3. Kiến nghị
3.10: Quy hoạch đất lâm nghiệp phân theo chủ quản lý đến năm 2020
Đơn vị tính: Ha T T Chủ quản lý Tổng diện tích đất QH đến năm 2020 Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng cộng 39.345,00 - 21.862,00 17.483,00 1 Hộ gia đình 8.552,52 - 880,60 7.671,92 2 Các dự án, công ty lâm nghiệp 1.869,80 - - 1.869,80
3 UBND xã 28.922,68 - 20.981,40 7.941,28 - Đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp phân theo hộ gia đình, cá nhân quản lý có 8.552,52 ha, trong đó rừng phòng hộ có 880,60 ha chiếm 10,30% tổng diện tích đất lâm nghiệp phân theo hộ gia đình, cá nhân quản lý; rừng sản xuất có 7.671,91 ha.
- Quy hoạch đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp phân theo các dự án, công ty lâm nghiệp quản lý có 1.869,80 ha, trong đó diện tích rừng sản xuất chiếm 100%.
- Đến năm 2020, diện tích đất lâm nghiệp do UBND xã quản lý có 28.922,68 ha, trong đó rừng phòng hộ là chủ yếu 20.981,40 ha, chiếm 72,54% tổng diện tích UBND xã quản lý; rừng sản xuất có 7.671,91 ha, chỉ chiếm 26,53% tổng diện tích UBND xã quản lý.
3.3.5. Quy hoạch tác nghiệp các biện pháp quản lý rừng
Căn cứ vào hiện trạng đất lâm nghiệp và định hướng phát triển kinh tế ngành lâm nghiệp huyện Tây Sơn và các căn cứ nêu trên. Quy hoạch lâm nghiệp huyện đến năm 2020 bao gồm các công việc: Xây dựng vườn ươm; trồng rừng, chăm sóc rừng; khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung; bảo vệ rừng; khai thác rừng; trồng cây phân tán. Việc quy hoạch tác nghiệp các biện pháp quản lý rừng được thể hiện ở bảng 3.11 như sau:
Bảng 3.11: Quy hoạch tác nghiệp các biện pháp quản lý rừng
Đơn vị tính:Ha
T
T Chỉ tiêu Tổng
DTLN
Quy hoạch rừng đến năm 2020 Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất Tổng cộng 39.345,00 - 21.862,0 17.483,0 1 Bảo vệ rừng 25.936,1 - 18.437,5 7.498,6 - Rừng tự nhiên 20.276,1 - 16.430,10 3.846,00 - Rừng trồng 5.660,00 - 2.007,40 3.652,60 2 KNXTTS có trồng BS 3.424,50 - 3.424,50 3 Trồng mới 5.282,80 - 5.282,80 4 Trồng rừng sau khai thác 4.701,6 - 4.701,60 5 Khai thác rừng 4.701,6 - 10.357,00 6 Trồng cây phân tán (cây) 2.400.000 -
3.3.5.1. Quy hoạch tác nghiệp biện pháp quản lý rừng phòng hộ
Quy hoạch rừng phòng hộ huyện Tây Sơn là những diện tích đất trống cỏ, cây bụi (trạng thái IA, IB), được quy hoạch để trồng cây lâm nghiệp. Đây là những đối tượng không có khả năng tái sinh tự nhiên để thành rừng; phân bố ở nơi có điều kiện trồng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng; ưu tiên trước những nơi độ che phủ thấp, có
yêu cầu cấp bách về phòng hộ giữ đất, giữ nước, chống ô nhiễm khói bụi công nghiệp, bảo vệ các danh thắng, phục vụ nhu cầu
tham quan, du lịch. Tổng diện tích rừng phòng hộ theo quy hoạch 3 loại rừng là 21.862,00 ha, trong đó có 16.430,10 ha rừng tự nhiên, 2.007,40 ha rừng trồng và 3.424,5 ha khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung (đất chưa có rừng). Đến năm 2020, diện tích đất rừng phòng hộ được quy hoạch như sau:
a). Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung
- Đối tượng: Bao gồm những diện tích đất trống có cây gỗ tái sinh, trạng thái
IB, IC, thuộc rừng phòng hộ (rừng sản xuất chỉ thực hiện với Dự án KfW6), ưu tiên vùng phòng hộ đầu nguồn RXY, lưu vực hồ đập, thuỷ điện, thuỷ lợi, rừng phòng hộ MTCQ, những nơi điều kiện sinh khí hậu, lập địa thuận lợi, lượng mưa cao, mật độ cây tái sinh triển vọng lớn...khi chưa có điều kiện trồng rừng mới, đạt hiệu quả tốt hơn.
- Diện tích: Tổng diện tích 3.424,50 ha, bình quân thực hiện 343,00 ha/năm, thuộc đối tượng rừng phòng hộ, diện tích quy hoạch được phân bổ trên địa bàn các xã Bình Tân (1.091,50 ha), xã Tây Giang (120,40 ha), xã Vĩnh An (1.554,70 ha), xã Tây Xuân (134,30 ha), xã Bình Nghi (98,60 ha) và xã Tây Phú (425,10 ha).
- Giải pháp kỹ thuật: Áp dụng qui phạm kỹ thuật phục hồi rừng bằng KNTS
kết hợp trồng bổ sung (QPN 21-98) của Bộ Nông nghiệp và PTNT, có hai mức tác động:
+ Mức độ tác động thấp: Quản lý bảo vệ là chính, gồm các nội dung: ngăn chặn sự phá hoại của gia súc, lửa rừng, sâu bệnh hại, chặt cây gieo giống, cây tái sinh mục đích; được trồng bổ sung cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây đặc sản có tán che như cây rừng, do dân bỏ vốn đầu tư và hưởng lợi (chủ yếu áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất, trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt)
+ Mức tác động cao: Ngoài biện pháp tác động ở mức độ thấp, tuỳ đối tượng, mục đích khoanh nuôi và điều kiện kinh tế cho phép, có thể sử dụng biện pháp như phát dọn thực bì, cuốc xới đất, tra dặm hạt hoặc trồng bổ sung cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây đặc sản ở những khoảng trống lớn trên 1.000 m2 hoặc xen kẽ trong tán rừng (chủ yếu áp dụng đối với phân khu phục hồi sinh thái, dịch vụ
- hành chính của rừng sản xuất)
+ Diện tích đưa vào KNTS tự nhiên, kết hợp trồng bổ sung hàng năm đều phải có thiết kế cụ thể đến từng lô và thể hiện rõ trên thực địa và bản đồ. Quy trình kỹ thuật áp dụng theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Bình Định và các quy trình, quy phạm của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành áp dụng cho khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên kết hợp trồng bổ sung.
- Loài cây trồng bổ sung: Nguyên tắc, tiêu chuẩn chọn loài cây trồng bổ sung
cho rừng phòng hộ đầu nguồn như sau:
+ Thích hợp với điều kiện ngoại cảnh nơi trồng + Sinh trưởng nhanh, khép tán nhanh.
+ Tán lá dầy rậm, hệ rễ đâm sâu, khoẻ, bám chắc, lan rộng đan dầy trên mặt đất. Diện tích tán lá lớn, dầy, lá rụng nhiều, tạo thành lớp thảm mục dầy…
+ Kết hợp cho gỗ, củi và các lâm sản khác.
Các loài cây được đề xuất ở đây là: cây lâm nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả mật độ trồng bổ sung: 330 cây/ha (cả 10% trồng dặm)
- Tiến độ thực hiện: Tổng diện tích kế hoạch đưa vào khoanh nuôi xúc tiến
tái sinh có trồng bổ sung là 3.424,50 ha; trong đó phân ra: + Dự kiến trong giai đoạn (2011-2020): 1.714,5 ha
+ Dự kiến trong giai đoạn (2016-2020): 1.710,0 ha. (Chi tiết xem phụ biểu 12).
b). Bảo vệ rừng phòng hộ
- Đối tượng và diện tích bảo vệ: Bao gồm diện tích rừng hiện còn và diện
tích khoanh nuôi phục hồi rừng, diện tích rừng khoanh nuôi XTTS có trồng bổ sung và trồng rừng mới, cải tạo rừng, sau khi hết thời gian đầu tư xây dựng cơ bản. Diện tích rừng phòng hộ dự kiến đưa vào bảo vệ trong giai đoạn (2011-2020) là 18.437
lượt ha, trong đó bảo vệ rừng tự nhiên 16.430,10 lượt ha, bảo vệ rừng trồng 2.007,40 lượt ha.
- Biện pháp kỹ thuật: Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán kinh phí bảo vệ
rừng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định hướng dẫn lập và phê duyệt trên cơ sở các quy trình, quy phạm và thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ NN&PTNT ban hành.
- Tiến hành thiết kế, xác định diện tích chất lượng của từng lô rừng, lập hồ sơ quản lý bảo vệ, đóng mốc bảng, niêm yết nội dung bảo vệ rừng trên đường đi lối lại, gần khu dân cư.
- Thường xuyên tuần tra canh gác, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tác động tiêu cực tới rừng như: Phát nương làm rẫy, khai thác lâm sản trái phép.
- Tuyên truyền giáo dục và vận động nhân dân tham gia quản lý bảo vệ rừng. - Coi trọng công tác phòng chống cháy rừng, dự báo và phòng trừ sâu bệnh hại. - Xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng; khen thưởng và biểu dương kịp thời những người, đơn vị làm tốt.
3.3.5.2. Quy hoạch tác nghiệp các biện pháp quản lý rừng sản xuất
Quy hoạch rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, lâm sản ngoài gỗ kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Đất rừng trồng sản xuất sau khai thác trắng và đất trống đồi núi trọc quy hoạch sản xuất lâm nghiệp (trạng thái Ia, Ib, Ic). Phân bố ở nơi đất đai còn tương đối tốt, tầng đất trung bình đến dày, có điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng mới cũng như chăm sóc, bảo vệ rừng và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch. Đến năm 2020, diện tích đất quy hoạch cho rừng sản xuất là 17.483,00 ha, trong đó rừng tự nhiên 4.735,30 ha; rừng trồng 7.464,90 ha; trồng mới và thay thế la 5.282,80 ha. Diện tích quy hoạch rừng sản xuất được phân bổ như sau:
a). Bảo vệ rừng sản xuất
- Đối tượng và diện tích bảo vệ: Toàn bộ diện tích rừng tự nhiên hiện có và
diện tích rừng trồng sau giai đoạn chăm sóc. Diện tích rừng sản xuất dự kiến đưa vào bảo vệ trong giai đoạn quy hoạch là 12.200,20 lượt ha.
- Biện pháp kỹ thuật: Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán kinh phí bảo vệ
rừng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bình Định hướng dẫn lập và phê duyệt trên cơ sở các quy trình, quy phạm và thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ NN&PTNT ban hành.
Các xã, các chủ rừng phải xây dựng phương án bảo vệ rừng, thành lập các tổ, đội bảo vệ rừng.
Xây dựng các nội quy, quy chế bảo vệ rừng phổ biến tới từng hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng. Đóng mốc, bảng nội quy bảo vệ rừng trên các trục đường đi qua các khu rừng, gần nơi làng bản, dân cư sống tập trung.
Tuyên truyền, giáo dục, kết hợp với xử phạt nghiêm minh những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, khen thưởng kịp thời những tổ chức, cá nhân có thành tích trong công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đề phòng và ngăn chặn lửa rừng, sâu bệnh hại. Đối với những khu rừng có giá trị, khu rừng dễ cháy cần xây dựng vành đai cản lửa.
b). Trồng rừng sản xuất
- Đối tượng: Đất rừng trồng sản xuất sau khai thác trắng và đất trống đồi núi
trọc quy hoạch sản xuất lâm nghiệp (trạng thái Ia, Ib, Ic). Phân bố ở nơi đất đai còn tương đối tốt, tầng đất trung bình đến dày, có điều kiện kinh tế kỹ thuật trồng mới cũng như chăm sóc, bảo vệ rừng và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch.
Thị trường gỗ hiện nay rất đa dạng về chủng loại, kích cỡ và đa dạng cả về thị trường tiêu thụ (trong nước, ngoài nước). Đối với thị trường tiêu thụ gỗ xây dựng, gỗ gia dụng và gỗ nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và huyện Tây Sơn nói riêng rất phong phú, có thể nói là khan hiếm hay không đáp ứng được nhu cầu thị trường, đặc biệt là gỗ gia dụng và xây dựng.
- Diện tích: Quỹ đất để trồng rừng sản xuất trong giai đoạn 2011 - 2020 là 5.282,80 ha; trong đó trồng rừng mới trên đất trống là 3.877,04 ha; trồng sau khai thác 1.405,76 ha. Do vậy, trong tổng số 13.170,0 ha đất trồng rừng sản xuất trong giai đoạn quy hoạch sẽ bố trí trồng rừng gỗ lớn với diện tích 1.183,9 ha và trồng rừng gỗ nhỏ với diện 4.090,9 ha
- Loài cây trồng: Rừng sản xuất, với mục đích kinh tế là chính, kết hợp với
bảo vệ môi trường, lựa chọn loài cây trồng rừng sản xuất cần đáp ứng được một số nguyên tắc, tiêu chuẩn sau:
+ Loài cây có đặc tính sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa nơi gây trồng, có khả năng thích ứng với biên độ sinh thái rộng.
+ Hiệu quả đầu tư cao
+ Có giống tốt, chủ động về giống và phương thức nhân giống hàng loạt. + Có khả năng đề kháng cao với các loài sâu bệnh
+ Thích ứng với quy trình công nghệ, có thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định + Có tác dụng cải thiện môi trường.
Do vậy, căn cứ vào nguyên tắc và tiêu chuẩn nêu trên thì trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung và ở huyện Tây Sơn, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch sẽ trồng một số loài cây trồng và vào các tiêu chí như sau:
+ Đối với lâm phần tuyển chọn phải được tác động các biện pháp lâm sinh để chuyển hoá thành rừng giống; rừng giống chuyển hoá có thể tiếp tục tác động để nâng cao năng suất, chất lượng nguồn vật liệu giống.
+ Tăng cường tuyển chọn các nguồn giống cây bản địa (ngoài sao, dầu, muồng, lim xanh...) có giá trị, dễ gây trồng, thích nghi cao, phù hợp với mục đích
trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất gỗ lớn, như: Ké trụ tròn (Đậu mương), Cáng lò, Giổi xanh... Tiếp tục tiến hành khảo sát, đánh giá, tuyển chọn, xây dựng nguồn giống các loài cây Keo lá tràm, Xoan ta, từ rừng trồng trên địa bàn.
+ Đối với các loài cây mọc nhanh, tiến hành xây dựng nguồn giống mới; quan tâm và ưu tiên đối với các loài cây, các dòng mới được công nhận có tính ưu việt, thích ứng tốt đối với điều kiện lập địa của tỉnh. Đối với các giống tiến bộ kỹ thuật, cần tiến hành trồng khảo nghiệm trước khi nhân rộng.
- Biện pháp kỹ thuật: Lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện lập
địa và mục đích trồng rừng của dự án quy định; chú trọng các loài cây mọc nhanh cho năng suất cao, kết hợp với cây bản địa gỗ lớn (dự án KfW6), cây công nghiệp,
đặc sản và cây ăn quả; nhằm nâng cao thu nhập trên đơn vị sử dụng đất khi tham gia dự án. Nhóm loài cây trồng theo mục đích sử dụng như sau:
+ Trồng rừng nguyên liệu: Keo các loại (chủ yếu là keo lai), Bạch đàn Urôphyla (trồng bằng cây giâm hom, nuôi cấy mô).
+ Trồng rừng cây gỗ lớn, cây bản địa và một số cây nhập nội: Sao đen, Dầu rái, Giổi xanh, Muồng đen, Chò chỉ, Chò xanh, Lim xanh, Trám, Xoan ta, Thông Caribe, Thông nhựa, Xà cừ...
+ Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây đặc sản, cây ăn quả: Gió bầu, Bời lời đỏ, Điều, Mây nếp, Mãng cầu, Xoài, Sấu, Bồ kết, Mít, Bơ, kết hợp các loài cây công nghiệp ngắn ngày, như Đậu đỗ, Lạc, Mè...khi rừng chưa khép tán.
- Phương thức trồng: Trồng rừng hỗn giao theo băng, theo đai cao, cấp độ
dốc (theo vị trí chân - sườn - đỉnh). Kết hợp giữa cây lấy gỗ là cây bản địa (trong điều kiện kinh phí cho phép) với các loài cây gỗ sinh trưởng nhanh; giữa cây lâm
nghiệp mọc nhanh với các loài cây công nghiệp, cây đặc sản và cây ăn quả (khuyến
khích trồng rừng theo mô hình nông - lâm kết hợp, trang trại, vườn đồi rừng).
Trồng rừng tập trung thâm canh, những nơi lập địa tốt, độ dốc 150 xử lý thực bì và làm đất toàn diện, bón phân, những nơi lập địa xấu, điều kiện khó khăn dốc > 150 , có thể xử lý thực bì và làm đất cục bộ theo rạch, theo băng và bón lót phân tại hố trồng.
+ Phương pháp trồng rừng: Trồng bằng cây con có bầu, cây giâm hom và tiến tới trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô. Những vùng trồng rừng tập trung, có nguy cơ gây cháy cao, cần có biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng (xây dựng băng cản lửa, biển báo, chòi canh, tuần tra canh gác…); đồng thời phải có biện
pháp dự báo và phòng chống sâu bệnh hại rừng.
+ Mật độ trồng rừng: Tùy thuộc điều kiện lập địa, loài cây trồng, phương thức trồng, mục tiêu kinh doanh và các biện pháp thâm canh. Mật độ trung bình biến động từ 1.600-2.500 cây/ha (keo, bạch đàn), từ 600-1.000 cây/ha (các loài cây
- Tiến độ thực hiện: Kế hoạch đưa diện tích rừng sản xuất (17.475 ha) vào quy hoạch đến năm 2020 được phân ra 2 giai đoạn như sau:
+ Dự kiến trong giai đoạn (2011-2015): 8.745,00 ha;
+ Dự kiến trong giai đoạn (2016-2020): 8.730,00 ha. (Chi tiết xem phụ biểu 12).
c) Chăm sóc rừng trồng sản xuất
Tổng diện tích đưa vào chăm sóc rừng sản xuất trong giai đoạn 2011-2020 dự kiến là: 12.200,2 lượt ha.
- Biện pháp kỹ thuật: Tuân thủ theo Hướng dẫn lập hồ sơ thiết kế và dự toán
các công trình lâm sinh thuộc Dự án 661 và các dự án sử dụng nguồn vốn ngân