Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 20 - 26)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1. LAO ĐỘNG NÔNG THÔN VÀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

1.1.2. Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

- Khá n ệm

Theo tổ chức lao động quốc tế ILO, việc làm là những hoạt động lao động đƣợc trả công bằng tiền hoặc hiện vật [[6]]

Theo từ điển tiếng Việt: “Việc làm là công việc đƣợc giao cho làm và đƣợc trả công” [[18]] tuy nhiên, khái niệm này còn quá rộng và chƣa cụ thể.

Trong thực tế người lao động có thể tự tạo ra việc làm cho mình, đồng thời có thu nhập mà không cần đƣợc giao

Theo Bộ Luật lao động 2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ Luật lao động năm 2006 thì: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đƣợc thừa nhận là việc làm. Giải quyết việc làm, đảm bảo cho mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp và toàn xã hội” [[10]]

Trong thực tế, khái niệm về việc làm thường nhấn mạnh ở hai điểm cơ bản, đó là thu nhập và tính hợp pháp của các hoạt động lao động. Ở Việt Nam, Luật Việc làm có nêu: “Việc làm là hoạt động lao động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật cấm” (Quốc hội, 2013) Điều 3, Chương 1, Luật Việc làm ban hành ngày 16 tháng 11 năm 2013 [[11]], nhƣ vậy, nội dung điều này cho thấy hai tiêu thức bắt buộc để xác định hoạt động lao động đƣợc thừa nhận là việc làm ở Việt Nam bao gồm tiêu thức về thu nhập và tính pháp lý của việc làm.

Thứ nhất, hoạt động đó phải có ích và tạo ra thu nhập cho người lao động và cho cỏc thành viờn trong gia đỡnh. Điều này chỉ rừ tớnh chất hữu ớch và nhấn mạnh tiêu thức tạo ra thu nhập và việc làm. Hoạt động đem lại thu nhập được lượng hóa dưới các dạng như:

+ Người lao động nhận được tiền công, tiền lương bằng tiền hoặc hiện vật từ người sử dụng lao động.

+ Tự đem lại thu nhập cho bản thân thông qua các hoạt động kinh tế mà bản thân người lao động làm chủ

+ Đem lại thu nhập cho hộ gia đình mà bản thân người thực hiện công việc đó là thành viên của hộ gia đình hoặc hộ gia đình quản lý.

Thứ hai, hoạt động đú khụng bị phỏp luật ngăn cấm, điều này chỉ rừ tớnh pháp lý của việc làm. Hoạt động có ích không giới hạn về phạm vi, ngành nghề và hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế nhiều thành phần. Người lao động hợp pháp ngày nay đƣợc đặt vào vị trí chủ thể, có quyền tự do hành nghề, tự do liên doanh liên kết, tự tìm kiếm việc làm, tự do thuê mướn lao động trong khuôn khổ của pháp luật, không bị phân biệt đối xử dù làm trong hay ngoài khu vực Nhà nước. Điều này khẳng định tính chất pháp lý trong hoạt động của người lao động thuộc khu vực ngoài Nhà nước và các khu vực phi chính thức.

Nhƣ vậy, v ệ làm là hoạt độn l o độn ủ á á nhân tron xã hộ nhằm mụ đí h tạo r thu nhập ho n ườ l o độn và ho á thành v ên tron đình (đượ trả ôn bằn t ền, h ện vật, tr o đổ ôn h y t làm ho đình hôn hưởn t ền ôn /lươn ) mà hôn bị pháp luật ấm.

- Phân loạ v ệ làm:

Phân loại theo mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất và thu nhập: [[6]]

+ Việc làm đầy đủ: Với cách hiểu chung nhất là người có việc làm là người đang có hoạt động nghề nghiệp, có thu nhập từ hoạt động đóđể nuôi sống bản thân và gia đình mà không bị pháp luật ngăn cấm. Tuy nhiên việc xác định số người có việc làm theo quan niệm trên chưa phản ánh trung thực trình độ sử dụng lao động xã hội vì không sử dụng đến chất lƣợng của công việc. Trên thực tế, nhiều người lao động đang có việc làm nhưng làm việc nửa ngày, việc làm có năng suất thấp và thu nhập thấp. Đây chính là sự không hợp

lý trong khái niệm người có việc làm và cần được bổ sung với ý nghĩa đầy đủ của nó đó là việc làm đầy đủ.

Việc làm đầy đủ căn cứ trên hai khía cạnh chủ yếu đó là: Mức độ sử dụng thời gian lao động, năng suất lao động và thu nhập. Mọi việc làm đầy đủ đòi hỏi người lao động phải sử dụng đầy đủ thời gian lao động theo luật định (theo Luật lao động thì thời gian làm việc quy định là 8 giờ/ngày) mặt khác việc làm đó phải mang lại thu nhập không thấp hơn mức tiền lương tối thiểu cho người lao động. Như vậy, những người làm việc đủ thời gian quy định và có thu nhập lớn hơn tiền lương tối thiểu hiện hành là những người có việc làm đầy đủ.

+ Thiếu việc làm: Là những việc làm không tạo điều kiện cho người lao động tiến hành sử dụng hết quỹ thời gian lao động, mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là người thiếu việc làm.

Theo tổ chức lao động thế giới ILO, khái niệm thiếu việc làm đƣợc thể hiện dưới hai dạng sau: Thiếu việc làm vô hình và thiếu việc làm hữu hình.

Thiếu việc làm vô hình là những người có đủ việc làm, làm đủ thời gian thạm chí còn quá thời gian quy định nhƣng thu nhập thấp do tay nghề, kỹ năng lao động thấp, điều kiện lao động xấu, tổ chức lao động kém, cho năng suất lao động thấp thường có mong muốn tìm công việc khác có mức thu nhập cao hơn. Thiếu việc làm hữu hình là hiện tượng người lao động làm việc với thời gian ít hơn quỹ thời gian quy định, không đủ việc làm và đang có mong muốn kiếm thêm việc làm và luôn sẵn sàng để làm việc.

Phân loại theo mức độ đầu tƣ cho việc làm:

+ Việc làm chính là công việc mà người thực hiện dành nhiều thời gian nhất hoặc có thu nhập cao hơn so với công việc khác.

+ Việc làm phụ là những việc làm mà người lao động dành nhiều thời gian nhất sau việc làm chính.

1.1.2.2. G ả quyết v ệ làm o lao độn nôn t ôn - Qu n n ệm về ả quyết v ệ làm

Theo tác giả Nguyễn Hữu Dũng thì giải quyết việc làm là “một quá trình tạo r mô trườn hình thành á hỗ làm v ệ và sắp xếp n ườ l o độn phù hợp vớ hỗ làm v ệ để ó á v ệ làm hất lượn , đảm bảo nhu ầu ủ ả n ườ l o độn và n ườ sử dụn l o độn đồn thờ phả đáp ứn đượ mụ t êu phát tr ển đất nướ ” [[4]]. Đó là quá trình đư n ườ l o độn vào làm v ệ để tạo r trạn thá phù hợp ữ sứ l o độn và tư l ệu sản xuất, tạo r hàn hó và dị h vụ theo yêu ầu ủ thị trườn [[6]].

Nhƣ vậy, giải quyết việc làm là tổng hợp những hoạt động cần thiết để tạo ra những chỗ làm việc mới, giúp người lao động chưa có việc làm có được việc làm; tạo thêm việc làm cho những NLĐ đang thiếu việc làm và giúp NLĐ tự tạo việc làm. Cơ chế tạo việc làm là cơ chế ba bên gồm có:

+ Người lao động: NLĐ muốn tìm việc làm phù hợp có thu nhập cao thì phải có kế hoạch thực hiện và đầu tƣ phát triển sức lao động, phải tự mình hoặc dựa vào các nguồn tài trợ từ gia đình, từ các tổ chức xã hội để tham gia đào tạo, phát triển, nắm vững một nghề nghiệp nhất định.

+ Người sử dụng lao động: Người sử dụng lao động bao gồm các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế xã hội cần có thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra, cần có vốn để mua nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, sức lao động để sản xuất ra sản phẩm hoặc dịch vụ. Ngoài ra người sử dụng lao động cần có kinh nghiệm, sự quản lý khoa học và nghệ thuật, sự hiểu biết về các chính sách của nhà nước nhằm vận dụng linh hoạt, mở rộng sản xuất, nâng cao sự thỏa mãn của NLĐ, khơi dậy động lực làm việc, không chỉ tạo ra chỗ làm việc mà còn duy trì và phát triển chỗ làm việc.

+ Nhà nước: Ban hành các luật, cơ chế chính sách liên quan trực tiếp

đến NLĐ và người sử dụng lao động, tạo ra môi trường pháp lý kết hợp lao động với tƣ liệu sản xuất.

Do đặc điểm của lao động nông thôn nên quá trình giải quyết việc làm là vấn đề phức tạp, kho khăn, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: Vốn đầu tư, sức lao động, nhu cầu thị trường về sản phẩm. Điều này đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của cả 03 bên: Nhà nước; bên sử dụng lao động và chính bản thân lao động nông thôn.

- S ần th ết phả ả quyết v ệ làm ho l o độn nôn thôn

Một là, giải quyết việc làm cho người lao động có ý nghĩa quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Bởi con người là mục tiêu, là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội và là yếu tố tạo ra lợi ích kinh tế - xã hội.

Xuất phát từ vai trò to lớn của con người trong lực lượng sản xuất cũng như trong công cuộc đổi mới, Đảng và Nhà nước ta nhận thấy chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người vừa là động lực, vừa là mục tiêu của cách mạng.

+ Cần coi trọng con người như người lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội.

+ Coi con người là nhà sáng tạo ra những ý tưởng mới, giải pháp mới.

+ Con người cần được thỏa mãn các nhu cầu về vật chất, tinh thần và xã hội.

Quan điểm này chỉ ra rằng chính sách kinh tế xã hội phải đảm bảo mức sống cao cho nhân dân, lối sống lành mạnh của sự phát triển toàn diện con người. Giả quyết việc làm ổn định cho người lao động sẽ đảm bảo điều kiện về vật chất, văn hóa tinh thần cho cuộc sống của con người, làm cho mỗi gia đình, cá nhân ngày càng ấm no hon, văn minh hơn, hạnh phúc hơn.

Hai là, việc làm đối với người lao động là nhu cầu để tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan của người lao động. Con người muốn tồn tại và phát triển cần phải tiêu tốn một lƣợng tƣ liệu sinh hoạt. Để có những thứ đó

con người cần phải sản xuất và tái sản xuất mở rộng, quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ người ta gọi là việc làm. Như vậy, muốn tăng tổng sản phẩm xã hội, một mặt phải huy động triệt để toàn bộ lực lƣợng lao động có khả năng lao động tham gia vào nền sản xuất xã hội, tức là mọi người trong lực lƣợng lao động phải có việc làm đầy đủ, mặt khác phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, nhằm khai thác triệt để tiềm năng của mỗi người để đạt hiệu quả làm việc cao nhất.

Tạo việc làm đầy đủ cho người lao động không những tạo điều kiện để người lao động tăng thu nhập, nâng cao đời sống mà còn làm giảm các tệ nạn xã hội, làm cho đất nước ngày càng văn minh.

Con người cần phải sử dụng và tiêu hao giá trị của cải vật chất thông qua quá trình phân phối và tái phân phối.

Thực tiễn cũng đã chứng minh, ba yếu tố cơ bản nhất để phát triển con người là đảm bảo an toàn lương thực, an toàn việc làm và an toàn môi trường.

Trong quá trình phát triển con người vừa là đối tượng hưởng thụ, mặt khác là người cung cấp đầu vào quan trọng cho quá trình biến đổi sản xuất.

Hoạt động lao động ra đời cùng với sự phát triển của loài người, đó là một hoạt động thuộc về bản năng sinh tồn, con người chỉ có thể tồn tại, phát triển và hoàn thiện bản thân thông qua hoạt động lao động sản xuất. Vì vậy, nhu cầu lao động là nhu cầu để con người tồn tại và phát triển, là yếu tố khách quan và chính đáng của người lao động.

Ba là, việc làm là yêu cầu khách quan của xã hội. Lịch sự phát triển nhân loại cho thấy, bất cứ quốc gia nào cũng đều có nhu cầu sử dụng hợp lý nguồn lao động của mình, để khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế đất nước. Người lao động là nguồn lực quan trọng, là một trong những yếu tố cơ bản để phát triển. Mọi chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn trong lĩnh vực kinh tế phải tập trung phát huy khả năng của nguồn lực quan trọng đó.

Nếu có những sai phạm về chủ trương, đường lối, chính sách thì nguồn lao động có thể trở thành gánh nặng, gây trở ngại cho phát triển kinh tế - xã hội.

1.2. CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 20 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)