Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 – 2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 44 - 48)

3. Kiến nghị

3.4: Diễn biến rừng và đất lâm nghiệp giai đoạn 2000 – 2010

Đơn vi tính: ha

Chỉ tiêu

Năm Biến động tăng (+), giảm (-)

2000 2005 2010 So sánh năm 2000 và năm 2005 So sánh năm 2005 và năm 2010 So sánh năm 2000 và năm 2010 Tổng D.Tích tự nhiên 70.803,0 68.974,9 69.296,0 -1.828,1 321,1 -1.507,0 I- Diện tích đất LN 25.847,4 31.137,3 34.099,6 5.289,9 2.962,4 8.252,3 1.1- Rừng phòng hộ 22.242,5 15.105,1 18.760,6 -7.137,4 3.655,5 -3.481,9 - Rừng tự nhiên 13.206,2 12.285,1 14.019,5 -921,1 1.734,4 813,3

- Rừng trồng 7.636,3 2.032,0 4.544,3 -5.604,3 2.512,3 -3.092,0 - Đất chưa có rừng 1.400,0 788,0 196,8 -612,0 -591,2 -1.203,2 1.2- Rừng sản xuất 3.604,9 22.356,3 15.339,1 18.751,4 -7.017,2 11.734,2 - Rừng tự nhiên 873,2 6.529,7 3.592,0 5.656,5 -2.937,7 2.718,8 - Rừng trồng 1.152,6 10.238,0 17.257,7 9.085,4 7.019,7 16.105,1 - Đất chưa có rừng 1.579,1 5.588,6 4.489,2 4.009,5 -1.099,4 2.910,1 1.3- Rừng đặc dụng - - - 0,0 0,0 0,0

II- Đất ngoài lâm

nghiệp 44.955,6 42.405,9 35.196,4 -2.549,7 - .209,5 -9.759,2

Năm 2010 diện tích đất lâm nghiệp của huyện có 34.099,6 ha (gồm 15.339,1 ha đất rừng sản xuất, 18.760,6 ha đất rừng phòng hộ). Độ che phủ của rừng toàn khu vực đạt 68,37% nhưng chất lượng rừng không cao, độ che phủ này cũng luôn thay đổi theo thời gian bởi các diện tích rừng trồng sản xuất đến tuổi thành thục đều phải khai thác để trồng lại rừng.

- Rừng tự nhiên: Năm 2010, diện tích rừng tự nhiên là 17.611,50 ha, chiếm

25,41% diện tích đất lâm nghiệp. Trong đó, rừng tự nhiên phòng hộ 14.019,47 ha; rừng tự nhiên sản xuất 3.592,09 ha. Trong rừng tự nhiên có các loại rừng như sau:

+ Rừng trung bình (IIIA2): Rừng trung bình phân chia thành nhiều tầng. Tổ thành gồm một số loài cây: Trám, De, Giẻ ... trữ lượng bình quân từ 100- 140m3/ha. Tầng vượt tán gồm những cây gỗ lớn cao từ 30-40m, có tán không liên tục. Tầng dưới tán gồm những cây gỗ nhỏ cao từ 15-20m. Tầng cây bụi thảm tươi gồm những cây gỗ nhỏ có chiều cao bình quân từ 7-9m, khả năng phòng hộ rất cao. Loại rừng này đã bị tác động của con người nhưng rừng vẫn còn giữ được cấu trúc nhiều tầng.

+ Rừng nghèo (IIIA1): Rừng đã qua khai thác kiệt, tán rừng bị phá vỡ. Tổ thành gồm một số loài cây: Ràng ràng, Trám, Giẻ ....trữ lượng bình quân 60- 90m3/ha. Rừng không còn kết cấu tầng tán liên tục, nhiều đám trống xuất hiện trong

rừng, chất lượng cây gỗ còn lại xấu, phần lớn là cây kém phẩm chất, cong keo sâu bệnh, dây leo bụi rậm nhiều.

+ Rừng phục hồi (IIA, IIB): Chủ yếu là rừng phục hồi sau nương rẫy. Tổ thành gồm một số loài cây ưa sáng, mọc nhanh như: Thầu tấu, Hoóc quang, Ràng ràng, Chẹo.... .Mật độ cây khá cao từ 1.600 - 2.000 cây/ha. Đường kính trung bình 5- 8cm, chiều cao trung bình 7 - 10m, rừng có trữ lượng bình quân từ 30-50m3.

+ Rừng tre nứa và hỗn giao: Loại đất này có khả năng phòng hộ ở trạng thái này ở mức trung bình, được phân bố ở một số xã trong huyện.

- Rừng trồng: Năm 2010 diện tích đất rừng trồng của huyện có 21.802,00 ha

(gồm 17.257,7 ha đất rừng trồng sản xuất, 4.544,3 ha đất rừng phòng hộ).

Loài cây trồng cho rừng phòng hộ: chủ yếu là Lim xanh, Lim xẹt, Dẻ, Sồi, Ràng ràng... hỗn giao với Keo, do phương thức trồng chưa hợp lý, định mức đầu tư thấp khoảng 4-6 triệu đồng/1ha nên chất lượng rừng trồng phòng hộ kém. Hơn nữa, việc thiết kế trồng rừng hỗn giao theo hàng nên khó cho công tác phát triển rừng, cây kinh tế phát triển nhanh lấn át hết cây bản địa.

Loài cây trồng cho rừng trồng sản xuất: Chủ yếu là trồng Keo thuần loại, Bạch đàn, còn lại là các loại khác.

Tổng trữ lượng gỗ rừng trồng của toàn huyện ước tính đạt khoảng 10.413 m3. Cụ thể trữ lượng sản phẩm lâm nghiệp được thể hiện ở bảng 3.5 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 44 - 48)