MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 27 - 32)

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1. Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch lâm nghiệp cho huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 phát triển ổn định, bền vững và phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng, quy hoạch vùng NLG và định hướng phát triển chung của tỉnh, huyện.

2.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển lâm nghiệp huyện;

- Đánh giá tình hình sản xuất lâm nghiệp và dự báo nhu cầu lâm sản;

- Xác định được định hướng, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp;

- Đề xuất các nội dung cơ bản cho quy hoạch lâm nghiệp;

- Phân tích hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường của phương án quy hoạch;

- Đề xuất giải pháp thực hiện.

2.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài:

+ Rừng và đất lâm nghiệp của huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định.

+ Các tài liệu, văn bản pháp quy có liên quan làm cơ sở cho quy hoạch lâm nghiệp.

- Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn 14 xã và 01 thị trấn huyện Tây Sơn - tỉnh Bình Định.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Cơ sở Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tây Sơn

- Cơ sở pháp lý: Tìm hiểu các luật, văn bản dưới luật và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đến quy hoạch lâm nghiệp (Luật, Nghị định, Thông tư, …)

- Điều kiện cơ bản: Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Tây Sơn, vấn đề phát triển kinh tế xã hội và áp lực đối với sử dụng đất đai và những dự báo cơ bản.

- Đánh giá chung về hiện trạng sử dụng đất đai của huyện, đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp theo đơn vị chủ quản.

- Đánh giá hiệu quả và tác động của sản xuất kinh doanh lâm nghiệp + Kinh tế (năng suất rừng).

+ Xã hội.

+ Môi trường.

- Một số dự báo cơ bản đến năm 2020:

+ Dân số và lao động.

+ Nhu cầu gỗ, củi, lâm sản và thị trường tiêu thụ.

+ Về môi trường.

+ Nhu cầu sử dụng đất.

- Về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp.

2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản về Quy hoạch lâm nghiệp Tây Sơn

- Định hướng và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Tây Sơn đến năm 2020;

- Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tây Sơn;

- Quy hoạch 3 loại rừng theo chủ sở hữu;

- Quy hoạch định hướng các biện pháp quản lý rừng (theo 3 loại rừng PH, ĐD, SX; chế biến lâm sản, kinh doanh lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, …);

- Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch;

- Tiến độ thực hiện quy hoạch giai đoạn 2011 – 2020;

- Khái toán vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Điều tra điều kiện cơ bản, thu thập các tài liệu, văn bản có liên quan phục vụ cho nghiên cứu về tác động kinh tế, xã hội và môi trường

Thu thập tài liệu theo 3 kênh thông tin:

- Tham vấn các cơ quan quản lý: Chi cục lâm nghiệp tỉnh Bình Định, Hạt kiểm lâm huyện Tây Sơn, Ban quản lý dự án KFW6 huyện Tây Sơn, Phòng Nông nghiệp, Phòng TN&MT, Phòng Thống kê huyện ... nhằm thu thập các văn bản, tài liệu, số liệu có liên quan.

- Phỏng vấn các Chủ rừng và người dân: Ban quản lý dự án KFW6 huyện Tây Sơn và 20 hộ dân. Nhằm tìm hiểu tình hình sử dụng đất của các chủ rừng, các mô hình trồng rừng và năng suất rừng.

- Khảo sát thực địa: Một số trạng thái rừng có thay đổi trong thời gian gần đây (trồng rừng mới, khai thác trồng lại rừng), cần kiểm tra kiểm chứng lại cho phù hợp giữa bản đồ và thực tế.

2.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

- Xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel: Hệ thống bảng, biểu, phụ biểu kèm theo; phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế.

- Soạn thảo trình bày văn bản bằng Microsoft Word: Luận văn

- Xây dựng các loại bản đồ huyện Tây Sơn bằng phần mềm Mapinfo 9.0.

+ Bản đồ Thổ nhưỡng

+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp.

+ Bản đồ quy hoạch 3 loại rừng.

+ Bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp

- Phương pháp phân tích điểm mạnh, điểm yếu (SWOT):

Đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội;

hiện trạng rừng, công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

- Sơ đồ Venn mối quan hệ giữa lâm nghiệp với các ngành khác.

- Phương pháp chuyên gia tư vấn: Nhằm xây dựng các quản điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp huyện; các nội dung và giải pháp thực hiện quy hoạch.

- Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế một số mô hình trồng rừng nguyên liệu: sử dụng phương pháp động.

- Các chỉ tiêu kinh tế được tập hợp và tính toán bằng các hàm: NPV, BCR, BPV, CPV, IRR, trong chương trình Excel.

* Các tiêu chuẩn đánh giá:

- Giá trị hiện tại thuần tuý NPV: NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong các mô hình khi đã tính chiết khấu để quy về thời điểm hiện tại.

NPV = 

 

n

t

t t t

i C B

0 (1 ) Trong đó:

NPV: là giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng).

Bt: là giá trị thu nhập ở năm thứ t (đồng).

Ct : là giá trị chi phí ở năm t (đồng).

i : là tỷ lệ chiết khấu hay lãi suất (%).

t : là thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất (năm).

NPV dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình kinh tế hay các phương thức canh tác. NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

- Tỷ lệ thu hồi nội bộ IRR: IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn đầu tư có kể đến yếu tố thời gian thông qua tính chiết khấu.

IRR chính là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ này làm cho NPV = 0, tức là khi

 

n

0

t t

t t

) i 1 (

C

B = 0 thì i = IRR - Tỷ lệ thu nhập so với chi phí BCR.

BCR sẽ là hệ số sinh lãi thực tế, phản ánh chất lượng đầu tư và cho biết mức thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất.

BCR =

CPV BPV )

i 1 (

C ) i 1 (

B

n

1

i t

t n

1

i t

t

Trong đó:

BCR là tỷ suất thu nhập và chi phí (đồng/đồng) BPV là giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) CPV là giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

n là số đại lượng tham gia vào tính toán

Nếu mô hình nào hoặc phương thức canh tác nào có BCR > 1 thì có hiệu quả kinh tế. BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao. Ngược lại BCR < 1 thì kinh doanh không có hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)