Những dự báo có liên quan đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 57 - 62)

3.2.1. Dự báo phát triển về dân số, lao động, đói nghèo và sự phụ thuộc vào rừng

a). Dự báo dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo

- Dân số: Hiện nay, dân số huyện Tây Sơn là 123.339 người, với tỷ lệ tăng dân số là 1,0%. Dự tính tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện sẽ giảm xuống còn

0,9% vào năm 2015 và dưới 0,8% vào năm 2020 (bình quân 0,8%/năm). Dân số sống ở vùng nông thôn (chiếm 80,63%).

Phát triển dân số với cơ cấu hợp lý là cơ sở cơ bản để phát triển nguồn nhân lực và lao động có chất lượng. Do vậy, việc ổn định dân số, giải quyết công ăn việc làm cho lao động nông - lâm nghiệp trong những năm tới là nhiệm vụ quan trọng đặt ra cho các cấp, các ngành trong huyện.

- Lao động: Tổng số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân năm 2009 của huyện Tây Sơn là 64.978 người, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 24% (đào tạo nghề 17,26%); lao động nông, lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ 82,3% số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế, tương đương các huyện vùng núi khác. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thị trấn, xã năm 2009 là 3,9%.

Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của huyện phải đạt khoảng 25% và đến năm 2020 phải đạt 40% tổng số lao động của huyện (tỷ lệ chung của cả nước vào năm 2020 phấn đấu đạt 40-50% tổng lao động xã hội).

- Sự đói nghèo: Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của cộng đồng các dân tộc ở Tây Sơn cịn ở mức thấp. Bình qn GDP trên đầu người của tỉnh chỉ bằng khoảng 60% bình quân chung của cả nước. Theo thống kê năm 2009 trên địa bàn tỉnh cịn có 5 xã thuộc diện đói, nghèo (giảm 2 xã so với năm 2008) chủ yếu tập trung ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới. Đời sống đại bộ phận nhân dân trong tỉnh còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhất là đồng bào thiểu số.

b). Sự phụ thuộc vào rừng

Mặc dù tỷ lệ hộ nghèo của huyện trong những năm qua giảm đáng kể, nhưng vẫn là khu vực tỷ lệ hộ nghèo khá cao. Tây Sơn là huyện miền núi, với diện tích lâm nghiệp là chủ yếu (chiếm 49,21% diện tích tự nhiên). Những năm trước đây, nguồn tài nguyên rừng còn nhiều, người dân chủ yếu sống dựa vào nguồn tài nguyên tự nhiên trong rừng như: gỗ, củi, thuốc chữa bệnh ... Dự kiến trong những năm tới các hoạt động lâm nghiệp sẽ gia tăng dưới nhiều hình thức như phát triển kinh tế trang

trại, trồng rừng kinh tế, trồng rừng phịng hộ, khoanh ni bảo vệ rừng và các hoạt động sản xuất chế biến.

3.2.2. Một số dự báo phát triển lâm nghiệp

a). Dự báo nhu cầu gỗ và lâm sản

Gia tăng dân số gắn với tăng trưởng kinh tế sẽ làm gia tăng nhu cầu sử dụng hàng hố, trong đó có gỗ và các sản phẩm chế biến từ gỗ như gỗ xẻ, gỗ ván nhân tạo, các loại giấy, bìa...

Nhu cầu gỗ xây dựng cơ bản và gia dụng của Việt Nam bình qn là 0,04m3/người/năm (theo tính tốn của Bộ NN&PTNT). Như vậy, căn cứ về dự báo dân số, chúng ta có thể dự báo về nhu cầu gỗ cơ bản và gia dụng trên địa bàn huyện khoảng 5.070 m3 vào năm 2015, và khoảng 5.211 m3 vào năm 2020. Để đáp ứng nhu cầu của người dân và có thể cung cấp một phần cho nhu cầu thị trường hiện nay.

b). Dự báo nhu cầu củi làm chất đốt

Dân số của huyện Tây Sơn, chủ yếu là nông thôn, nông nghiệp và hoạt động sản xuất từ rừng. Kinh tế hộ cịn hạn chế, chưa có điều kiện thay thế chất đốt bằng các loại nguyên liệu khác như khí Bioga, than đá ... nên nhu cầu về chất đốt trong gia đình vẫn là củi từ rừng trồng là chính. Do vậy, nhằm giải quyết nhu cầu củi đun chủ yếu tập trung từ rừng trồng, cây phân tán trong vườn hộ và một số năng lượng ngoài gỗ khác. Dự kiến trong những năm tới nhu cầu về củi đun (bình quân 5 ster/hộ/năm) khoảng 148.906 ster vào năm 2015 và khoảng 183.333 ster vào năm 2020.

c). Dự báo về thị trường lâm sản

Thị trường chủ đạo cho xuất khẩu sản phẩm chế biến gỗ và lâm sản của

ngành chế biến gỗ tỉnh Bình Định và ở huyện Tây Sơn vẫn là các nước phát triển (thị trường cao cấp), tập trung vào EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Nga. Thị trường các nước phát triển có kinh tế phát triển ổn định, sức mua, hệ thống phân phối, tiêu thụ rộng và hết sức năng động (đặc biệt là thị trường rộng lớn của sản phẩm đồ gỗ nội thất, nhiều dòng sản phẩm đa dạng). Sản phẩm phải đạt các tiêu chí ngày càng cao, cụ thể như:

+ Về nguồn gỗ nguyên liệu, phải có chứng chỉ FSC theo tiêu chí quản lý rừng bền vững.

+ Về chất lượng, phải có hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001, thực hiện 5S và cải tiến liên tục (kaizen), thực hiện tốt yêu cầu CoC…sẽ là các giải pháp có hiệu quả để giảm chi phí cho doanh nghiệp (được áp dụng cho từng đơn vị).

+ Đặc biệt đã có một số tổ chức xuất nhập khẩu ở nước ngồi có thêm yêu cầu về điều kiện lao động và chế độ sử dụng lao động.

- Ngồi việc tích cực xuất khẩu trực tiếp vào thị trường các nước phát triển cần duy trì phát triển các thị trường truyền thống như Singapore, Đài Loan, Hàn Quốc...tổ chức Hội chợ Thương mại Quốc tế miền Trung -Tây Nguyên, lễ hội lâm sản Việt Nam; tích cực mời gọi các doanh nghiệp tham gia để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, mở rộng thị trường, thu hút đầu tư, hợp tác phát triển SXKD.

- Cần có sự nghiên cứu một cách đầy đủ thị hiếu người tiêu dùng để đề ra bước đi thích hợp, đổi mới dây chuyền cơng nghệ hiện đại, thay đổi mẫu mã và hạ giá thành sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

d). Dự báo về mơi trường

Do biến đổi khí hậu, tài ngun rừng bị giảm sút, không đảm bảo được chức năng cân bằng môi trường sinh thái. Hạn hán lũ lụt xảy ra đã ảnh hưởng xấu tới mơi trường, tình trạng mưa lũ đã gây xói mịn đất. Bên cạnh đó là các cơ sở chế biến nơng lâm sản và TTCN, phần nào đã gây ảnh hưởng đến môi trường đất và nước, những năm tới mức độ ảnh hưởng tăng lên.

Để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:

- Trong sản xuất lâm nghiệp cần áp dụng các biện pháp canh tác trên đất dốc hợp lý, nâng cao và ổn định độ che phủ của rừng.

- Các cơ sở sản xuất, chế biến vừa và nhỏ cần quan tâm đến vấn đề môi trường chất thải, các khu công nghiệp - TTCN phải xây dựng hệ thống xử lý khí thải, rác thải và nước thải đạt tiêu chuẩn cho phép.

- Ngăn ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ơ nhiễm, suy thối và sự cố môi trường do hoạt động của con người và tác động của tự nhiên gây ra. Khai thác sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên trên địa bàn, đảm bảo sự hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, mọi người dân đều có ý thức bảo vệ môi trường, sống thân thiện với thiên nhiên.

Xu hướng phát triển bền vững, nhu cầu cung cấp nước, khơng khí sạch ngày càng cao, các dịch vụ sử dụng tài nguyên nước (thuỷ điện, thuỷ lợi), dịch vụ du lịch phải có nghĩa vụ chi trả phí dịch vụ mơi trường để đầu tư phát triển rừng.

e). Dự báo về nhu cầu sử dụng đất

Trong quá trình phát triển, dân số gia tăng kết hợp với tăng trưởng kinh tế sẽ tác động đến nhu cầu lâm sản. Do vậy, nhu cầu sử dụng đất lâm nghiệp sẽ có sự thay đổi giữa diện tích rừng sản xuất và rừng phịng hộ do một số diện tích phịng hộ ít xung yếu được chuyển sang rừng sản xuất. Một số diện tích đất lâm nghiệp sẽ được chuyển sang mục đích khác để phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện. Ngoài ra, đất lâm nghiệp cịn chuyển đổi mục đích sang đất khai thác khống sản, sản xuất vật liệu xây dựng và một số loại đất khác.

f). Dự báo về phát triển khoa học công nghệ trong lâm nghiệp

- Giống cây trồng lâm nghiệp: Sẽ tiếp tục có những bước đột phá mới, đặc biệt là kỹ thuật tạo giống từ mô tế bào được áp dụng rộng rãi, hệ thống các phịng ni cấy mơ và vườn ươm công nghiệp sẽ được được xây dựng để phục vụ công tác trồng rừng nguyên liệu tập trung.

Trong thời gian tới do yêu cầu phát triển vốn rừng và tâm lý các nhà đầu tư, sự lựa chọn của người dân, các loài cây trồng rừng nhập nội cho năng suất cao, giá thành hạ như Keo lai, Bạch đàn vẫn là những loài cây trồng chủ yếu. Ngoài ra cũng cần xác định cơ cấu cây trồng rừng chu kỳ dài 10-15 năm trong định hướng đầu tư, để cung cấp gỗ tinh chế nội thất; căn cứ điều kiện lập địa, mức độ thích nghi lồi cây (cây nhập nội, cây bản địa), nhóm cây trồng thích nghi đề xuất như sau:

Kinh doanh gỗ nhỏ, gỗ nguyên liệu dăm giấy, bột giấy, tinh chế nội, ngoại thất như: các loài Keo (Keo lá tràm, keo lai), Bạch đàn (Bạch đàn lai, Bạch đàn Urôphylla); các lồi Thơng (Thơng nhựa, Thơng Caribea) và các lồi cây khác như

Xoan ta, Xoan chịu hạn.

Kinh doanh gỗ lớn: Giổi xanh, Lim xanh, Dầu rái, Sao đen, Muồng đen, Chò chỉ ... Bảo tồn nguồn gen: Thông tre, Sơn huyết, Kim giao, Muồng đen, Gõ mật, Trắc mật, Cà te, Giáng hương, Hồng đàn, Chị chỉ, Trầm gió.

Cây cơng nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả: Trầm gió, Bời lời đỏ, Tiêu, Điều, Song mây, Xoài, Nhãn, ổi...

+ Lồi cây thích nghi theo chức năng:

Rừng phịng hộ: Thơng nhựa, Thông Caribea, Sao đen, Dầu rái, Muồng đen, Lim xanh, Chò chỉ; cây ăn quả như: Nhãn, Xồi, Chơm chơm, Mít…; cây cơng nghiệp Điều, Bời lời đỏ, Trầm gió. Rừng sản xuất: Keo lai, Keo lá tràm, Bạch đàn mô, Giổi các loại, Trám, Sao đen, Dầu rái, Muồng đen, Xoan ta…, cây ăn quả, cây công nghiệp, dược liệu như: Nhãn, Xồi, Chơm chơm, Mít, Điều, Bời lời đỏ, Bồ kết, Trầm gió, ...

- Chế biến gỗ và lâm sản: Cơng nghệ chế biến lâm sản sẽ có bước phát triển khá hơn với cơng nghệ ép, sấy, chưng cất gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

+ Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản chuyển từ gỗ rừng tự nhiên sang gỗ rừng

trồng, đồng thời nâng cao tỷ lệ sử dụng gỗ nguyên liệu, trên cơ sở trang bị dây chuyền công nghệ tiên tiến, sản phẩm chất lượng…

+ Cải tiến mẫu mã các mặt hàng song mây xuất khẩu, sản phẩm mỹ nghệ từ Tre, Nứa, các phụ phẩm từ Dừa, cây chuối…phục vụ khách du lịch và xuất khẩu.

3..3. Quy hoạch Lâm nghiệp huyện Tây Sơn giai đoạn 2011 - 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)