Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 38 - 40)

3.1. Phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây

3.1.2. Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển

Lâm nghiệp

3.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội a). Tăng trưởng kinh tế

Nhờ sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của huyện ủy và hoạt động điều hành của UBND huyện, trong thời kỳ 2000 - 2010 nền kinh tế của huyện đã có những chuyển biến tích cực, phát triển theo hướng sản xuất hàng hố, đã xuất hiện những nhân tố mới tạo đà để tiếp tục đổi mới và phát triển. Giá trị tổng sản phẩm (theo giá so sánh

1994) tăng nhanh từ 69.012 triệu đồng năm 2005 và đạt 205.943 triệu đồng năm

2010, bình quân GDP đầu người đạt 3,030 triệu đồng/năm. GDP bình quân đầu người (giá thực tế) năm 2010 của huyện Tây Sơn đạt 9,15 triệu đồng, tương đương 490 USD, tăng 1,1 lần so với năm 2008.

b) Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung, cơ cấu kinh tế theo các khu vực của huyện Tây Sơn so với các huyện khác cịn lạc hậu, q trình chuyển dịch cịn chậm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đã bước đầu theo chiều hướng tốt tuy nhiên kết quả đạt được chưa cao.

c). Thực trạng phát triển các ngành

- Ngành nông nghiệp: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế nông nghiệp tăng từ 271.371 triệu đồng năm 2000 lên 305.915 triệu đồng vào năm 2006 và đạt 330.509 triệu đồng năm 2010 (theo giá so sánh 1994), tốc độ tăng trưởng năm 2001 đạt 5,21%, năm 2005 đạt 4,75% và năm 2009 đạt 1,99%.

- Ngành thủy sản: Giá trị tổng sản phẩm (GDP) khu vực kinh tế thủy sản tăng từ 1.250 triệu đồng năm 2000 lên 1.804 triệu đồng vào năm 2006 và đạt 2.298 triệu đồng năm 2010 (theo giá so sánh 1994).

- Ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp bình quân tăng 13,15% năm trong giai đoạn 2000 - 2005. Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 343.074 triệu đồng, giảm 16,1% so với năm 2008.

Nhìn chung trong thời gian qua, khu vực kinh tế công nghiệp và xây dựng của huyện tuy đã có những tiến bộ đáng kể, đã tạo thêm được một số cơ sở công nghiệp quan trọng trong lĩnh vực chế biến nông sản, khai thác mỏ,... song tỷ trọng cơng nghiệp trong tổng GDP của tỉnh cịn thấp, sản phẩm làm ra chưa nhiều, chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu để xuất khẩu, sự phát triển công nghiệp hiện nay chưa xứng tầm với tiềm năng sẵn có của huyện.

3.1.2.2. Dân số, lao động và thu nhập

- Dân số : Tính đến tháng 12 năm 2010, tồn huyện có dân số là 123.339 người, trong đó nữ 63.154 người và nam 60.185 người chiếm 48,80% tổng dân số. Mật độ dân số trung bình 178 người/km2.

- Lao động và thu nhập: Tổng số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân năm 2009 của huyện Tây Sơn là 64.978 người, trong đó lao động đã qua đào tạo chiếm tỷ lệ khoảng 24% (đào tạo nghề 17,26%); lao động nông, lâm nghiệp của huyện chiếm tỷ lệ 82,3% số lao động xã hội đang làm việc trong nền kinh tế, tương đương các huyện vùng núi khác. Tỷ lệ thất nghiệp ở các khu vực thị trấn, xã năm 2009 là 3,9%.

Theo thống kê năm 2009 trên địa bàn tỉnh cịn có 5 xã thuộc diện đói, nghèo (giảm 2 xã so với năm 2008) chủ yếu tập trung ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng biên giới. Đời sống đại bộ phận nhân dân trong tỉnh cịn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn, nhất là đồng bào thiểu số. [13]

3.1.2.3. Điều kiện cơ sở hạ tầng

- Giao thơng: Huyện Tây Sơn có mạng lưới giao thông phát triển, chủ yếu là

đường bộ với mạng lưới gồm các tuyến đường liên tỉnh, liên huyện, liên xã, liên thôn, đường sản xuất và đường chuyên dùng với tổng chiều dài 826,52 km.

- Thuỷ lợi: Trên địa bàn huyện Tây Sơn hiện có 13 hồ đập thủy lợi, với năng

thuộc vào nguồn nước mưa nên thường xuyên bị khô hạn về mùa khô.

- Giáo dục:

Theo số liệu thống kê năm 2010 của phòng giáo dục, thực trạng phát triển giáo dục và đào tạo của huyện được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2: Thực trạng công tác giáo dục đào tạo huyện Tây Sơn

Bậc học Số trường Số lớp học Số học sinh Số giáo viên 1. Mẫu giáo 15 127 3.526 147 2. Tiểu học 23 417 10.893 501 3. Trung học cơ sở 14 248 9.447 451 4. Trung học phổ thông 4 131 5.972 191

- Y tế: Hiện nay cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế còn đơn sơ, trong những năm tới cần đầu tư nâng cấp, nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

- Văn hố - thơng tin: Hiện nay trên địa bàn huyện 100% các xã đã được phủ

sóng truyền hình. Hệ thống thơng tin liên lạc được thơng suốt. 15/15 xã, thị trấn có điểm bưu điện văn hố xã và có máy điện thoại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 38 - 40)