152 xã, phƣờng, thị trấn.

3.1.2.1. Dân số, lao động

Tỉnh Thừa Thiên Huế gồm có một thành phố loại I trực thuộc tỉnh (thành phố Huế), 2 thị xã (Hƣơng Thủy, Hƣơng Trà) và 6 huyện (Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, A Lƣới và Nam Đông) với 105 xã, 47 phƣờng, thị trấn.

Tính đến năm 2013, dân số tỉnh Thừa Thiên Huế có 1.127.905 ngƣời. Trong đó, 557.026 nam và 570.879 nữ. Mật độ dân số là 222 ngƣời/km2. Về phân bố, có 545.429 ngƣời sinh sống ở thành thị và 582.476 ngƣời sinh sống ở vùng nông thôn. Dân tộc thiểu số sinh sống ở Thừa Thiên Huế gồm Cơtu, Tà Ôi, Bru-Vân Kiều sinh sống ở phía Tây của tỉnh. Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 607.023 ngƣời. Trong đó lao động nữ 296.158 ngƣời, chiếm 48,8%. Lao động nam có 310.865 ngƣời, chiếm 51,2%. Số lao động ở thành thị là 301288 ngƣời, ở nông thôn là 305735 ngƣời.

3.1.2.2. Cơ cấu phát triển kinh tế

Hình 3.6. Cơ cấu tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên Huế

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

Tổng giá trị sản xuất năm 2013 là 49.084.321 triệu đồng. Trong đó, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản là 57.97.477 triệu đồng chiếm 11,81% tổng giá trị sản xuất, công nghiệp và xây dựng 23.264.993 triệu đồng chiếm 47,4% tổng giá trị sản xuất, dịch vụ 20.021.851 triệu đồng chiếm 40,79% tổng giá trị sản xuất.

3.1.2.3. Hiện trạng sử dụng đất

a. Hiện trạng sử dụng đất

- Đất nông nghiệp: Theo số liệu thống kê đất đai năm 2013, diện tích đất nông nghiệp của tỉnh có 392.463,3 ha, chiếm 77,97% tổng diện tích tự nhiên.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng một số loại đất nông nghiệp năm 2013

STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Đất nông nghiệp. Trong đó: 392.463,3 77,96 1 Đất trồng lúa 31.934,8 6,34 2 Đất trồng cây lâu năm 1.6872,2 3,35

3 Đất rừng phòng hộ 101.120 20,09 4 Đất rừng đặc dụng 89.134,5 17,71 5 Đất rừng sản xuất 134.954,3 26,81 6 Đất nuôi trồng thuỷ sản 6.027.5 1,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

- Đất phi nông nghiệp: Theo số liệu thống kê năm 2013, diện tích đất phi nông nghiệp của tỉnh Thừa Thiên Huế là 91.396,1 ha, chiếm 18,16% diện tích tự nhiên.

Bảng 3.2. Hiện trạng sử dụng một số loại đất phi nông nghiệp năm 2013

STT Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

1 Đất ở 18082,3 3,59

2 Đất chuyên dùng 32160,6 6,39 3 Đất tôn giáo, tín ngƣỡng - - 4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 25078,9 4,98 5 Đất phi nông nghiệp khác 1024,3 0,2

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

- Đất chƣa sử dụng

Tỉnh Thừa Thiên Huế có 9460,8 ha đất chƣa sử dụng, chiếm 1,88% diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất bằng chƣa sử dụng phân bố manh mún vì vậy khó có thể khai thác đƣa vào cho các mục đích.

b. Phƣơng hƣớng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

- Sử dụng đất phải ƣu tiên cho phát triển sản xuất nông nghiệp góp phần thực hiện chiến lƣợc an ninh lƣơng thực, cung ứng nông sản phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp. Thâm canh tăng vụ, nâng cao hệ số sử dụng đất. Bố trí hợp lý cơ cấu đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất hàng hoá, gắn với thị trƣờng và hiệu quả kinh tế cao. Ổn định diện tích gieo trồng lúa, mở rộng diện tích đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả, hoa - cây cảnh, cây thực phẩm. Ứng dụng các tiến bộ về công nghệ sinh học, từng bƣớc xây dựng nền nông nghiệp sạch.

- Vì thƣờng xuyên chịu nhiều ảnh hƣởng khắc nghiệt của các yếu tố thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán... do đó việc bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên rừng hiện có (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) là yêu cầu cấp bách. Đẩy mạnh khoanh nuôi làm giàu, trồng mới rừng để phủ xanh đất trồng đồi núi trọc nhằm tái tạo lại rừng, thực hiện tốt chức năng phòng hộ, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trƣờng sinh thái.

những ngành công nghiệp có khả năng khai thác những tiềm năng sẵn có của địa phƣơng nhƣ công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, hải sản. Mở rộng, hình thành các khu công nghiệp tập trung nhằm sử dụng có hiệu quả cơ sở hạ tầng, tạo môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ của các thành phần kinh tế. Gắn việc phát triển công nghiệp với quá trình đô thị hoá, phát triển mạng lƣới đô thị rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh.

- Sử dụng đất phải chú ý chống xói mòn, rửa trôi đất, bảo vệ môi trƣờng để sử dụng ổn định và bền vững, kết hợp giữa trƣớc mắt và lâu dài, phù hợp với chiến lƣợc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đô thị hoá của đất nƣớc. Điều chỉnh dần và tiến tới chấm dứt những bất hợp lý trong quản lý, sử dụng đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tình hình hạn hán phục vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế (Trang 53 - 56)