Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 94)

3.3.8.1. Dự tính vốn đầu tư

Căn cứ vào các văn bản quy định về định mức trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, định mức của dự án 661, nguyên liệu giấy thâm canh, Tổng công ty giấy Việt Nam và các chủ rừng khác….

- Suất đầu tư cho 1ha trồng rừng sản xuất:

+ Vốn trồng rừng cây gỗ lớn (trồng, chăm sóc, bảo vệ) là: 21.995.896 đồng/ha;

+ Vốn trồng rừng cây gỗ nhỏ (trồng, chăm sóc, bảo vệ): 10.113.095 đồng/ha.

- Suất đầu tư cho rừng trồng đặc dụng và phòng hộ: theo quy định của Nhà

nước và các văn bản của địa phương (Quyết định 661/QĐ-TTg; Quyết định 100/QĐ- TTG; Quyết định 147/QĐ-TTG), cụ thể nhà nước hỗ trợ như sau:

+ Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng sau giai đoạn chăm sóc: 100.000đ/ha. + Khoanh ni tái sinh có trồng bổ sung: 2.000.000 đồng/ha

+ Trồng rừng: 10.000.000 đồng/ha

- Mức đầu tư hạ tầng lâm sinh phục vụ sản xuất:

+ Xây dựng vườn ươm mới: 200.000.000 đồng/vườn + Nâng cấp vườn ươm: 50.000.000 đồng/vườn + Xây dựng đường băng cản lửa: 20.000.000 đồng/km + Xây dựng đường lâm nghiệp: 300.000.000 đồng/km + Xây dựng trạm bảo vệ rừng: 100.000.000 đồng/trạm

Với suất đầu tư như trên, tổng nhu cầu vốn đầu tư trồng rừng, khoanh ni, chăm sóc, bảo vệ rừng và hạ tầng lâm sinh cho cả giai đoạn 2011-2020 là 83.249,40 triệu đồng, trong đó vốn đầu tư lâm sinh là: 77.399,4 triệu đồng, cơ sở hạ tầng là: 5.850 triệu đồng.

- Giai đoạn I: (2011 - 2015) dự kiến là: 41.826,4 triệu đồng, trong đó: + Các biện pháp lâm sinh: 38.876,4 triệu đồng

+ Xây dựng hạ tầng lâm sinh: 2.950,0 triệu đồng - Giai đoạn II: (2016 -2020) là: 41.423,10 triệu đồng.

+ Các biện pháp lâm sinh: 38.523,1 triệu đồng + Xây dựng hạ tầng lâm sinh: 2.900,0 triệu đồng

- Nguồn vốn: Nguồn vốn cho rừng sản xuất là vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ theo Quyết định 147/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể : Trồng mới trên đất trống 2,0 triệu đồng/ha; trồng cây phân tán 1,5 triệu đồng/ha; khuyến lâm 100.000 đồng/ha; thiết kế 50.000 đồng/ha và một số hạng mục hạ tầng lâm sinh. Nguồn vốn còn lại chủ yếu là vốn tự có của chủ rừng, vốn vay, vốn liên doanh liên kết. Còn nguồn vốn đối với rừng phòng hộ và đặc dụng là nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thuộc Chương trình dự án 661 và các chương trình đầu tư khác.

3.3.8.2. Dự tính hiệu quả đầu tư a) Về kinh tế

Cải thiện đời sống của người dân thông qua các hoạt động như: Khoán bảo vệ, khoanh ni rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng.

Khi phương án quy hoạch được thực thi sẽ cải thiện chất lượng rừng về mặt sinh thái đồng thời nâng cao sản lượng rừng, đặc biệt là thông qua trồng rừng thâm canh.

- Hiệu quả đầu tư cho trồng 1ha Keo (cây gỗ lớn) theo phương thức thâm canh (thời gian 15 năm) với các dữ liệu như sau:

+. Đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 21.995.896 đ/ha

+. Lãi vay: 7,5%/năm

+. Sản lượng bình quân: 158 m3/ha +. Giá bán gỗ cây đứng: 650.000đ/m3

+. Doanh thu: 102.700.000 đ/ha

Tổng chi phí: 21.995.896 đ/ha

Lãi rịng (cả chu kỳ kinh doanh 6 năm): 16.247.040 đ/ha Lãi rịng tính cho 1 năm/ha:

Tỷ lệ thu nhập so với chi phí: 1,88 Tỷ lệ hồn vốn nội tại: 12,8%

- Hiệu quả đầu tư cho trồng 1ha Keo (cây gỗ nhỏ), thời gian 7 năm, với các dữ liệu như sau:

+ Đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 10.133.095 đ/ha

+ Lãi vay: 7,5%/năm

+ Sản lượng bình quân: 50 m3/ha + Giá bán gỗ cây đứng: 500.000đ/m3

+ Doanh thu: 25.000.000 đ/ha

- Tổng chi phí: 10.133.095 đ/ha

- Lãi rịng (cả chu kỳ kinh doanh 6 năm): 3.751.582 đ/ha - Lãi rịng tính cho 1 năm/ha: 535.940 đ/ha

- Tỷ lệ thu nhập so với chi phí: 1,41 - Tỷ lệ hồn vốn nội tại: 14,1%

(Chi tiết xem phụ biểu 10, 11, 12, 13)

- Hiệu quả kinh tế của 1ha trồng keo theo các hình thức kinh doanh khác nhau được tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 3.15:Tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế Chỉ tiêu Chỉ tiêu Hình thức KD NPV(đồng) BCR IRR(%) KD gỗ lớn 16.247.040 1,88 12,8% KD gỗ nhỏ 3.751.582 1,41 14,1%

Bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế thu được từ trồng 1 ha kinh doanh gỗ lớn cao hơn nhiều (gấp hơn 4 lần) so với kinh doanh gỗ nhỏ . Vì vậy, trong những năm tới huyện cần có những định hướng cụ thể để nhân rộng diện tích rừng trồng thâm canh kinh doanh gỗ lớn, nâng cao sản lượng rừng góp phần nâng cao thu nhập của người làm nghề rừng.

Tính riêng khai thác rừng trồng nguyên liệu giấy tập trung, Tre Luồng và cây phân tán từ năm 2011-2020 ước cho thu khoảng 1.287.835 tỷ đồng, cụ thể như sau:

Gỗ: 2.377.269 m3 x 0,5 triệu đồng/m3 = 1.188,63 tỷ đồng

Củi: 758.079 ster x 0,12 triệu đồng/ster = 90,97 tỷ đồng Tre Luồng: 23.500 tấn x 0,35 triệu đồng/tấn = 8,23 tỷ đồng

Chi phí đầu tư cho trồng rừng và chi phí khai thác ước tính 621,0 tỷ đồng, qua đó cho thấy lợi nhuận thu được từ kinh doanh trồng rừng nguyên liệu giấy là tương đối lớn.

b) Về môi trường

Tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất, tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. Đồng thời rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác. Giữa rừng và mơi trường có ảnh hưởng trực tiếp và quan hệ chặt chẽ với nhau.

Giá trị của việc trồng rừng và bảo vệ rừng quan trọng trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mịn, hạn chế thiên tai, điều hồ khí hậu, góp phần bảo vệ mơi trường.

Hiệu quả lớn và có ý nghĩa nhất là đến năm 2020 hệ thống rừng phòng hộ và sản xuất được ổn định, với hệ sinh thái rừng và cấu trúc ổn định, phát huy được chức năng phòng hộ của rừng, điều tiết nguồn nước, hạn chế xói mịn, bồi lấp, lũ lụt

điều hồ khí hậu, hạn chế thấp nhất những diễn biến bất lợi về thời tiết góp phần bảo hộ cho sản xuất nông nghiệp, ổn định đời sống nhân dân trong huyện.

Việc xây dựng và phát triển được vốn rừng trên địa bàn cũng đã góp phần hạn chế sự gia tăng về nhiệt độ, duy trì độ ẩm trong rừng, giảm thiểu nguy cơ cháy rừng. Đồng thời giảm được tiếng ồn, bụi, khí thải cơng nghiệp, làm sạch khơng khí, làm giảm tốc độ gió để bảo vệ mùa màng, hạn chế được những bất lợi làm suy thoái tài nguyên đất.

c) Về xã hội và an ninh quốc phòng

- Thông qua các nội dung xây dựng, bảo vệ, phát triển 3 loại rừng, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm ổn định cho đồng bào miền núi tham gia vào các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, góp phần giảm tỷ lệ hộ đói nghèo trong vùng.

- Trình độ dân trí được cải thiện, giảm thiểu các tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống của người dân trong vùng quy hoạch, từng bước ổn định kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phịng. Góp phần xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn miền núi, giảm dần khoảng cách kinh tế giữa miền núi và miền xuôi.

- Phương án kinh doanh rừng bền vững giúp cho người dân đổi mới tư duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất, thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực nói chung và huyện Tây Sơn nói riêng.

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận

Trên cơ sở phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, hiện trạng tài nguyên rừng theo chủ quản lý và đánh giá hiệu quả hoạt động lâm nghiệp giai đoạn trước trên địa bàn huyện Tây Sơn làm cơ sở cho việc “Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, giai đoạn

2011 – 2020”, trong đó:

- Huyện Tây Sơn là huyện trung du của tỉnh Bình Định với diện tích tự nhiên 69.296,00 ha, huyện có địa bàn chiến lược nằm trên Quốc lộ 19, là cửa ngõ nối liền vùng Tây Nguyên, với các tỉnh miền Trung và có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch. Với những lợi thế trên, huyện có điều kiện để phát huy tiềm năng về đất đai cũng như các nguồn lực khác cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, Tây Sơn hiện vẫn là huyện nghèo phát triển kinh tế nơng nghiệp là chủ yếu, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 49,21% so với tổng diện tích tự nhiên và 66,92% đất nơng nghiệp. Do vậy, việc quy hoạch lại rừng để phát triển nghề rừng gắn với cơng nghiệp chế biến sẽ góp phần ổn định kinh tế - xã hội và thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế chung, tăng nguồn thu ngân sách cho huyện. Ngoài ra, phát triển rừng còn nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn, nâng cao khả năng phòng hộ đầu nguồn, cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan khu vực.

- Dựa trên cơ sở luật pháp của Nhà nước như: Luật Đất đai 2003, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004, các Quyết định, Nghị định của Chính phủ có liên quan đến cơng tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp cũng như các văn bản, nghị quyết của địa phương; điều kiện kinh tế xã hội. Đưa ra một số dự báo cơ bản về dân số, sự đói nghèo, sự phụ thuộc vào rừng và nhu cầu sử dụng lâm sản của địa phương. Từ đó, đề xuất những nội dung của quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tây Sơn giai đoạn 2011 - 2020.

- Nội dung quy hoạch xây dựng dựa trên những điều kiện nguồn lực tự nhiên, kinh tế -xã hội thực tế của địa phương; phù hợp với chính sách của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là những quan điểm đổi mới về tổ chức, quản lý, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong thời kỳ đổi mới và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng phương pháp tiếp cận, thu thập số liệu thực tế, khai thác triệt để các nguồn tài liệu, bản đồ chuyên môn liên quan, tiến hành xử lý thông tin từ thực tiễn cơ sở một cách khoa học; tranh thủ ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài ngành lâm nghiệp. Do vậy, Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tây Sơn giai đoạn 2011 – 2020 có tính khả thi cao, phù hợp với Chiến lược phát triển lâm nghiệp của tỉnh Bình Định đến năm 2020.

- Để quy hoạch lâm nghiệp của huyện Tây Sơn, tác giả đã thực hiện quy hoạch 3 loại rừng; Quy hoạch các kinh doanh toàn diện cho từng đối tượng cụ thể phù hợp với địa phương theo hướng sử dụng tài nguyên rừng bền vững, cụ thể:

+ Trồng mới: 5.282,80 ha;

+ Khoanh ni xúc tiến tái sinh có trồng bổ sung: 3.424,5 ha; + Bảo vệ rừng tự nhiên và rừng trồng: 25.936,1 ha.

- Tác giả đã đưa ra 04 giải pháp về: Vốn đầu tư; chính sách, quản lý và tổ chức thực hiện; khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và khuyến lâm; công khai, giám sát thực hiện quy hoạch.

- Đề tài cũng sơ bộ dự tính được vốn đầu tư cho các hạng mục phát triển tài nguyên rừng, hiệu quả kinh tế cho một đơn vị diện tích.

- Tác giả đã xây dựng được hệ thống bản đồ cho huyện Tây Sơn gồm 04 loại như sau: Bản đồ thổ nhưỡng (dạng đất), bản đồ hiện trạng tài nguyên rừng, bản đồ quy hoạch 3 loại rừng, bản đồ quy hoạch phát triển lâm nghiệp.

Các kết quả hoạt động sản xuất lâm nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của vùng nông thôn miền núi và có ý nghĩa rất lớn đến trật tự xã hội và an ninh trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, quy hoạch bảo vệ và phát triển lâm nghiệp bền vững là vấn đề lâu dài và rất rộng lớn, liên quan đến nhiều lĩnh vực; đồng thời chịu sự chi phối trực tiếp của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh. Do vậy, việc quy hoạch đất

lâm nghiệp trong quá trình thực hiện sẽ không tránh khỏi những vấn đề phát sinh, vướng mắc, cần được linh hoạt điều chỉnh, bổ sung hàng năm, phù hợp với từng giai đoạn phát triển ngành nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội huyện nói chung.

4.2. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu do điều kiện thời gian, nguồn nhân lực và kinh nghiệm hạn chế nên đề tài còn một số tồn tại sau: - Về điều kiện nghiên cứu năng suất chất lượng cây trồng để tính tốn hiệu quả kinh tế một cách chính xác.

- Hiệu quả mơi trường và xã hội mới chỉ dừng lại ở định tính.

- Rừng phòng hộ chưa đưa ra được phương án khai thác về mặt cảnh quan, môi trường.

- Chưa đi sâu vào điều tra, nghiên cứu về tài nguyên động, thực vật rừng, tình hình sinh trưởng, phát triển của các loài cây bản địa trên địa bàn. Giá trị kinh tế cũng như thu nhập do hoạt động sản xuất lâm nghiệp mang lại chưa được tính tốn đầy đủ.

- Về mặt kinh doanh đặc sản, lâm sản phụ, xây dựng các mơ hình nơng lâm kết hợp chưa được đề cập đầy đủ.

- Về dự kiến nhu cầu vốn đầu tư, cũng như các hiệu quả về kinh tế cũng chỉ là dự kiến và ước tính hiệu quả kinh tế.

4.3. Kiến nghị

Để phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện có hiệu quả và mang tính thực tiễn cần phải có các hoạt động mang tính định hướng cho sự phát triển đến cuộc sống của người làm nghề rừng. Tác giả xin đề xuất một số kiến nghị như sau:

- Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài nguyên - Môi trường, Chi cục Kiểm Lâm và các ngành có liên quan phối hợp cùng với UBND huyện tiến hành triển khai các nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện.

- Triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện, trước mắt phải tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi về vai trò tác dụng của rừng đối với cuộc sống của con người. Tạo điều kiện để các chủ rừng yên tâm đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, có các giải pháp kinh doanh rừng một cách bền vững.

- Chỉ đạo hoàn thiện việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp chứng chỉ rừng; Xây dựng và thực hiện dự án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2011 - 2020. Chỉ đạo các chủ rừng khơng trực thuộc huyện nhưng đóng trên địa bàn, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, chế biến lâm sản được thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp trên nhưng phải thực hiện nghiêm túc theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp chung của huyện.

- Tiến tới cần xây dựng dự án trồng các loài cây bản địa như sao đen, lim xanh, dầu rái… Mục đích bền vững lâu dài, tạo cảnh quan du lịch, bảo vệ nguồn nước và cải tạo môi trường sinh thái.

- Quy hoạch các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản; Đầu tư xây dựng hệ thống vườn ươm quy mô để đáp ứng yêu cầu trồng rừng hiệu quả và bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Nông nghiệp và PTNT (2002), Quyết định số 78/2002/ QĐ/ BNN-KL V/v

ban hành QTKT theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp trong lực lượng Kiểm lâm, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2004), Thông tư số 30/2004TT-BTNMT ngày

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 94)