CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU VÀ QUẢN LÝ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.4. Thực trạng công tác đấu thầu trong thời gian qua
1.4.2. Thực tiễn công tác đấu thầu tại Việt Nam trong những năm qua
thành phần có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước ngoặt trong quá trình phát triển. Nhiều dự án có rất nhiều phương án thực hiện. Trên thị trường có rất nhiều đơn vị đủ năng lực để thực hiện một cách tốt nhất dự án đó. Vấn đề là chủ đầu tư chọn ai là người có thể thỏa mãn tối đa các yêu cầu của mình. Với nhu cầu đó của thị trường mà Quy chế đấu thầu năm 1996 và sau này là Luật đấu thầu năm 2005 ra đời để hướng dẫn các bộ ngành, địa phương và cơ sở thực hiện công tác đấu thầu.
Công tác đấu thầu tuy mới triển khai trong thời gian ngắn, nhưng đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Việc vận dụng các nguyên tắc và trình tự theo quy chế đấu thầu ban hành đã và đang được các bộ, ngành, địa phương và cơ sở hết sức quan tâm và quán triệt thực hiện. Nhờ vậy mà số gói thầu được thực hiện đấu thầu trong những năm qua có tăng.
Trước đây ở các công trình xây dựng cơ bản giá quyết toán thường vượt dự toán, vượt tổng mức đầu tư được duyệt ban đầu. Nhưng qua đấu thầu, nhờ tính toán kỹ lưỡng trong bước lập hồ sơ và có giá xét thầu khống chế, có sự cạnh tranh của các bên dự thầu nên giá trúng thầu chỉ bằng hoặc thấp hơn giá xét thầu. Qua một thời gian thực hiện công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu ở nước ta, bình quân mỗi công trình tiết kiệm được cho ngân sách nhà nước khoảng 13% vốn ước tính ban đầu. Chỉ riêng năm 1997 con số này đã tới 1.244 tỷ đồng, năm 1998 tiết kiệm được 1.254 tỷ đồng. Đây là chỉ tiờu thể hiện rừ nhất của việc xem xột cụng tỏc đấu thầu.
Nói chung trong thời gian nói qua, sau khi có Quy chế đấu thầu tiền thân của Luật đấu thầu thì hoạt động đấu thầu diễn ra tương đối thuận lợi đảm bảo tính công bằng, khoa học và đạt được những yêu cầu về thể thức thủ tục, thời gian. Trên thực tế, hoạt động đấu thầu đã chứng tỏ sự cần thiết trong nền kinh tế thị trường, mang lại lợi ích kinh tế thiết thực cho các chủ đầu tư cũng như các nhà thầu thắng cuộc. Đồng thời cũng tiết kiệm được nguồn vốn cho xã hội. Điển hình là công trình xây dựng đường cao tốc Láng-Hoà Lạc, với sự tham gia của các nhà thầu trong nước, thực tế đã cho thấy tỷ lệ giảm chi phí đáng kể. Ví dụ: như gói thầu số 10 (km27-km30) cho kết quả cuối cùng với giá trúng thầu là 6,94 tỷ đồng trong khi giá ước tính ban đầu là 17,1 tỷ đồng. Chính vì vậy có thể nói rằng từ khi có Quy chế đấu thầu, Luật đấu thầu ra đời thì công tác đấu thầu triển khai khá tích cực và nghiêm túc, đặc biệt là những dự án xây dựng, công tác đấu thầu được điển hình về mặt thực hiện. Tuy nhiên trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, ngoài các yếu tố tiến bộ còn ẩn dấu những tiêu cực, phổ biến nhất là trường hợp bên A và bên B móc ngoặc với nhau. Công tác chuẩn bị đấu thầu thường mất nhiều thời gian. Công việc này nhiều đơn vị chuẩn bị chưa tốt, nhiều ban quản lý dự án chưa đủ trình độ đảm bảo cho đấu thầu diễn ra khách quan, cách đánh giá hồ sơ dự thầu không dự tính được các trường hợp xảy ra, không đánh giá hết được năng lực của nhà thầu khiến cho tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình không đảm bảo gây bức xúc trong nhân dân, thiệt hại về kinh tế của đất nước.
Hiện nay, trong ngành xây dựng tồn tại ba hình thức lựa chọn nhà thầu. Tuỳ theo điều kiện cụ thể đối với mỗi dự án mà chủ đầu tư có thể chọn một trong ba hình thứ đó. Các hình thức đó là:
- Đấu thầu rộng rãi : là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham gia. Chủ đầu tư thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và ghi rừ cỏc điều kiện đối với cỏc đơn vị dự thầu để cỏc đơn vị xem xột đủ điều kiện thì đến tham gia dự thầu. Đối với những gói thầu lớn, phức tạp về công nghệ, kỹ thuật, bên mời thầu phải tiến hành sơ tuyển lựa chọn nhà thầu có năng lực.
Hình thức này có ưu điểm khuyến khích cạnh tranh cao của nhiều nhà thầu.
Tính đa dạng trong các cuộc mời thầu đã làm tăng sự hấp dẫn đối với các đối tượng cạnh tranh đấu thầu. Các nhà thầu luôn đưa ra các giải pháp đạt tiêu chuẩn chất lượng cao với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên số lượng nhà thầu tham gia không hạn chế nên có thể có nhà thầu chưa thực hiện đủ năng lực vẫn tham gia dự thầu. Mặt khác do số lượng nhà thầu đông sẽ mất nhiều thời gian và chi phí cho việc tổ chức.
- Đấu thầu hạn chế : là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu chỉ mời một số nhà thầu có đủ năng lực đáp ứng các yêu cầu của dự án, nhưng ít nhất phải có 3 nhà thầu tham gia.
Hình thức này có ưu điểm là các nhà thầu tham gia đấu thầu là những nhà thầu thực sự có đủ năng lực về mọi mặt, đáp ứng đủ yêu cầu của chủ đầu tư. Công tác tổ chức đấu thầu mất ít thời gian và chi phí hơn so với tổ chức đấu thầu rộng rãi.
Tuy nhiên hạn chế số lượng nhà thầu cũng hạn chế một phần sự đa dạng trong cạnh tranh giữa các nhà thầu.
- Chỉ định thầu: Đây là hình thức đặc biệt, bên mời thầu chỉ thương thảo hợp đồng với một nhà thầu do người có quyền quyết định đầu tư chỉ định, nếu không đạt yêu cầu mới thương thảo hợp đồng với nhà thầu khác.
Theo điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng, các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước áp dụng hình thức chỉ định thầu là:
- Dự án có tính chất nghiên cứu thử nghiệm.
- Dự án có tính cấp bách do thiên tai, dịch họa.
- Dự án có tính chất bí mật quốc gia, an ninh quốc phòng.
- Một số dự án đặc biệt được thủ tướng chính phủ phê duyệt.
Hình thức này có ưu điểm là chọn được ngay nhà thầu có đủ năng lực thực hiện công việc của dự án. Nhưng nó làm triệt tiêu tính cạnh tranh giữa các nhà thầu và hơn nữa nhà thầu được chọn chưa chắc là đưa ra được phương án tốt nhất cho dự án.
Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đi sâu vào nghiên cứu hình thức đấu thầu rộng rãi, trên phương diện là chủ đầu tư tổ chức đấu thầu nhằm lựa chọn nhà thầu có đủ năng lực tham gia thực hiện dự án.
Một vấn đề khác mà công tác đấu thầu cần quan tâm, đó là vấn đề đấu thầu của các dự án liên doanh. Đây là lĩnh vực mà kinh nghiệm của chúng ta còn hạn hẹp. Trong thời gian vừa qua, việc tổ chức xây dựng kế hoạch đấu thầu cũng như tổ chức đấu thầu của một dự án liên doanh chưa thật đáp ứng theo quy định và những yêu cầu của công tác đấu thầu. Việc chuẩn bị đấu thầu và công tác tổ chức đấu thầu một dự án liên doanh hết sức sơ sài và lúng túng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do bên liên doanh chưa thích ứng kịp với quy chế đấu thầu của ta còn mới mẻ với họ. Mặt khác kết quả đấu thầu cũng chưa thật sự như mong muốn, trong phần lớn các trường hợp, các nhà thầu trúng thầu thường là các nhà thầu thuộc các nước mà bên liên doanh xuất xứ.
Trừ các gói thầu san nền và các gói thầu xây dựng nhỏ. Trong các trường hợp đấu thầu quốc tế, tuy các bên liên doanh có tổ chức đấu thầu rộng rãi nhưng có thể một phần do những yêu cầu đặc biệt đối với gói thầu nên kết quả trúng thầu thường là các nhà thầu có liên quan của các bên liên doanh nước ngoài. Giá trị trúng thầu do các bên liên doanh trong một số trường hợp cao hơn ghi trong giấy phép đầu tư. Một số do tình hình thực tế biến động một số bên liên doanh đã tiến hành điều chỉnh vốn đầu tư trong giấy phộp đầu tư để phự hợp với kết quả đấu thầu. Vấn đề cần làm rừ bỏo cỏo nghiờn cứu khả thi và các quy định trong giấy phép đầu tư là hết sức quan trọng để đẩy nhanh các hoạt động đấu thầu.
Bên cạnh đó phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu chưa thật phù hợp với các tài liệu hướng dẫn cũng như thông lệ về đấu thầu. Một số dự án liên doanh chuẩn bị và thực hiện công tác đấu thầu hợp lý, thì vẫn còn một số trường hợp việc chuẩn bị đánh giá và áp dụng phương pháp đánh giá chưa thật phù hợp với thông lệ đấu thầu.
Đó là các trường hợp sau khi bỏ thầu các bên liên doanh thường phải tiến hành đàm phán hoặc là cắt giảm các hạng mục cho phù hợp với tổng mức đầu tư đã được phê
duyệt, hoặc đàm phán giá một số khoản mục. Việc đàm phán để giảm giá tuy có đạt được mức giá đáng kể so với giá bỏ thầu ban đầu, nhưng nếu tiếp tục thực hiện theo hướng này sẽ không có hiệu quả mà có thể dẫn đến những việc tiêu cực trong quá trình đàm phán với các nhà thầu. Do vậy trong thời gian tới các Bộ ngành, đơn vị chủ quản cần quan tâm hơn nữa đến công tác đấu thầu. Để kết quả đấu thầu của các dự án liên doanh đạt kết quả tốt.
1.4.3 Những tồn tại ảnh hưởng tới công tác đấu thầu xây dựng