Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 61 - 66)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện còn bộc lộ một số hạn chế nhƣ:

Tình trạng dƣ thừa lao động và thiếu việc làm trên địa bàn huyện còn tương đối cao. Thời gian rảnh rỗi của nông hộ còn khá nhiều. Thu nhập bình quân của hộ chƣa cao, đặc biệt là các hộ nghèo mức thu nhập của họ quá thấp

so với mặt bằng chung của huyện.

Cơ cấu lao động của huyện mất cân đối, thiếu lao động kỹ thuật, lao động đã qua đào tạo. Vì vậy gây nên tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động.

Số người không có việc làm ở huyện hầu hết là lao động phổ thông, không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế hiện nay của huyện.

Do điều kiện cơ sở vật chất của huyện còn thiếu, vì vậy quy mô về số lƣợng đào tạo còn ít, ngành nghề đào tạo còn hạn chế. Số lao động có việc làm mới còn ít, công tác đào tạo nghề đãđƣợc các ngành, các cấp quan tâm song kết quả đạt đƣợc còn thấp. Công tác đào tạo nghề chƣa thực sự gắn với nhu cầu do thiếu thông tin thị trường lao động. Việc tư vấn học nghề cho người lao động chưa gắn với khả năng của họ mà theo xu hướng ngành đang được nhiều người ưa chuộng trên thị trường.

Các trung tâm giới thiệu việc làm liên kết với huyện còn hạn chế về số lƣợng, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, nhân viên trung tâm chƣa đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường lao động.

2.3.2.2. Nguyên nhân ủa n ữn n ế - Cơ ấu nh tế huyển dị h hậm

Nhiều diện tích đất nông nghiệp còn chƣa đƣợc sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Ngành công nghiệp vẫn chƣa đƣợc chú trọng đầu tƣ, ngành dịch vụ thương mại cũng chưa phát triển. Chất lượng dịch vụ chưa được nhà quản lý quan tâm để ý đến. Cơ sở hạ tầng dịch vụ lạc hậu chƣa đƣợc quan tâm xây dựng.

Trong những năm qua địa phương đãđầu tư xây dựng các công trình công cộng, khiến diện tích đất canh tác nông nghiệp của nhiều thôn bị thu hẹp kéo theo bộ phận không nhỏ nông dân thiếu việc làm. Không còn đất canh tác, người nông dân trong độ tuổi lao động, không có nghề phụ, họ đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.

Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành nghề kinh tế mất cân đối và tình trạng khó khăn trong giải quyết việc làm cho hộ lao động bị thu hồi đất.

- Chất lượn l o độn hư đáp ứn nhu ầu xã hộ

Nguồn lao động đƣợc xem là yếu tố quan trọng để phát triển nền kinh tế - huyện hội. Xét dưới các góc độ về số lượng (theo tuổi, lao động, giới) và chất lƣợng lao động (trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật). Chất lƣợng nguồn lao động là một yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới vấn đề về sử dụng lao động và tạo việc làm cho lao động.

Nhìn chung, chất lƣợng lao động của huyện còn thấp trong đó số lao động qua đào tạo còn khá thấp so với nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nhƣ hiện nay.

Nguyên nhân chủ yếu của sự yếu kém về chất lƣợng lao động ở các vùng là do lao động bỏ học sớm để đi làm việc mưu sinh và bỏ học lập gia đình sớm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nguồn lao động thời điểm hiện tại và tương lai.

- Đào tạo n hề ho l o độn nôn thôn th ếu, yếu

Mạng lưới dạy nghề chưa phát triển. Quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề.

Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ kinh nghiệm trong giảng dạy nhƣng lại yếu kém trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bởi đại đa số đội ngũ giáo viên họ chƣa đƣợc đào tạo về năng lực tổ chức quản lý. Trang thiết bị dạy và học nghề của nhiều cơ sở nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu do tổng số vốn đầu tƣ cho cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn thiếu.

Một số vốn đầu tƣ quá nhỏ so với yêu cầu bởi hầu hết các trang thiết bị dạy và

học nghề có giá trị lớn.

Do hầu hết các học viên nghề xuất phát từ những lao động phổ thông có trình độ thấp. Họ là những người lao động chân tay trong nông nghiệp, đa số chƣa đƣợc phổ cập giáo dục, do đó họ chƣa có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ của họ còn nhiều hạn chế.

Các học viên nghề hầu hết xuất phát từ lao động trong nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng kinh phí học nghề do người lao động phải đóng lại có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến số lao động được đào tạo nghề của huyện, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà tuyển dụng do không đáp ứng yêu cầu công việc hay nói khác nó sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

Một loạt những tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất việc làm do không đáp ứng đƣợc yêu cầu, giảm nhu cầu tuyển dụng do đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lƣợng nguồn lao động chƣa cao và không đồng đều giữa các khu vực.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã chỉ ra được các đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng đến tạo việc làm cho lao động nông thôn của huyện Vân Canh, tỉnh Bình Định; đã phân tích đƣợc các nội dung tạo việc làm cho lao động nông thôn trong 6 xã của huyện từ đó chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong công tác tạo việc làm cho lao động.

Với đặc thù là huyện nghèo của tỉnh Bình Định, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu dân số nên các phát triển kinh tế - xã hội của huyện gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Về phân công lao động thì chƣa hợp lý, phần lớn lao động tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp; Về người lao động thiếu: kinh nghiệm, kiến thức, vốn, nên khó tiếp cận được với thị trường việc làm cũng như thị trường kinh tế.

Do đó, các hoạt động giải quyết việc làm cho lao động nông thôn:

hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm và xuất khẩu lao động còn nhiều hạn chế như: Người lao động phải mất quá trình làm việc thực tế để thích nghi với công việc; tỷ lệ người có việc làm sau khi tham gia giới thiệu việc làm thấp chỉ; người lao động còn chịu nhiều rủi ro trong việc tham gia xuất khẩu lao động.

Vậy để giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, hoàn thành mục tiờu xõy dựng nụng thụn mới, huyện Võn Canh cần vạch rừ những quan điểm, định hướng, mục tiêu giải quyết việc làm với những giải pháp cụ thể trong thời gian sắp đến. Đây là những nội dung được đề cập trong chương tiếp theo của luận văn

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)