Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Những dự báo có liên quan đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây Sơn
3.3.7. Các giải pháp thực hiện
- Tăng cường ngân sách nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng:
+ Tăng cường ngân sách đầu tư của Nhà nước cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất là rừng dự trữ quốc gia.
+ Cần tăng tỷ lệ đầu tư cho xây dựng cơ kết cấu hạ tầng lâm nghiệp (cả ở khu vực rừng sản xuất), chi phí quản lý bảo vệ rừng, chi phí quản lý dự án cơ sở (so với mức đầu tư 10%, 5%, 10% tổng vốn ngân sách đầu tư các hạng mục lâm sinh hàng năm như hiện nay); vì hầu hết điều kiện địa bàn dự án rộng, hạ tầng chưa phát triển, vốn ngân sách phụ thuộc vào khối lượng các hạng mục lâm sinh hàng năm tăng hay giảm và thường không ổn định, lực lượng quản lý mỏng, cần tăng chi phí quản lý tạo điều kiện cho Ban quản lý dự án hoạt động có hiệu quả (kể cả kinh phí đủ cho các hoạt động của lực lượng tổ bảo vệ rừng tại thôn, xã).
- Kêu gọi các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ trong và ngoài nước:
+ Xây dựng và từng bước thực hiện cơ chế thu phí dịch vụ môi trường rừng đối với tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ rừng. Xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng, trên cơ sở đa dạng hóa các nguồn vốn (ngân sách trung ương, địa phương, vốn ODA, FDI..., thuế tài nguyên, phí dịch vụ môi trường rừng, thuế du lịch sinh thái rừng, xử phạt hành chính vi phạm Luật Bảo vệ và phát triển rừng ...).
+ Phải huy động tổng hợp các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế.
Tăng dần nguồn vốn vay, vốn tự có của các doanh nghiệp, chủ rừng và giảm dần vốn ngân sách nhà nước trong cơ cấu vốn đầu tư. Tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế qua các chương trình, dự án hỗ trợ ngành lâm nghiệp (FSSP) để thử nghiệm và nhân rộng cách tiếp cận mới về lâm nghiệp.
+ Sử dụng hợp lý nguồn vốn theo chương trình, dự án đầu tư trong nước, dự ỏn đầu tư vốn nước ngoài, cú kế hoạch đầu tư rừ ràng, khoa học, trọng điểm, trỏnh đầu tư dàn trải, nhỏ giọt, quản lý nguồn vốn lỏng lẻo, hiệu quả đầu tư thấp.
3.3.7.2. Giải pháp về chính sách, quản lý và tổ chức thực hiện - Giải pháp về cơ chế chính sách:
+ Hoàn thiện việc giao đất đến hộ gia đình và cấp Giấy quyền sử dụng đất cho các thành phần kinh tế (Nghị định 181/2004/NĐ-CP), nên giao đến cộng đồng
thôn, làng. Rà soát giao đất chưa đúng mục đích sử dụng để điều chỉnh, tăng cường quản lý về đất đai, sau giao đất không sử dụng phải thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hoàn thành việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, ổn định, lâu dài cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gắn với rừng; Nhà nước đảm bảo kinh phí để thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng (mức kinh phí bình quân 300.000 đồng/ha rừng), căn cứ điều kiện thực tiễn địa phương và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND tỉnh quyết định mức kinh phí cụ thể, phù hợp.
+ Tiếp tục ổn định diện tích đã khoán bảo vệ lâu dài cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ và khu vực 3 huyện nghèo miền núi theo Nghị quyết 30a/NQ-CP (bình quân 200.000 đồng/ha/năm).
+ Cần có cơ chế hưởng lợi và chính sách trợ giá đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư trên địa bàn nhận khoán rừng trồng phòng hộ theo Quyết định số 178/QĐ-CP, vì tỷ lệ diện tích khai thác cho phép 20%, chi phí cho việc khai thác, vận chuyển, tái tạo lại rừng vượt quá giá thành sản phẩm, cho nên ít khả thi.
+ Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, xây dựng đề án chi trả dịch vụ môi trường rừng (Nghị định số 99/2010/NĐ-CP, ngày 24/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ), trên cơ sở đó xây dựng cơ chế chi trả tại địa phương, các chủ rừng; ưu tiên giao khoán rừng cho cộng đồng hộ dân sở tại, trong vùng dự án, để thu hút lao động, tăng thu nhập, gắn bó người dân với rừng, xây dựng Quỹ bảo vệ và phát triển rừng (QBVPTR) của tỉnh, cũng như thành lập, quản lý và sử dụng QBVPTR cấp xã (Nghị định 05/2005/NĐ-CP).
+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp đầu tư theo dự án, được thuê đất.
+ Chính sách hưởng lợi và tiêu thụ sản phẩm: Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hàng hoá nông lâm sản của người dân sản xuất ra, không để tồn đọng gây mất giá trị với thị trường, thiệt hại cho người sản xuất.
- Giải pháp về quản lý: Trong những năm qua việc triển khai thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp theo quyết định 245/1998/TTg của Thủ tướng chính phủ thực hiện chưa được nghiêm túc. Chính quyền cấp cơ sở ở một số nơi chưa thực sự vào cuộc, sự phân công, phân cấp, sắp xếp về mặt tổ chức, bố trí về nhân lực chưa hợp lý. Từ đó dẫn đến việc triển khai thực hiện không đồng bộ, hiệu quả chưa cao, vì vậy trong giai đoạn tới nhất thiết phải kiện toàn và đổi mới quản lý nhà nước về lâm nghiệp theo hướng:
+ Đảm bảo toàn bộ diện tích rừng phải có chủ cụ thể; diện tích rừng do UBND cấp xã đang quản lý phải được giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, trong đó ưu tiên giao cho các cộng đồng dân cư bản địa, có nhu cầu và những nơi có điều kiện quản lý bảo về rừng.
+ Giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp, có quyền sử dụng đất hợp pháp được giao để quản lý, sử dụng bền vững. Thiết lập hệ thống quản lý rừng đến từng tiểu khu rừng, hồ sơ quản lý rừng được cập nhật thường xuyên hàng năm. Đối với các khu rừng đặc dụng, phòng hộ và rừng sản xuất phân tán được giao cho các tổ chức lâm nghiệp ngoài nhà nước, công đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân.
- Giải pháp về tổ chức thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định là cơ quan trực tiếp tổ chức chỉ đạo các đơn vị trực thuộc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
Đối với UBND huyện phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành của tỉnh để tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo Hạt Kiểm lâm làm tốt chức năng tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
Đối với cấp xã phải triển khai thực hiện nghiêm túc quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn [18]. Các đơn vị lâm nghiệp và các chủ rừng trên địa bàn huyện phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng.
Kinh doanh rừng phải tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch của địa phương, gắn với việc bảo vệ và phát triển bền vững.
Các chủ rừng có diện tích rừng từ 1.000 ha trở lên phải tổ chức lực lượng bảo
vệ rừng chuyên trách, được trạng bị công cụ hỗ trợ thiết yếu; có quyền và trách nhiệm thừa hành nhiệm vụ theo quy định pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về quản lý bảo vệ rừng. Các xã có diện tích rừng và đất lâm nghiệp do UBND cấp xã trực tiếp quản lý, phải tổ chức lực lượng bảo vệ rừng tại địa phương, trong đó cần sử dụng lực lượng dân quân tự vệ là nòng cốt.
3.3.7.3. Giải pháp khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm
- Quy hoạch mạng lưới cung cấp giống, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ sinh học để sản xuất giống cây trồng có năng suất, chất lượng cao (công nghệ giâm hom và công nghệ nuôi cấy mô); tiếp tục quản lý các tổ chức sản xuất giống và cấp giấy chứng chỉ công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp cho các vườn cung cấp hom đạt tiêu chuẩn theo quy định.
- Tăng cường công tác khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình canh tác nông- lâm kết hợp bền vững trên đất dốc, mô hình trang trại, vườn đồi rừng, mô hình trồng rừng kinh tế thâm canh chất lượng cao; đặc biệt là mô hình trồng rừng phòng hộ CGH, CCB có hiệu quả đang rất cấp bách đối với một số khu vực ven biển trên địa bàn tỉnh.
- Hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh chất lượng cao, KNXTTS rừng tự nhiên theo tiểu vùng lập địa, chăm sóc, nuôi dưỡng rừng trồng, khai thác lâm sản, phòng trừ sâu bệnh, phòng cháy, chữa cháy rừng..., xây dựng chương trình, dự án quản lý rừng bền vững theo cộng đồng thôn.
- Áp dụng giải pháp phòng trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng bằng phuơng pháp sinh học.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sử dụng tài nguyên rừng và môi trường (đặc biệt việc sử dụng công nghệ ảnh viễn thám, phục vụ kiểm kê, quản lý, sử dụng tài nguyên rừng). Vì vậy ngành lâm nghiệp huyện cần có kế hoạch đào tạo nhân lực làm công tác này, để chuyển giao đến các doanh nghiệp, BQLRPH, phòng nông, lâm nghiệp huyện và các Ban lâm nghiệp xã.
- Tăng cường thiết bị kỹ thuật, đặc biệt là hỗ trợ ngành chế biến gỗ trong việc
ứng dụng công nghệ cao, mới như sấy gỗ bằng năng lượng mặt trời, đào tạo nhân lực cho ngành hàng nội thất...tạo sức cạnh tranh sản phẩm chế biến trên thị trường trong và ngoài nước, nhất là khâu tinh chế sản phẩm gỗ nội thất, song mây xuất khẩu; góp phần giảm lãng phí nguyên liệu đầu vào, hạ giá thành sản phẩm.
- Tăng cường các hình thức tổ chức hội thảo, hội nghị xuống tận cơ sở (xã, thôn, tiểu khu rừng); với sự tham gia của người sản xuất, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà quản lý, nhằm xác định cơ cấu loài cây trồng chủ lực, các mô hình sử dụng đất ưu tiên đối với từng huyện, xã, thôn làng và từng tiểu khu, khoảnh cụ thể, phù hợp với lợi thế từng vùng.
- Về khuyến lâm: Thành lập tổ chức khuyến lâm từ huyện đến các xã, thôn có nhiều rừng trực thuộc hệ thống khuyến nông, lâm các cấp. Các xã nhiều rừng, có cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc bán chuyên trách, ưu tiên sử dụng cán bộ khuyến lâm là dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa. Nhanh chóng xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện xã và thôn bản, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống khuyến nông của Nhà nước khó tiếp cận. Nhà nước có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức khuyến lâm tự nguyện. [10] Đẩy mạnh công tác khuyến lâm ở tất cả các nội dung, lĩnh vực trong đó ưu tiên giải pháp tập huấn, tuyên truyền và giải pháp xây dựng và mở rộng các mô hình trồng rừng.
3.3.7.4. Giải pháp về công khai, giám sát thực hiện quy hoạch
- Phải thực hiện tốt công tác giám sát thực hiện quy hoạch sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tăng cườ ng công tác giám sát của hội đồng nhân dân và người dân từ khâu lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất của các cấp.
- Cần thực hiện nghiêm chỉnh việc công khai quy hoạch, kế hoạch được duyệt theo quy định của pháp luật, tránh tình trạng công khai quy hoạch, kế hoạch được duyệt mang tính hình thức, ít hiệu quả.
- Tăng cường công tác giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch bảo vệ và phỏt triển rừng. Tiến hành thống kờ, kiểm kờ và theo dừi diễn biến tài nguyờn rừng gắn
với thống kê, kiểm kê đất đai. Xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu quản lý tài nguyên rừng, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện chất lượng điều tra quy hoạch rừng.
3.3.8. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư