CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN VÂN CANH
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN VÂN CANH
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Vân Canh là huyện miền núi phía tây của tỉnh Bình Định, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn 40 km về hướng tây Nam. Huyện gồm có 6 xã và 1 thị trấn, trong đó có 4 xã đặc biệt khó khăn, 1 xã vùng sâu, 1 xã trung du. Phía Đông giáp huyện Tuy Phước; Phía Tây giáp huyện Kôngchoro tỉnh Gia Lai;
Phía Nam giáp huyện Đồng Xuân tỉnh Phú Yên; Phía Bắc giáp huyện Tây Sơn và An Nhơn. Có tọa độ địa lý:
+ 13030’ đến 13050’ Vĩ độ Bắc.
+ 108050’ đến 109005’ Kinh độ Đông.
Vân Canh có vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi. Nam giáp huyện Đồng Xuân (Phú Yên), bắc giáp hai huyện An Nhơn và Tây Sơn, tây giáp huyện Kông Chơro (Gia Lai), và phía đông là huyện Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Do vậy, Vân Canh cùng với Vĩnh Thạnh, tựa nhƣ một hàng lang lớn giữa bắc Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ án ngữ đèo An Khê.
Vân Canh cách không xa Quốc lộ 1A, gần ga Diêu Trì. Từ Vân Canh, xuống Cảng Quy Nhơn, hoặc ngược lên đường 19, đến vùng đất Tây Nguyên đều rất thuận tiện. Đặc biệt, Quốc lộ 19C từ thị trấn Diêu Trì (huyện Tuy Phước) lên Vân Canh có thể đi thẳng tới tỉnh Phú Yên. Hàng hóa từ Vân Canh ra Bắc, vào Nam, hay ngƣợc lên Tây Nguyên đều thuận lợi và ngƣợc lại
Nằm trong tiểu vùng khí hậu Duyên hải Nam Trung bộ là vùng khí
nhiệt đới ẩm.Với nền nhiệt độ cao và ổn định, lƣợng bức xạ phong phú, số giờ nắng dồi dào với 2 mựa mƣa và khụ rừ rệt. Mựa mƣa bắt đầu từ đầu thỏng 9 đến hết tháng 12, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 đến cuối tháng 8. Tổng diện tích đất tự nhiên 80.020,84 ha. Địa hình rất phức tạp, phần lớn đất đai thuộc đồi núi, mức độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Địa hình của Vân Canh bị chia cắt nhiều bởi hệ thống sông suối, núi đồi trùng điệp và thung lũng sâu tạo thành các kiểu địa hình đa dạng và phức tạp. Chênh lệch độ cao giữa các vùng trong huyện rất lớn. Tổng diện tích đồi núi chiếm khoảng 85% tổng diên tích tự nhiên, diện tích đất bằng và thung lũng hẹp chỉ chiếm 15%. Đất nông nghiệp và đất ở của huyện chạy dài theo địa hình từ Đông Bắc -Tây Nam dọc theo QL 19C và sông Hà Thanh.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế của huyện Vân Canh - G á trị sản xuất
Giai đoạn 2015-2020, tốc độ tăng GTSX (theo giá so sánh 2010) bình quân hàng năm đạt 17,15%, trong đó, tăng cao nhất là ngành CN-XD đạt 25,80%, tiếp theo là ngành TM - DV đạt 23,10%, ngành NLTS đạt 13,30%.
[[16]]
GTSX ngành CN-XD có tốc độ tăng trưởng cao nhất, GTSX năm 2019 ƣớc đạt 360 tỷ đồng, tăng gấp 2,06 lần GTSX năm 2015 (174 tỷ đồng); ngành TM-DV có tốc độ tăng GTSX cao đứng thứ hai với GTSX năm 2019 ƣớc đạt 88 tỷ đồng, tăng gấp 2,25 lần GTSX năm 2015 (39 tỷ đồng); ngành NLT có GTSX năm 2020 ƣớc đạt 685 tỷ đồng, tăng gấp 1,56 lần GTSX năm 2015 (439 tỷ đồng). [[16]]
Mặc dù tốc độ tăng GTSX luôn tăng qua các năm nhưng lại có xu hướng giảm càng về sau, cụ thể: tốc độ tăng tổng GTSX của huyện năm 2016 đạt 26,45% đến năm 2020 đạt 13,36%; trong từng ngành có tốc độ tăng GTSX từng năm không ổn định. Nguyên nhân là do rừng trồng sau chu kỳ 4-5 năm thì thu
hoạch dẫn đến GTSX ngành NLT có tốc độ tăng không ổn định và ảnh hưởng đến ngành công nghiệp chế biến gỗ và sản xuất các sản phẩm từ gỗ.
- Cơ ấu k n tế và uyển dị ơ ấu k n tế
Cơ cấu ngành kinh tế của huyện Vân Canh từng bước có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp-dịch vụ. Tuy ngành NLT vẫn tăng trưởng qua các năm, nhƣng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế đã giảm dần. Trong 5 năm, tỷ trọng ngành NLT có xu hướng giảm từ 75,75% xuống 60,5%, tương ứng tỷ trọng ngành CN-XD tăng từ 12,02% lên 31,8% và ngành TM-DV giảm từ 12,23% xuống 7,8%. [[16]]
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế giai đoạn 2016-2020 chậm hơn giai đoạn 5 năm trước với tốc độ giảm trung bình của ngành NLT là 3,05% (giai đoạn trước là 4,27%/năm); ngành TM-DV tốc độ tăng là 5,23%/năm nhanh hơn giai đoạn trước (3,67%/năm); ngành CN-XD tốc độ tăng là 7,18%/năm chậm hơn giai đoạn trước (26,05%/năm). [[16]]
Cơ cấu bình quân toàn giai đoạn ngành NLT đạt 64,1%; ngành CN-XD đạt 29,2% và ngành TM-DV đạt 6,7%.
2.1.3. Đặc điểm dân số - lao động
Năm 2020, dân số của huyện là 27.510 người, đứng thứ 10/11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, trong đó dân số là nam 12.550 người (chiếm 49,09% tổng số dân trong huyện). Cơ cấu dân số của huyện cân bằng giữa tỷ lệ nam và nữ ở mức khá. Mật độ dân số 31,8 người/km2, thấp nhất so với mật độ dân số chung của tỉnh.
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động huyện Vân Canh giai đoạn 2016 – 2020
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Bình quân 1. Dân số cả huyện người 25.999 26.377 26.764 27.155 27.510 26.761 1.1. Nông thôn người 19.994 19.992 20.296 20.600 20.875 20.351
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016
Năm 2017
Năm 2018
Năm 2019
Năm 2020
Bình quân Tỷ tr n % 76,90 75,79 75,83 75,86 75,88 75,90 1.2. Thành thị người 6.208 6.385 6.468 6.555 6.635 6.450 Tỷ tr n % 23,88 24,21 24,17 24,14 24,12 24,10 1.3. Dân số trong độ
tuổi lao động người 15.659 15.892 16.120 16.369 16.586 16.125 Tỷ tr n % 60,23 60,25 60,23 60,28 60,29 60,26 2. Lao động nông
thôn (6 xã) người 11.924 12.043 12.226 12.418 12.586 12.239 Tỷ tr n so vớ dân
số nôn thôn % 59,64 60,24 60,24 60,28 60,29 60,14 2.1. Lao động Nông-
Lâm-Thủy sản người 7.172 7.238 7.348 7.376 7.438 7.314 Tỷ tr n % 60,15 60,10 60,10 59,40 59,10 59,77 2.2. Lao động phi
Nông-Lâm-Thủy sản người 4.752 4.805 4.878 5.042 5.148 4.925 Tỷ tr n % 39,85 39,90 39,90 40,60 40,90 40,23
N uồn [[7]]
19994 19992 20296
20600 20875
6208 6385
6468 6555 6636
0 5000 10000 15000 20000 25000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Thành thị Nông thôn
Hình 2.1 Tỷ lệ lao động khu vực nông thôn và thành thị giai đoạn 2016- 2020
7172 7238
7448 7376
7438
4752 4805
4878 5042
5148
0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000 8000 Năm 2016
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
LĐ Phi N-L-TS LĐ N-L-TS
Hình 2.1. Tỷ lệ LĐ Nông- Lâm - Thủy sản và phi Nông- Lâm - Thủy sản giai đoạn 2016- 2020
Giai đoạn 2016 - 2020 tỷ lệ dân số trung bình ở khu vực thành thị là 24,1% và nông thôn là 75,9%, nguyên nhân do tỷ suất sinh ở khu vực nông thôn cao hơn ở khu vực thành thị. Bên cạnh đó, cũng cho thấy quá trình đô thị hóa của huyện thật sự chƣa phát triển mạnh. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 1,15%.
Dân số từ trong độ tuổi lao động (15 tuổi trở lên) chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu dân số, bình quân giai đoạn 2015 - 2020 là 60,26% tổng số dân; tính đến năm 2020, tỷ lệ này đạt 60,29%; có sự tăng liên tục của dân số 15 tuổi trở lên với tốc độ tăng ổn định qua các năm. Với quy mô dân số nêu trên tạo ra nguồn lao động dồi dào để phục vụ cho các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tuy nhiên cũng là thách thức không nhỏ trong việc đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.
Nguồn lao động phi nông nghiệp trên địa bàn huyện trung bình giai đoạn 2015-2020 là 40,23%; đến năm 2020, con số này là 40,9%. Đây là nguồn lực quan trọng, có khả năng tham gia đào tạo về chuyên môn nghề nghiệp, về phẩm chất chính trị và các yêu cầu khác để có thể sẵn sàng tham gia vào các lĩnh vực hoạt động KT-XH của huyện.
Năm 2020 Huyện Vân Canh có 3 dân tộc chính, trong đó kinh chiếm 57,2%, Chăm 22,19%, Ba Na 19,9%, dân tộc khác 0,9%. Cho thấy tỷ lệ dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện tương đối cao 42,8%. Trong giai đoạn 2016- 2020, UBND huyện đã chỉ đạo tăng cường triển khai thực hiện các Chương trình như Chương trình 135, Chương trình 30a, Đề án phục vụ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện; hướng dẫn thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ cho đồng bào như chính sách định canh - định cư, chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn…; tổ chức thăm, tặng quà nhân các dịp lễ, tết. KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số từng bước ổn định và phát triển, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững, góp phần vào việc phát triển chung của huyện. Tuy nhiên về tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện còn khá cao so với tỷ lệ hộ nghèo chung của huyện cũng như so với tỷ lệ hộ nghèo người dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh.
2.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO