CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác đấu thầu xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
3.3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình
3.3.2.7. Xử lý dứt điểm tình trạng “ thầu tặc” trong đấu thầu
Từ trước tới nay chúng ta mới thấy được khái niệm về “lâm tặc”, “cát tặc”,
“tin tặc”. Trong quá trình công tác của mình tác giả đã được biết thêm một khái niệm về “thầu tặc” trong đấu thầu các dự án. Hiện tượng này không chỉ gây bức xúc cho các đơn vị tham gia dự thầu mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới bên mời thầu.
Hiện nay công tác đấu thầu đang gây ra một nỗi bức xúc rất lớn đối với các nhà thầu. Khi tham dự thầu, các nhà thầu đã phải bỏ công sức rất nhiều để chuẩn bị bài dự thầu một cách tốt nhất. Thế nhưng công sức các nhà thầu bỏ ra không mang lại kết quả như mong đợi. Chính vì vậy các nhà thầu đã làm mọi cách để có thể thắng thầu từ việc thuê chủ đầu tư, bên mời thầu lập HSDT, thuê chủ đầu tư, bên mời thầu cung cấp thông tin trước khi phát hành HSMT để có thời gian chuẩn bị trước, quan hệ trước (móc ngoặc) với bên mời thầu để được thắng thầu…. đến việc ép các nhà thầu khác “không được thắng thầu” khi làm HSDT bằng cách đưa giá thầu cao, hoặc phải có sai sót về “các điểm quan trọng” sẽ bị loại ngay khi xét sơ loại nhà thầu. Do đó đến cuối chỉ còn một nhà thầu, còn tất cả các nhà thầu khác phải bị loại. Có trường hợp nhà thầu còn thuê cả xã hội đen để trấn áp nhà thầu khác, để hòng thắng thầu.
Một vấn đề nữa mà các nhà thầu lo ngại trong quá trình tham gia đấu thầu đó là có quá nhiều nhà thầu “ảo” lập hồ sơ dự thầu nhằm đòi tiền lót tay để rút Hồ sơ dự thầu của mình ra khỏi dự án. Mục đích các đối tượng thầu tặc này không phải là để thắng thầu
Từ thực tế địa phương đã phần nào giải quyết được vấn đề thầu tặc, tác giả xin được đưa ra ý kiến của mình nhằm xử lý tình trạng này:
Thứ nhất: thiết lập hệ thống thông tin chung giữa các Ban, ngành nhằm xác định các nhà thầu có những hành vi trục lợi từ công tác đấu thầu dự án. Đưa tên các nhà thầu đó vào danh sách những nhà thầu không được tham gia đấu thầu.
Thứ hai, căn cứ vào Luật đấu thầu 2009 sửa đổi đưa tên các nhà thầu có hành vi trục lợi từ công tác đấu thầu lên các phương tiện thông tin truyền thông. Cấm tham gia các hoạt động đấu thầu đối với tổ chức cá nhân vi phạm các quy định trong Luật đấu thầu. Kết hợp với các cơ quan chức năng xác minh các cá nhân, tổ chức tham dự thầu có hành vi vi pham, đề nghị xử lý hình sự nếu các hành vi đó cấu thành tội phạm.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Dựa và những cơ sở khoa học được trình bày ở chương 1 về đấu thầu và chất lượng quản lý công tác đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với những phân tích đánh giá chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi trong chương 2, chương 3 của luận văn tác giả đã đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Trước hết luận văn đề xuất những yêu cầu cần phải tuân thủ trong quá trình tổ chức, quản lý, thực hiện đấu thầu các cuộc thầu xây dựng công trình thủy lợi như phải tuân thủ luật pháp của Nhà nước, trước hết là các quy định về Quản lý dự án, đấu thầu.
Trên tinh thần đó, luận văn đề xuất 7 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới đối với chủ đầu tư như giải pháp lựa chọn hình thức đấu thầu rộng rãi là chủ yếu, giải pháp tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm trong đấu thầu.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN
Đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi là một phần trong hoạt động đấu thầu xây dựng cơ bản ở Việt Nam nói chung, ở Vĩnh Phúc nói riêng đã và đang trở thành một hoạt động phố biến và được toàn xã hội quan tâm vì đây là biểu hiện của hình thức chuyển đổi mạnh mẽ từ cơ chế bao cấp “xin”-“cho” sang cơ chế thị trường, cạnh tranh, công bằng, bình đẳng trong đầu tư xây dựng cơ bản.
Hoạt động đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi đã tồn tại ở Việt Nam từ những năm 90 của thế kỷ trước, nhưng những biểu hiện của cơ chế xin cho vẫn tồn và chưa được xóa bỏ hoàn toàn. Những cung cách cũ, quan điểm cũ, những cách làm cũ gắn liền với lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm trong xã hội đã làm cho chất lượng đấu thầu xây dựng công trình ở nước ta thời gian qua còn thấp. Qua luận văn này, tác giả rút ra được các kết luận sau:
1, Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi là một trong những yêu cầu bức thiết, không chỉ ở hiện tại mà nó còn là yêu cầu của cả quá trình lâu dài, liên tục để thay đổi tận gốc rễ cung cách làm việc theo cơ chế bao cấp đã gắn liền với một bộ phận không nhỏ những người đại diện cho Nhà nước, thay mặt nhà nước lựa chọn những tập thể, cá nhân có đủ năng lực thực hiện các gói thầu bằng vốn Nhà nước. Trong số họ nhiều người đã không vượt qua được cám dỗ đã làm sai hoặc dung túng cho những hành vi làm sai, ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu do đó làm suy giảm chất lượng công tác đấu thầu.
2, Chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi và việc nâng cao chất lượng đấu thầu là một yêu cầu khách quan của quá trình đổi mới chuyển đổi từ cơ chế bao cấp “xin”-“cho” sang cơ chế thị trường cạnh tranh. Việc bản thân các công trình thủy lợi có đặc thù khác có với các công trình xây dựng cơ bản. Nó yêu cầu độ an toàn cao, chất lượng tốt. Nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi chính là quản lý tốt được việc lựa chọn nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thi công công trình đạt chất lượng đề ra.
3, Luận văn đã học hỏi và tổng kết được một số kinh nghiệm của một số tổ chức, một số quốc gia nhằm nghiên cứu vận dụng chúng vào thực tiễn công tác đấu
thầu xây dựng công trình thủy lợi tỉnh Vĩnh Phúc. Trong số những kinh nghiệm đó cần nhấn mạnh đến việc kiểm soát chặt chẽ quá trình đấu thầu, quá trình thực hiện các hợp đồng xây dựng công trình thủy lợi, phát hiện và xử lý nghiêm khắc các vi phạm quy chế đấu thầu cũng là một kinh nghiệm bổ ích cho việc nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi.
4, Chất lượng công tác đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi tại Vĩnh Phúc trong thời gian qua nhìn chung theo đánh giá của luận văn còn thấp. Nguyên nhân của tình trạng chất lượng thấp có nhiều, trong đó nổi lên là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xét duyệt thầu, là kiến thức, là sự am hiểu luật pháp của họ; công tác thanh tra, kiểm tra chưa thực sự thường xuyên và chưa xử lý kiên quyết các trường hợp vi phạm. Đó là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng công tác đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi.
5, Luận văn trình bày nhận thức của mình về các yêu cầu khi đưa ra và ứng dụng các giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi. Trên cơ cở quán triệt các yêu cầu đó, luận văn đã đề xuất các giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ
1, Tăng cường công tác kiểm soát, điều chỉnh hành vi thực hiện đấu thầu:
- Thiết lập một đơn vị, tổ chức có năng lực để kiểm soát, điều chỉnh hành vi các thành phần tham dự đấu thầu: bên mời thầu, bên tham dự thầu. Tránh tình trạng
“ đi đêm”, móc ngoặc, mua bán thầu;
- Xây dựng cơ chế quản lý,giám sát,xử phạt nghiêm minh các hành vi tiêu cực trong hoạt động đấu thầu.
2, Tăng cường tính chuyên nghiệp của Ban QLDA cũng như năng lực có kiểm soát của người đứng đầu Ban QLDA:
- Gắn trách nhiệm, tăng cường quyền hạn, quyền lực một cách có kiểm soát cho người đứng đầu Ban QLDA nhằm đảm bảo tính công bằng, công khai minh bạch của dự án;
- Ban QLDA thay chủ đầu tư đứng ra quản lý dự án, chính vì vậy việc tổ
chức dự án cần phải được xây dựng trên những cá nhân có trình độ về chuyên môn, có bản lĩnh nghề nghiệp và phải có kinh nghiệm để có thể làm tốt nhiệm vụ được chủ đầu tư giao phó.
3, Đề xuất biện pháp xử lý tình trạng “thầu tặc” đang diễn ra trong đấu thầu:
- Thực trạng “thầu tặc” diễn ra càng nhiều trong đấu thầu, chính vì vậy cần phải thiết lập được hệ thống thông tin cung cấp tên các nhà thầu có hành vi không minh bạch trong đấu thầu, công bố thông tin danh sách các nhà thầu trên các phương tiện truyền thông;
- Cấm tham gia các hoạt động đấu thầu trên địa bàn tỉnh đối với những nhà thầu được kiệt kê vào danh sách “thầu tặc”;
- Kết hợp các cơ qua chức năng xác minh các đơn vị “thầu tặc” , xử lý hình sự nếu cấu thành tội phạm.
4, Xây dựng tính nhất quán của quá trình thực hiện dự án từ khi lập dự án đến khi hoàn thành
- Vòng đời của một dự án được mô tả thông qua bốn giai đoạn: giai đoạn ý tưởng; giai đoạn tổ chức; giai đoạn thực hiện và giai đoạn hoàn thiện. Xuyên suốt cả bốn giai đoạn này cần phải có sự thống nhất trong quản lý, có như vậy dự án mới đảm bảo được chất lượng. Để làm được điều này tất cả các bên tham gia dự án: Chủ đầu tư, Ban QLDA, bên mời thầu, bên dự thầu, thanh tra-kiểm tra cần phải thống nhất phương án làm việc xuyên suốt dự án.
- Xây dựng một quy chế làm việc chung thống nhất từ đầu đếm khi dự án hoàn thành, có biện pháp kiểm soát các thành phần tham gia dự án.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt
1. Các báo cáo kế hoạch hàng năm về đầu tư XDCB của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc
2. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 đã được Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 2006.
3. Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu.
4. Nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 1999 của Chính Phủ
5. Nghị định số 66/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 88/1999/NĐ-CP và Nghị định số 14/2000/NĐ-CP
6. Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
7. Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05 tháng 05 năm 2008 của Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
8. Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
9. Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc các năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.
Nhà xuất bản thống kê
10. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật và kế hoạch đấu thầu công trình Nâng cấp hồ Mé Sau
11. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình xây dựng hồ chứa nước Bản Long.
12. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Quyết định phê duyệt kế hoạch đấu thầu công trình Cải tạo trục tiêu Cầu Rong đoạn từ công Măng Đa đi qua cống dưới đê Phú Thụ.
II. Website:
1. Cổng thông tin điện tử Vĩnh Phúc: 19TUwww.vinhphuc.gov.vnU19T