Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 32 - 38)

Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây Sơn

3.1.1. Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Tây Sơn là huyện miền núi của tỉnh Bình Định, cách thành phố Quy Nhơn 52 km về phía Tây. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 670.785,56 ha và được giới hạn trong tọa độ địa lý từ 13045'00'' đến 14007'00'' vĩ độ Bắc và từ 108040'00'' đến 109003'00'' kinh độ Đông. Có phạm vi ranh giới như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Thạnh và huyện Phù Cát;

+ Phái Nam giáp huyện Vân Canh;

+ Phía Đông giáp huyện An Nhơn;

+ Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai.

Nằm tiếp giáp giữa vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Với tuyến đường quốc lộ 19 qua Tây Sơn lên tỉnh Gia Lai nối quốc lộ 1A với quốc lộ 14.

Tõy Sơn được xem là cửa ngừ của tỉnh Bỡnh Định với vựng cao nguyờn, cú vị trớ chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

Với những lợi thế trên, tỉnh Bình Định có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành KT-XH như dịch vụ - thương mại, công nghiệp, lâm nghiệp, ...

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Theo kết quả điều tra khảo sát cho thấy, địa hình Tây Sơn tương đối phức tạp, núi cao, gò đồi, đồng bằng xen kẽ, bị chia cắt mạnh bởi nhiều sông suối lớn nhỏ trong vùng. Phần lớn địa hình chủ yếu là đồi núi thấp dưới 500 m, nơi thấp nhất là mặt sông Côn độ cao khoảng 15 m so với mặt biển và nơi cao nhất là đỉnh Thiếu lĩnh cao 503 m thuộc xã Tây Phú. Địa hình toàn huyện như là một thung lũng hở

thấp dần từ Tây sang Đông. Tây Sơn có 3 dạng địa hình chính là địa hình đồi núi, gò đồi thấp và đồng bằng.

3.1.1.3. Khí hậu

- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm là 26,5oC, nhiệt độ trung bình cao nhất là 29,50C, tập trung vào các tháng mùa khô, nhất là từ tháng 3 - 6 nhiệt độ có lúc lên trên 400C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 230C. Nhìn chung nền nhiệt độ tương đối cao, nắng nóng quanh năm, đây là điều kiện thuận lợi cho cây trồng nhiệt đới phát triển tốt. Khung nhiệt độ nằm trong khoảng 15 - 400C chưa vượt quá mức độ giới hạn về yêu cầu sinh thái của các loại cây hiện có trong vùng.

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.750mm/năm, được phân bố theo 2 mựa rừ rệt:

+ Mùa mưa kéo dài 4 tháng, bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc là tháng 1 năm sau và lượng mưa tập trung chủ yếu vào 2 tháng (tháng 10, tháng 11).

+ Mùa khô kéo dài từ tháng 2 đến tháng 8, lượng mưa đạt từ 400 – 700 mm, những tháng ít mưa nhất là tháng 1,2 và 3.

- Độ ẩm không khí và lượng bốc hơi: Độ ẩm trung bình năm là 81,4 %, lượng bốc hơi bình quân hàng năm 1.000 mm, chiếm 60 – 70 % tổng lượng mưa hàng năm. Các tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 6, 7, và 8 trung bình từ 110 – 130 mm, là các tháng có gió mùa Tây Nam mạnh nhất trong năm, nền nhiệt độ cao, độ ẩm thấp. Các tháng có lượng bốc hơi thấp từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, trung bình lượng bốc hơi dưới 61 mm.

- Chế độ gió: Nằm trong khu vực gió mùa Đông Nam Á, chịu ảnh hưởng của gió mùa (mùa đông, mùa hạ). Hướng gió thịnh hành cũng mang đặc trưng theo từng mùa.

3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên a) Tài nguyên đất

Căn cứ kết quả nghiên cứu đất huyện Tây Sơn theo phương pháp của FAO UNESCO của Hội Khoa học Đất Việt Nam năm 1996 và kết quả phúc tra bản đồ, tổng hợp diện tích các loại đất trên bản đồ tỷ lệ 1/50.000 của Phân viện Quy hoạch

và thiết kế nông nghiệp Miền Trung - tháng 6 năm 2003 cho thấy đất ở Tây Sơn có 5 nhóm đất chính mang các đặc điểm và tính chất như sau:

- Đất cát (Arenososl - Ar): Có diện tích là 472,00 ha, chiếm 0,69 % diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ven bờ sông Côn trải dài từ các xã Tây Giang qua Bình Tường, Phú Phong, Tây Xuân, Bình Thành, Bình Nghi.

- Đất phù sa - P (Fluvisols - Fl): Có diện tích là 8.374,00 ha, chiếm 12,23 % diện tích tự nhiên, có độ dốc từ 0 - 30, tầng dày từ 80 – 100 cm. Nhóm đất này được hình thành từ những sản phẩm bồi đắp của sông Côn và các sông suối nhỏ.

- Đất Gley - Gl (Gleysosl - Gl): Có diện tích 661,00 ha, chiếm 0,97 % diện tích tự nhiên, nằm ở độ dốc từ 0 - 30; tầng dày 40 - 70 cm, tập trung chủ yếu ở xã Bình Hoà.

- Đất xám (Acrisosl - Ac): Có diện tích 43.551,00 ha, chiếm 63,61 % diện tích tự nhiên của huyện. Độ dốc từ 3 - 150, phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá cát, đá Macma Axit và trên trầm tích phù sa cổ.

- Đất tầng mỏng - E (Leptosols - Lp): Có diện tích 15.404,00 ha, chiếm 22,50

% diện tích đất tự nhiên, phần lớn diện tích đất này tập trung ở những vùng bị chia cắt, độ dốc trên 25 %, tầng dày 15 - 30 cm. Đặc điểm đất có tầng mỏng có phản ứng chua, nghèo mùn. Do độ dốc lớn, bị rữa trôi, xói mòn mạnh hàm lượng sét ở tầng đất mặt thường ít hơn hẳn so với các tầng đất sâu. Gần 50 % diện tích nhóm đất này có tầng đất mỏng nhưng nằm dưới tán rừng có độ che phủ trên 50 %, tầng đất dưới là đá mẹ hoặc đá lẫn đang phong hoá mạnh có khả năng sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm kết hợp. Diện tích, cơ cấu các đơn vị đất trên địa bàn huyện Tây Sơn được cụ thể ở bảng 3.1 dưới đây:

Bảng 3.1: Diện tích, cơ cấu các đơn vị đất theo FAO – UNESCO Thứ

tự Loại đất Ký hiệu Diện tích

(ha)

Cơ cấu (%)

(1) (2) (3) (4) (5)

Đơn vị đất 68.462,00 100,00

1 Đất cát Ar 472,00 0,69

2 Đất phù sa - P Fl 8.374,00 12,23

3 Đất Gley - Gl Gl 661,00 0,97

4 Đất xám Ac 43.551,00 63,61

5 Đất tầng mỏng - E Lp 15.404,00 22,50

b) Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Trên địa bàn Tây Sơn khá phong phú, gồm hệ thống các sông suối, hồ chứa, đập dâng lớn nhỏ. Đặc biệt hệ thống sông Côn (là sông lớn nhất tỉnh Bình Định) chảy qua huyện chiều dài 32 km, diện tích lưu vực khoảng 2.980 km2; lưu lượng dòng chảy bình quân khoảng 62,1 m3/s (đo tại trạm Cây Muồng), với các chi lưu như sông Phú Phong, sông Đồng Sim, suối Đồng Tre …

- Nguồn nước ngầm: Ở Tây Sơn tương đối dồi dào, tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên độ sâu mực nước ngầm thay đổi theo mùa và có sự chênh lệch khá lớn.

c). Tài nguyên rừng

- Thực vật rừng: Theo số liệu thống kê diện tích đất đai năm 2010 cho thấy, tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tây Sơn là 34.099,65 ha, chiếm 49,21 % diện tích tự nhiên, trong đó: Đất rừng sản xuất là 15.339,05 ha, chiếm 22,13 % diện tích tự nhiên (trong đó rừng tự nhiên sản xuất là 3.592,09 ha; đất có rừng trồng sản xuất là 5.417,03 ha; đất rừng trồng sản xuất là 4489,21 ha, đất khoanh nuôi phục hồi rừng sản xuất là 1.840,72 ha); Đất có rừng phòng hộ là 1.8760,60 ha, chiếm 27,07%

diện tích tự nhiên (trong đó rừng tự nhiên phòng hộ 16.323,77 ha; đất có rừng trồng phòng hộ 2.208,00 ha; đất khoanh nuôi phục hồi rừng phòng hộ 32,00 ha; rừng trồng phòng hộ là 196,83 ha); Rừng tự nhiên ở Tây Sơn là rừng nhiệt đới, lá rộng, có nhiều loại gỗ quý hiếm như trắc, hương, gụ… các loại lâm sản khác như dầu, mây, tre… có trữ lượng khá lớn.

- Động vật rừng: Mặc dầu chưa có những điều tra cụ thể, nhưng theo kết quả một số tài liệu về điều tra tài nguyên rừng ở Bình Định cho thấy động vật rừng ở

Tây Sơn tương đối đa dạng như heo rừng, nai, chồn, cheo, khỉ, tê tê … Tuy nhiên, việc khai thác rừng không theo quy hoạch cũng như việc săn bắn động vật rừng trái phép đã làm cho tài nguyên rừng của huyện ngày càng sụt giảm.

d). Tài nguyên khoáng sản

Nguồn tài nguyên khoáng sản ở Tây Sơn không đa dạng về chủng loại nhưng rất phong phú về trữ lượng và có giá trị trong ngành công nghiệp và xây dựng như mỏ sét với trữ lượng khoảng 2,5 triệu m3 tập trung ở xã Bình Nghi, mỏ đá granit trữ lượng trên 500 triệu m3… ngoài ra có một số loại khoáng sản khác bước đầu đang được thăm dò.

e). Tài nguyên nhân văn

Trên địa bàn huyện Tây Sơn phần lớn là người kinh sinh sống, ngoài ra còn có đồng bào dân tộc Bana cùng chung sống nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ (1%) chủ yếu là ở các xã Vĩnh An, làng cây Cam (Tây Xuân), Làng M6 Thuận Ninh (Bình Tân), làng Đà Nhi (Tây Thuận). Tuy số lượng ít nhưng với những nét văn hoá làng bản mang sắc thái riêng của đồng bào Bana đã tạo nên tính đa dạng trong văn hoá chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

f) Cảnh quan du lịch

Bên cạnh nền văn hoá phi vật thể thì các công trình văn hoá vật thể cũng tương đối đa dạng như tháp chămpa Dương Long, Thủ Thiện có niên đại ở thế kỷ XI, XII, khu bảo tàng Quang Trung với lễ hội Đụng Đa, từ đường Bựi Thị Xuõn, Vừ Văn Dũng, lăng Mai Xuân Thưởng, khu chứng tích Gò Dài, thắng cảnh Hầm Hô... một số di tích lịch sử được nhà nước xếp hạng …. hàng năm đã thu hút được một lượng khách du lịch lớn đến với Tây Sơn.

3.1.1.5. Thực trạng cảnh quan môi trường

- Môi trường đất: một số vùng đất có độ dốc lớn thường bị xói mòn rửa trôi về mùa mưa làm giảm độ phì nhiêu của đất.

- Môi trường nước: Kết quả quan trắc môi trường sông Côn tại Phú Phong cho thấy các chỉ tiêu quan trắc nằm trong giới hạn cho phép và có xu hướng tốt lên do quản lý được nạn khai thác cát trái phép.

- Môi trường không khí: Tây Sơn là trung tâm phát triển gạch ngói của Bình Định cũng như Nam trung Bộ và Tây Nguyên nên mức độ ô nhiễm không khí cao và đang có xu hướng tăng dần trong những năm gần đây.

3.1.2. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)