Chương 3.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Những dự báo có liên quan đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây Sơn
3.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp
3.3.1.1. Những căn cứ xây dựng quan điểm và định hướng phát triển lâm nghiệp - Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 đó là:
+ Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng hợp lý tài nguyên, từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản, dịch vụ môi trường, du lịch sinh thái...
+ Phát triển lâm nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
+ Quản lý, sử dụng và phát triển bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.
+ Phát triển lâm nghiệp phải trên cơ sở đẩy nhanh và làm sâu sắc hơn chủ trương xã hội hoá nghề rừng, thu hút các nguồn lực đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng.
- Căn cứ vào Quyết định 54/2009/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2009 quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã xác định:
“Xây dựng Bình Định trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm về khoa học, công nghệ, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá, du lịch, thể thao của vùng trung du miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng, liên vùng, là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam, là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước. Phấn đấu là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của cả nước. Đến năm 2010 thoát khỏi tỉnh nghèo và năm 2020 cơ bản đạt được các tiêu chí tỉnh công nghiệp”.
Phát triển lâm nghiệp: “Từng bước chuyển hướng kinh doanh lâm nghiệp để tăng vị trí kinh tế của ngành lâm nghiệp trong nền kinh tế quốc dân trên cơ sở coi trọng phát rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến công nghệ cao và xây dựng các vùng sinh thái gắn với du lịch nhằm có được giá trị kinh tế lớn trên mỗi ha đất lâm nghiệp và nuôi sống được nhiều người hơn. Bảo vệ và nâng cao chất lượng rừng, duy trì và đảm bảo diện tích rừng phòng hộ trọng yếu; thường xuyên bổ sung trồng mới, đảm bảo nguyên liệu giấy, gỗ xuất khẩu, đáp ứng tiêu dùng tại chỗ và xuất khẩu”.
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tây Sơn tỉnh Bỡnh Định đến năm 2020 đó chỉ rừ:
+ Sản phẩm mũi nhọn là cây nguyên liệu giấy, cây chè và chăn nuôi đại gia súc. Công nghiệp chế biến nông lâm sản, thủ công mỹ nghệ và chế biến khai thác khoáng sản. Khâu đột phá trong đó có phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản.
+ Phát triển nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện phải gắn liền với các ngành nghề nông thôn, nhất là với công nghiệp chế biến nông, lâm sản.
+ Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản gắn với du lịch sinh thái, một mặt tạo sức hấp dẫn cho du lịch, mặt khác tạo thị trường tiêu thụ hàng nông sản.
+ Phát triển lâm nghiệp theo 3 hướng chính: Phát triển trồng mới các loại rừng nguyên liệu giấy, rừng phòng hộ; bảo vệ và khai thác rừng tự nhiên dưới dạng khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và tận thu các sản phẩm phụ của rừng. Giữ vững và tăng độ che phủ của rừng lên 70% vào năm 2010 và 75% vào năm 2020.
+ Quy hoạch xây dựng và khai thác vùng nguyên liệu giấy: Đẩy mạnh phát triển rừng nguyên liệu giấy, chú ý đến các khu rừng nguyên sinh, các khu rừng trên núi đá vôi, nơi sinh sống thích hợp của nhiều loại lâm sản cho sản phẩm có giá trị kinh tế cao, mà khai thác không ảnh hưởng đến cấu trúc rừng.
- Căn cứ vào phân tích điều kiện cơ bản (tự nhiên, kinh tế xã hội) và các dự báo (Dân số, lao động, nhu cầu lâm sản, nhu cầu sử dụng đất ...)
- Căn cứ Đề án phát triển kinh tế lâm nghiệp huyện Tây Sơn giai đoạn 2007- 2015, định hướng đến năm 2020.
- Căn cứ quy hoạch sử dụng đất huyện Tây Sơn giai đoạn 2001-2010 và định hướng đến năm 2020.
3.3.1.2. Một số quan điểm phát triển lâm nghiệp đến năm 2020
Phát triển lâm nghiệp một cách bền vững trên cơ sở phát triển đồng bộ từ khâu lâm sinh xây dựng vốn rừng đến khai thác, chế biến, dịch vụ và công tác tổ chức quản lý. Đưa lâm nghiệp trở thành ngành có đóng góp quan trọng trong nền kinh tế của huyện, góp phần xoá đói, giảm nghèo, bảo vệ môi trường.
- Lấy nhiệm vụ bảo vệ, khôi phục rừng phòng hộ đầu nguồn làm trọng tâm.
Trong đó chú trọng giải pháp khoanh nuôi tự nhiên. Phát triển hệ thống rừng phòng hộ môi trường, gắn với du lịch sinh thái.
- Khai thác tiềm năng đất trống đồi trọc, đẩy mạnh phát triển rừng sản xuất, nâng cao chất lượng rừng hiện có, xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với chế biến lâm sản làm tăng giá trị sản phẩm lâm nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang trồng cây cao su, cây công nghiệp.
- Rà soát, hoàn thiện công tác giao đất lâm nghiệp, khoán rừng và cho thuê rừng nhằm đảm bảo các khu rừng đều có chủ quản lý, đồng thời tiến hành quy hoạch, rà soát, phân loại rừng để xây dựng kế hoạch, định hướng quản lý, sử dụng rừng đúng mục đích. Ngăn chặn có hiệu quả tình trạng lấn chiếm đất rừng trồng cây lương thực.
- Tập trung nghiên cứu tuyển chọn tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa tác dụng, đẩy mạnh phát triển lâm sản ngoài gỗ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế rừng.
- Phát triển kinh tế rừng phải gắn chặt với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, đặc biệt là đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế lâm nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường, đồng thời mở rộng liên kết giữa nông dân với các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư bảo vệ rừng, trồng rừng, kinh doanh rừng, bao tiêu sản phẩm.
- Phát huy cao nội lực và các nguồn lực trong dân, đồng thời tranh thủ tối đa sự giúp đỡ của Trung ương, các nguồn đầu tư của nước ngoài và các tổ chức phi chính phủ, các thành phần kinh tế tham gia bảo vệ rừng, trồng rừng, phát triển nghề rừng và dịch vụ du lịch sinh thái.
3.3.1.3. Định hướng phát triển
Trên cơ sở những căn cứ và quan điểm phát triển lâm nghiệp, định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tây Sơn đến năm 2020 như sau:
- Định hướng quy hoạch cơ cấu 3 loại rừng và đất lâm nghiệp gồm: Trên cơ sở kết quả rà soát quy hoạch 3 loại rừng đã được UBND tỉnh phê duyệt, ổn định cơ cấu 3 loại rừng, triển khai công tác cắm mốc phân định ranh giới ngoài thực địa. Phát triển trồng mới các loại rừng phòng hộ, sản xuất, nguyên liệu giấy; Bảo vệ và khai thác rừng tự nhiên dưới dạng tận thu các sản phẩm phụ của rừng. Giữ vững và tăng độ che phủ của rừng lên 70% vào năm 2020.
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn phải được xây dựng tập trung, liền vùng, liền khoảnh và có cấu trúc nhiều tầng tán; những diện tích rừng phòng hộ có điều kiện có thể kết hợp phòng hộ với sản xuất nông nghiệp, kinh doanh cảnh quan môi trường, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, khai thác lâm sản và các lợi ích khác của rừng phòng hộ. Tiến hành bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và trồng rừng với loài cây đa dạng, đa tác dụng vừa đảm bảo yêu cầu phòng hộ, kết hợp cho hiệu quả kinh tế và phát triển du lịch. Đến năm 2020, xây dựng và bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường, diện tích: 21.862,00 ha. Trong đó: rừng tự nhiên có 16.430,10 ha, rừng trồng 2.007,40 ha và khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung với diện tích 3.424,5 ha.
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên cần có tác động lâm sinh cần thiết nhằm đạt tối đa năng xuất và hiệu quả. Đẩy mạnh việc khôi phục và phát triển rừng tự nhiên thông qua các biện pháp lâm sinh nuôi dưỡng và làm giàu rừng bằng cây đa tác dụng và lâm sản ngoài gỗ nhằm nâng cao giá trị của rừng và tăng thu nhập cho nhân dân các dân tộc. Những diện tích rừng quá nghèo kiệt, tái sinh kém, hiệu quả kinh tế thấp tiến hành cải tạo rừng.
Trồng rừng sản xuất phát triển chủ yếu theo hướng thâm canh, coi trọng năng suất và chất lượng; kết hợp sản xuất nông, lâm nghiệp, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và các dịch vụ môi trường rừng, ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ mọc nhanh, khuyến khích gây trồng các loài cây đa mục đích và lâm sản ngoài gỗ. Phát triển rừng trồng sản xuất trên cơ sở nhu cầu thị trường và tập trung vào các vùng có lợi thế cạnh tranh, sản xuất ổn định và hiệu quả kinh tế.
Đến năm 2020, xây dựng vùng trồng rừng sản xuất là: 17.483,00 ha, trong đó:
đất có rừng tự nhiên có 4.735,30 ha, đất rừng trồng có 7.464,90 và đất chưa có rừng là 5.282,80 ha, chiếm 30,22% tổng diện tích đất rừng sản xuất trên địa bàn huyện.
- Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
+ Toàn bộ diện tích 39.345,00 ha rừng và đất lâm nghiệp phải được quản lý thống nhất, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.
+ Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu.
+ Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, thực hiện song hành giữa việc khai thác và trồng lại rừng mới, tránh tình trạng đất trống đồi núi trọc.
Giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn.
+ Quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ với qui mô vừa và nhỏ phù hợp với thực tiễn của địa phương. Tăng cường đầu tư các trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất các mặt hàng có giá trị kinh tế cao và chiếm lĩnh thị trường.
+ Phát triển mạnh trồng cây phân tán để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả các nhu cầu gỗ gia dụng và củi cho địa phương. Duy trì trồng 240 nghìn cây phân tán mỗi năm, phấn đấu đảm bảo độ che phủ của rừng vào năm 2020 là 75%.
+ Khuyến khích tất cả thành phần kinh tế đầu tư phát triển rừng, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô vừa nhằm bảo đảm nguyên liệu cho chế biến và tăng hiệu quả sử dụng đất. Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết và thành lập các hợp tác xã lâm nghiệp.