CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2. THỰC THI CHÍNH SÁCH GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở HUYỆN VÂN CANH, TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2015 – 2020
2.2.2. Chính sách đào tạo nghề
Hoạt động đào tạo nghề cho lao động đƣợc thực hiện với mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, phục vụ cho quá trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, số lƣợng lao động đƣợc đào tạo nghề tăng, nhưng tốc độ tăng có xu hướng giảm do đào tạo còn mang tính khuôn mẫu không phù hợp với thực tế địa phương. Tuy nhiên, Với tốc độ tăng bình quân 16,34%, năm 2020 số lượng lao động được đào tạo nghề tăng 909 người so với năm 2016.
Bảng 2.3. Số lƣợng lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2019 2020 Tốc độ tăng bình quân Lao động(người) 1256 1453 1685 1798 1895
Tốc độ tăng(%) 27,38 15,68 15,96 6,7 5,4 16,34 (N uồn [[7]])
1256 1453
1685 1798
1895
0 200 400 600 800 1000 1200 1400 1600 1800 2000
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Lao động
Hình 2.3. Số lƣợng lao động nông thôn tham gia đào tạo nghề
Về tỷ lệ lao động nông thôn đƣợc đào tạo nghề tìm đƣợc việc làm. Đối với nghề nông nghiệp, có tỷ lệ cao trên 95%, do họ có điều kiện thực hành gắn với lý thuyết. Đối với nghề phi nông nghiệp, tỷ lệ này có sự cải thiện đáng kể từ 67% lên đến 85%, do triển khai mạnh hình thức đào tạo “cầm tay chỉ việc” và
“theo đơn đặt hàng”.
Bảng 2.4. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi đào tạo nghề
Chỉ tiêu 2016 2020
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc
làm sau đào tạo nghề nông nghiệp 97 98
Tỷ lệ lao động nông thôn có việc
làm sau đào nghề phi nông nghiệp 67 85
(N uồn [[7]]) Về số lƣợng lao động nông thôn tham gia các hình thức dạy. Trong năm 2020, số lƣợng học viên tham gia đào tạo nghề phi nông nghiệp cao hơn nghề nông nghiệp chiếm 54% tổng học viện tham gia.
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180 200
Năm 2016 Năm 2020
Nghề nông nghiệp Nghề phi nông nghiệp
Hình 2.4. Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau khi đào tạo nghề
Đào tạo nghề ngắn hạn là chủ yếu chiếm 85% với cách thức tổ chức đào tạo lưu động tại chỗ, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của bà con nông thôn. Trong đó: Đào tạo nghề nông nghiệp chiếm 45%, có sự phối hợp giảng dạy của các cán bộ khuyến nông và trung tâm dạy nghề. Đào tạo nghề phi nông nghiệp chiếm 40%, đối tƣợng tham gia giảng dạy là các thợ thủ công ở các làng nghề, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và trung tâm dạy nghề. Qua đó, người lao động nông thôn đã có thêm thu nhập cải thiện đời sống.
Đào tạo nghề dài hạn chiếm 15%, học viên tham gia học dài hạn tại trung tâm, sau khi ra trường được cấp các chứng chỉ. Trong đó, đào tạo nghề nông nghiệp chiếm 1%, đối tƣợng theo học chủ yếu là các cán bộ khuyến nông xã ở đây có một thực tế, lao động nông thôn chủ yếu làm nghề nông nghiệp, nhƣng theo học dài hạn nghề nông nghiệp chỉ là các cán bộ khuyến nông. Cho thấy, với lao động nông thôn, kinh nghiệm trong sản xuất mới đƣợc coi trọng. Đào tạo nghề phi nông nghiệp, chiếm 14%, theo học chủ yếu là các lao động trẻ trong độ tuổi từ 18 đến 30. Đây là đối tƣợng bổ sung trực tiếp cho sự phát triển các nghề phi nông nghiệp trên địa bàn huyện.
Bảng 2.5. Số lƣợng lao động nông thôn tham gia các hình thức giảng dạy của đào tạo nghề năm 2020
Nghề Hình thức dạy Lao động
Số lƣợng %
Nông nghiệp Ngắn hạn 853 45
Dài hạn 19 1
Phi nông nghiệp Ngắn hạn 756 40
Dài hạn 267 14
Tổng 1895 100
(N uồn [[7]]) Trong đó, các ngành nghề được đào tạo là những nghề có kỹ thuật tương đối đơn giản, thông dụng và có nhu cầu phát triển ở địa phương như: chăm sóc cây cảnh, trồng nấm, chăn nuôi (cá, tôm, heo rừng, gà rừng), cơ khí, may công nghiệp….
Nhìn chung, số lượng học viên tham gia đào tạo nghề có xu hướng tăng lên. Nhưng chất lượng đầu ra vẫn chưa cao, người lao động vẫn phải tốn thời gian làm việc thực tế tại cơ sở để thích nghi với công việc. Do tồn tại bất cập:
một, nội dung đào tạo nghề còn chậm đổi mới chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu;
hai, đội ngũ giảng viên còn thiếu và yếu về chất lƣợng; ba, cơ sở vật chất tại
cơ sở đào tạo nghề còn lạc hậu; bốn, dạy nghề chủ yếu dưới hình thức dạy nghề ngắn hạn, chƣa đào tạo đƣợc nhiều lao động lành nghề; năm: nhận thức của bà con nông dân còn sai lệch về nghề cha mẹ làm thế nào, con làm thế ấy.
Sự định hướng học nghề phù hợp với khả năng của mình là tùy thuộc vào lao động. Cùng với sự thay đổi của nền kinh tế, một số lao động có năng lực đã chủ động đi học nghề tại các cơ sở sản xuất, các xưởng cơ khí, máy móc, các cửa hàng sửa chữa xe máy,…để tạo cho mình công ăn việc làm phù hợp tách rời với lĩnh vực nông nghiệp và có xu hướng ngày càng phát triển mạnh
Nhìn chung, thì có thể nhận thấy là người lao động đã có cách nhìn tốt hơn về đào tạo nghề, nhận thấy đƣợc tầm quan trọng của đào tạo nghề tới khả năng việc làm, bên cạnh đó việc tạo đƣợc việc làm ngay khi kết thúc khóa đào tạo cũng tạo được niềm tin cho người lao động. Những thành tựu này sẽ là bước đệm để phát triển thêm nhiều dự án về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, xây dựng các chương trình dự án phù hợp với từng đặc điểm lao động để nâng cao khả năng giải quyết việc làm hơn
Tuy nhiên số lao động đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề còn rất hạn chế. Trong đó, số lao động tìm kiếm đƣợc việc làm phù hợp với nghề đã học chiếm tỷ lệ thấp. Các lao động tìm kiếm được việc làm cũng chỉ có mức lương thấp, không đáp ứng đƣợc nhu cầu của cuộc sống.
Nhiều lao động có tâm lý không muốn học nghề tại trung tâm đào tạo nghề của Huyện mà lựa chọn các trung tâm học nghề tại địa phương khác hoặc các cơ sở kinh doanh tƣ nhân mặc dù với kinh phí học tập cao hơn nhiều lần.
Thực tế các lao động tham gia đào tạo nghề tại các trung tâm đào tạo nghề của huyện chủ yếu là các lao động trẻ từ 15 - 25 tuổi. Trong khi đó các lao động ở huyện có độ tuổi từ 25 - 44 tuổi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lao
động của huyện thì việc học nghề để chuyển đổi nghề đối với họ là vấn đề không nhỏ