Kinh nghiệm từ tỉnh Hải Dƣơng

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

8. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Kinh nghiệm từ tỉnh Hải Dƣơng

Hải Dƣơng là địa phƣơng nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng, trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dƣơng nằm cách thủ đô Hà Nội 57 km về phía Đông, cách thành phố Hải Phòng 45 km về phía Tây. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Đông giáp thành phố Hải Phòng, phía Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Tây giáp tỉnh Hƣng Yên. Theo quy hoạch từ năm 2007, Hải Dƣơng nằm trong Vùng thủ đô với vai trò là một trung tâm công nghiệp.

Nhận thấy vấn đề giải quyết việc làm có vị trí quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Hải Dƣơng luôn coi vấn đề giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. UBND tỉnh đã xây dựng chƣơng trình giải quyết việc làm giai đoạn 2015-2020 với một số chỉ tiêu chính nhƣ: Tạo việc làm mới cho từ 15.000 đến 20.000 lao động/năm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị từ 5,5 % năm 2010 xuống còn 3,5% năm 2020; Nâng cao thời gian lao động ở nông thôn từ 82,5% năm 2015 lên 85% năm 2020; Số lao động qua đào tạo đến năm 2020 đạt 35%;… Đến nay đãđạt đƣợc những kết quả nhất định, tỷ lệ thất nghiệp thành thị năm 2018 chỉ còn 1,7%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 53,4% (tính thêm nhóm công nhân kỹ thuật không bằng),…

Những kết quả trên có đƣợc do các cấp, các ngành của tỉnh đã triển khai đồng bộ, nhiều giải pháp phát triển kinh tế xã hội. Lĩnh vực nông nghiệp đƣợc phát triển theo hƣớng sản xuất hàng hóa, đẩy mạnh thâm canh, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, công nghiệp tiểu thủ công nghiệp. Kết cấu hạ tầng phát triển mạnh, đa dạng hóa các ngành nghề dịch vụ. Hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở thƣờng xuyên đƣợc củng cố, tăng cƣờng. Các trung tâm khuyến nông đã phối hợp với các đoàn thể để mở các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ trong trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp, hóa thực phẩm,…thu hút hơn 600 nghìn lƣợt nông dân tham gia. Những giải pháp phát triển kinh tế xã hội trên đã thu hút và giải quyết việc làm cho gần 75.000 lao động.

Nổi bật trong công tác tạo việc làm ở tỉnh Hải Dƣơng là xuất khẩu lao động. Hải Dƣơng là tỉnh đƣợc Bộ LĐTB&XH chọn làm điểm mô hình liên thông giữa địa phƣơng và các công ty xuất khẩu lao động. Tinh ủy và UBND tỉnh đã chỉ đạo sát sao và kịp thời ban hành nhiều có chế, chính sách phù hợp. Công tác tạo nguồn, đào tạo ngƣời lao động đƣợc thực hiện tốt. Các thủ tục làm hồ sơ, khám sức khỏe, vay vốn…đảm bảo nhanh chóng, chính xác. Từ năm 2015 - 20120, toàn tỉnh đã xuất khẩu đƣợc gần 24.000 lao động (chiếm 6,6% số lao động đƣợc giải quyết việc làm), phần lớn là xuất khẩu sang Malaysia, Đài Loan và Hàn Quốc.

Bên cạnh đó, Bình Định cũng có những chính sách giải pháp trực tiếp giải quyết việc làm mang lại kết quả tích cực nhƣ đề án cho vay vốn hỗ trợ việc làm đã tạo việc làm đƣợc cho 16.000 lao động. Mạng lƣới cơ sở dạy nghề phát triển rộng khắp, Bình Định thực hiện đề án 1956/QĐ - TTg của Thủ tƣớng Chính phủ “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn” giúp cho công tác dạy nghề chung có nhiều chuyển biến rõ rệt. Những năm qua, các cơ sở dạy nghề và truyền nghề trong tỉnh đã dạy nghề cho hơn 94.000 lao động, nâng số lao động qua đào tạo

nghề từ 190.000 ngƣời (năm 2015) lên hơn 200.000 ngƣời năm 2020. Tính đến thời điểm năm 2020 số lao động qua đào tạo đạt 56% (vƣợt 1,7% kế hoạch). Chất lƣợng lao động đƣợc cải thiện là một trong những tiền đề lớn giúp Bình Định tạo việc làm hiệu quả cho ngƣời lao động, đặc biệt đối với lao động khu vực nông thôn đã qua đào tạo các lớp nghề ngắn và dài hạn

Một phần của tài liệu Chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện vân canh, tỉnh bình định (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)