Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.2.3. Quy hoạch Lâm nghiệp
Quy hoạch lâm nghiệp áp dụng ở nước ta từ thời kỳ Pháp thuộc. Như việc xây dựng phương án điều chế rừng chồi, sản xuất củi. Điều chế rừng Thông theo phương pháp hạt đều ...
Đến năm 1955 - 1957, tiến hành sơ thám và mô tả ước lượng tài nguyên rừng. Năm 1958 - 1959 tiến hành thống kê trữ lượng rừng miền Bắc. Mãi đến năm 1960 - 1964, công tác quy hoạch lâm nghiệp mới áp dụng miền Bắc. Từ năm 1965 đến nay, lực lượng quy hoạch lâm nghiệp ngày càng được tăng cường và mở rộng.
Viện điều tra quy hoạch rừng kết hợp chặt chẽ với lực lượng điều tra quy hoạch của các Sở Lâm nghiệp (nay Sở Nông nghiệp & PTNT) không ngừng cải tiến phương pháp điều tra, quy hoạch lâm nghiệp của các nước ngoài cho phù hợp với trình độ và điều kiện tài nguyên rừng ở nước ta. Tuy nhiên, so với lịch sử phát triển của các nước khác thì quy hoạch lâm nghiệp nước ta hình thành và phát triển muộn hơn nhiều. Vì vậy, những nghiên cứu cơ bản về kinh tế, xã hội, kỹ thuật và tài nguyên rừng làm cơ sở cho công tác này ở nước ta đang trong giai đoạn vừa tiến hành vừa nghiên cứu áp dụng. [21]
Theo Chiến lược Phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 - 2020 một trong những tồn tại mà Bộ NN&PTNT đánh giá là: “Công tác quy hoạch nhất là quy hoạch dài hạn còn yếu và chậm đổi mới, chưa kết hợp chặt chẽ với quy hoạch của các ngành khác, còn mang nặng tính bao cấp và thiếu tính khả thi. Chưa quy hoạch 3 loại rừng hợp lý và chưa thiết lập được lâm phần ổn định trên thực địa.. ”. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra ngày càng phải được hoàn thiện đối với ngành lâm nghiệp.
1.2.31. Đặc thù của công tác quy hoạch Lâm nghiệp
- Địa bàn quy hoạch lâm nghiệp rất đa dạng, phức tạp (bao gồm cả vùng ven biển, trung du, núi cao và biên giới, hải đảo), thường có địa hình, dốc, chia cắt phức tạp, giao thông đi lại khó khăn và có nhiều ngành kinh tế hoạt động.
- Là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người, trình độ dân trí thấp, kinh tế xã hội chậm phát triển, đời sống vật chất và tinh thần còn gặp nhiều khó khăn.
- Cây Lâm nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài (ngắn 8-10 năm, dài 40-100 năm).
- Mục tiêu của quy hoạch lâm nghiệp cũng rất đa dạng: quy hoạch rừng phòng hộ (Phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng hộ môi trường); quy hoạch rừng đặc dụng (các vườn Quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu di tích văn hoá - lịch sử - danh thắng) và quy hoạch phát triển các loại rừng sản xuất.
- Quy mô của công tác quy hoạch lâm nghiệp bao gồm cả tầm vĩ mô và vi mô: Từ quy hoạch toàn quốc cho đến quy hoạch phát triển lâm nghiệp xã và làng lâm nghiệp.
* Những yêu cầu của công tác quy hoạch lâm nghiệp phục vụ chuyển đổi cơ cấu Nông nghiệp nông thôn.
Công tác quy hoạch lâm nghiệp được triển khai dựa trên những chủ trương, chính sách và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước và chính quyền các cấp trên từng địa bàn cụ thể. Với mỗi phương án quy hoạch Lâm nghiệp phải đạt được:
- Hoạch định rừ ranh giới đất Nụng nghiệp - đất Lõm nghiệp và đất do cỏc ngành khác sử dụng; Trong đó, đất Nông nghiệp, đất Lâm nghiệp được quan tâm hàng đầu vì là hai ngành chính sử dụng đất đai.
- Trên phần đất lâm nghiệp đã được xác định, tiến hành hoạch định 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng và sản xuất). Từ đó xác định các giải pháp lâm sinh thích hợp với từng loại rừng và đất rừng (bảo vệ, làm giàu rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, trồng rừng mới, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp....khai thác lợi dụng rừng).
- Tính toán nhu cầu đầu tư: Vì là phương án quy hoạch nên việc tính toán nhu cầu đầu tư chỉ mang tính khái quát, phục vụ cho việc lập kế hoạch sản xuất ở những bước tiếp theo.
- Xác định một số giải pháp đảm bảo thực hiện những nội dung quy hoạch (giải pháp lâm sinh, khoa học công nghệ, cơ chế chính sách, giải pháp về vốn, lao động ...)
- Đổi mới một số phương án quy hoạch có quy mô lớn (cấp toàn quốc, vùng, tỉnh) còn đề xuất các chương trình, dự án cần ưu tiên để triển khai bước tiếp theo là lập dự án đầu tư hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi. [21]
1.2.3.2. Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp
- Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý SXKD: Bao gồm Quy hoạch tổng công ty lâm nghiệp, công ty lâm nghiệp; Quy hoạch lâm trường; Quy hoạch lâm nghiệp cho các đối tượng khác (quy hoạch cho các khu rừng phòng hộ; quy hoạch các khu rừng đặc dụng và quy hoạch phát triển sản xuất lâm nông nghiệp cho các cộng đồng làng bản và trang trại lâm nghiệp hộ gia đình).
- Quy hoạch lâm nghiệp cho các cấp quản lý lãnh thổ:
+ Ở nước ta, các cấp quản lý lãnh thổ bao gồm các đơn vị quản lý hành chính:
Từ toàn quốc tới tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương), huyện (thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, quận) và xã (phường). Để phát triển, mỗi đơn vị đều phải xây dựng phương án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển các ngành sản xuất và quy hoạch dân cư, phát triển xã hội…Những đối tượng có tiềm năng phát triển lâm nghiệp thì quy hoạch lâm nghiệp là một vấn đề quan trọng, làm cơ sở cho việc phát triển sản xuất nghề rừng nói riêng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội nói chung trên địa bàn.
+ Quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện: Quy hoạch lâm nghiệp huyện đề cập giải quyết các vấn đề sau:
Xác định phương hướng nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện;
Quy hoạch đất lâm nghiệp trong huyện theo 3 chức năng: sản xuất, phòng hộ và đặc dụng;
Quy hoạch bảo vệ, nuôi dưỡng tài nguyên rừng hiện có;
Quy hoạch các biện pháp tái sinh rừng;
Quy hoạch khai thác lợi dụng lâm đặc sản, chế biến lâm sản gắn liền với thị trường tiêu thụ;
Quy hoạch tổ chức sản xuất lâm nghiệp, quy hoạch đất lâm nghiệp cho các thành phần kinh tế trong huyện, tổ chức phát triển lâm nghiệp xã hội;
Quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải;
Xác định tiến độ thực hiện;
Thời gian quy hoạch lâm nghiệp cấp huyện thường là 10 năm.