Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 40 - 42)

3.1. Phân tích điều kiện cơ bản ảnh hưởng đến phát triển Lâm nghiệp huyện Tây

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tác động đến việc

phát triển lâm nghiệp

3.1.3.1. Thuận lợi

Với diện tích tự nhiên tương đối rộng, tài nguyên khá đa dạng, trong đó một số loại có tiềm năng lớn như rừng và đất rừng, thủy điện, du lịch,… huyện Tây Sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội nói chung và thực hiện cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa Nơng nghiệp, Nơng thơn nói riêng.

- Huyện Tây Sơn nằm trên đường quốc lộ 19 đến cảng Quy Nhơn là một trong những cửa ngõ ra biển của khu vực Tây Nguyên, cho nên thuận lợi để mở rộng quan hệ giao lưu kinh tế và trao đổi hàng hoá với các vùng khác ở trong nước.

- Điều kiện địa hình, đất đai và thời tiết thích hợp trồng các loại cây công nghiệp và cho gieo trồng 2 - 3 vụ/năm các loại cây hàng năm, mùa mưa đủ nước để

tưới tiêu. Hệ thống lưu vực nhiều, lượng nước trên các sông suối lớn thuận tiện cho thuỷ lợi và tưới tiêu.

- Tổng thể thiên nhiên hài hòa, nhiều danh lam thắng cảnh gắn liền với sự kiện lịch sử: Nhà bảo tàng Quang Trung, các di tích văn hóa Chawmpa, khu di tích Hầm Hồ,… Đang là tiềm năng to lớn để phát triển khu du lịch và dịch vụ của huyện.

- Cơ chế chính sách đầu tư cũng có nhiều thay đổi theo hướng thơng thống và cởi mở hơn, chính quyền địa phương đã phối hợp tốt với các Bộ, ngành Trung ương trong việc thực hiện các cơng trình đầu tư trên địa bàn do các Bộ, ngành quản lý, đặc biệt là trong các lĩnh vực giao thông, thủy lợi.

- Các lĩnh vực văn hóa - xã hội đạt được nhiều tiến bộ, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo.

3.1.3.2. Khó khăn

Nằm cách xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước nên cịn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút đầu tư và giao lưu kinh tế.

- Địa hình chủ yếu là cao, dốc, phức tạp và chia cắt mạnh nên gây khó khăn trong việc đầu tư khai hoang, cải tạo đồng ruộng và bố trí cơ sở hạ tầng.

- Khí hậu phân hố theo mùa, gây nên tình trạng hạn hán về mùa khơ; trong khi đó mùa mưa lượng mưa tập trung và xảy ra với cường độ lớn, thường xuyên gây lũ quét, sạt lở đất làm đất dễ bị xói mịn rửa trơi, chất lượng đất nhiều khu vực xấu do hiện tượng thối hóa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơng trình như: nhà ở, giao thơng, các cơng trình phục vụ sản xuất và đất sản xuất nông, lâm nghiệp của người dân.

- Tài nguyên rừng suy giảm, hệ thống thủy văn dốc, hạn chế đến khả năng điều tiết nguồn nước (đặc biệt trong mùa khô) và bảo vệ môi trường.

- Vấn đề ô nhiễm môi trường không lớn, song cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khoẻ của nhân dân. Một phần mơi trường đất đang bị suy thối do: Canh tác nương rẫy; tình trạng chặt, phá, đốt rừng bừa bãi, khai thác khống sản khơng hợp lý; hệ thống sử dụng đất nông lâm nghiệp tiến bộ chưa được phổ biến rộng rãi.

- Nền kinh tế cịn tiềm ẩn nhiều yếu tố khơng ổn định, thiếu bền vững do phụ thuộc phần lớn vào đầu tư từ ngân sách nhà nước, chưa gắn chuyển dịch cơ cấu kinh tế với lao động. Quy mô nền kinh tế rất nhỏ bé, chưa có tích lũy, cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm. Các tiềm năng để phát triển chậm được khai thác.

- Sản phẩm hàng hố có sức cạnh tranh kém, thị trường bó hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội huyện. Mặc dù trên địa bàn huyện có một số vùng trọng điểm có điều kiện phát triển nhanh, song do hạn chế về vốn đầu tư nên các vùng này chưa phát huy được khả năng và lợi thế để phát triển thành các vùng động lực thúc đẩy kinh tế chung của huyện.

- Khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa lao động trong khu vực nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quy hoạch lâm nghiệp huyện tây sơn, tỉnh bình định giai đoạn 2011 2020 (Trang 40 - 42)