Tổ chức đào tạo, cập nhật thường xuyên những kiến thức về xây dựng cơ bản và đấu thầu

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác đấu thầu xây dựng các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

3.3.2 Một số giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây dựng các công trình

3.3.2.3 Tổ chức đào tạo, cập nhật thường xuyên những kiến thức về xây dựng cơ bản và đấu thầu

Luật pháp đã được ban hành chỉ có hiệu lực khi và chỉ khi được con người thực hiện một cách nghiêm túc, tức là khi tất cả những người tham gia hoạt động này đều hiểu Luật một cách thống nhất. Muốn vậy những người chơi (bên mời thầu, nhà thầu) cần phải được đào tạo cơ bản trước khi tham gia cuộc chơi. Trong trường hợp bên mời thầu và nhà thầu thiếu hiểu biết về pháp luật thì sẽ không được tham gia mà phải thuê tư vấn thực hiện.

Để đào tạo và cập nhật kiến thức cho các thành viên có liên quan đến cuộc chơi, đội ngũ giáo viên của các Trường đào tạo, các Vụ, Viện cần được tập huấn kỹ càng trước. Đây được coi là biện pháp cấp bách và lâu dài nhằm nâng cao chất lượng công tác đấu thầu xây dựng.

3.3.2.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực

Dù Luật đấu thầu đã được ban hành và có hiệu lực, dù đã được đào tạo một cách có bài bản, nhưng chất lượng đấu thầu vẫn có thể không đạt được chất lượng

như đòi hỏi của xã hội nếu như thiếu đi hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên hoạt động đấu thầu.

Theo điều tra sơ bộ đối với những người đã nhiều năm tham dự quá trình lựa chọn nhà thầu, đã có tới 19 ý kiến (tương đương 12,5%) đề nghị tới công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu. Đặc biệt có đến 39 ý kiến ( tương đương 25,66%) đề nghị cần xử lý thật nghiêm khắc tất cả các trường hợp vi phạm Luật đấu thầu.

Theo nhiều ý đề nghị, cần phải siết chặt thanh tra, kiểm tra đấu thầu trong quá trình lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tư và kiên quyết khuyến khích, động viên các nhà thầu phát hiện và đưa ra ánh sáng các chủ đầu tư, cán bộ bên mời thầu, những cán bộ nhân viên trong các tổ chuyên gia xét thầu có thái độ nhũng nhiễu, đòi hỏi phải chia phần trăm để được trúng thầu.

Sở dĩ có kiến nghị như vậy là vì:

Thứ nhất, các hoạt động tiêu cực như: nhà thầu và chủ đầu tư, tổ chuyên gia xét thầu móc nối, thông đồng với nhau để có được những thông tin có lợi; chấm thầu sẽ ưu ái cho mình hơn; hiện tượng dàn dựng quân xanh quân đỏ; hiện tượng bố trí để cho người thân của thành viên bên mời thầu hoặc tổ chuyên gia xét thầu tham dự thầu đang tồn tại như là một vấn đề làm suy yếu chất lượng của công cụ quản lý Nhà nước mới mẻ này.

Thứ hai, hoạt động thanh tra, kiểm tra có một vị trí rất quan trong trong quá trình đổi mới quản lý Nhà nước theo cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Thanh tra, kiểm tra trước hết có vai trò phát hiện kịp thời các vi pham pháp luật để xử lý nghiêm minh, làm gương cho những người khác. Thanh tra, kiểm tra có tác dụng ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi có điều kiện. Do có thanh tra, kiểm tra thường xuyên, những ý đồ tiêu cực như dùng ảnh hưởng cá nhân để can thiệp làm thay đổi kết quả đấu thầu, thông đồng giữa bên mời thầu và nhà thầu, cố ý chia nhỏ dự án, gói thầu một cách không hợp lý để thực hiện chỉ định thầu sẽ không có điều kiện để thực hiện.

Thiếu thanh tra, kiểm tra, thiếu những xử lý vi phạm hoặc xử lý nhẹ là căn nguyên của các hiện tượng tiêu cực. Cứ sau một cuộc phát giác vi phạm, vụ việc

tiêu cực trong xã hội, những biểu hiện tiêu cực có chiều hướng giảm sút. Khi công tác thanh tra, kiểm tra tạm lắng xuống, các hiện tượng tiêu cực lại có điều kiện trỗi dậy. Vì vậy, cần thực hiện công tác này một cách thường xuyên và là chức năng nhiệm vụ của các cơ quan quản lý Nhà nước, các Bộ, Ban, Ngành.

Về xử lý các vi phạm trong đấu thầu , tác giả cho rằng cần phải xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm Luật đấu thầu. Theo quy định trong Luật đấu thầu 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 đã được Quốc hội thông qua quy định các hỡnh thức chế tài được nờu rừ tại Khoản 1 Điều 75 Luật đấu thầu:

“a, Cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điều 12 của Luật này; nhà thầu trúng thầu nhưng cố tình không tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng nhưng không ký; nhà thầu đã ký hợp đồng nhưng cố tình không thực hiện một phần hay toàn bộ hợp đồng; nhà thầu thực hiện gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu EPC không bảo đảm chất lượng và tiến độ theo thỏa thuận trong hợp đồng”

“ b, Phạt tiền được áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên liên quan”

“c, Cấm tham gia hoạt động đấu thầu đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định tại Điều 12 của Luật này hoặc có từ ba hành vi vi phạm trở lên bị cảnh cáo theo quy định tại điểm a khoản này”

Qua nghiên cứu quy định của Luật đấu thầu năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, tác giả luận văn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần cụ thể húa cho phự hợp với ngành nụng nghiệp. Theo tỏc giả luận văn, cần quy định rừ:

Thứ nhất, thời hạn bị cấm tham dự đấu thầu để lựa chọn nhà thầu là bao nhiêu lâu đối với từng trường hợp vi phạm. Trường hợp có sự cấu kết, thông đồng giữa bên mời thầu với nhà thầu, hoặc cơ quan quản lý Nhà nước, bên mời thầu với nhà thầu để thay đổi hồ sơ dự thầu, thông đồng với cơ quan thẩm định, thanh tra làm thay đổi kết quả đấu thầu theo hướng có lợi cho nhà thầu này và làm ảnh hưởng đến lợi ích của những nhà thầu khác thì bị cấm tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian bao lâu?

Thứ hai, phạm vi bị cấm tham dự các hoạt động đấu thầu đối với các trường hợp vi phạm Luật đấu thầu là như thế nào? Chỉ bị cấm tham gia đấu thầu các gói thầu khác của một dự án, của một ngành hay trên phạm vi cả nước? Chẳng hạn trường hợp sắp đặt để cha mẹ, vợ hoặc chồng, anh chị em, con tham dự đấu thầu các gói thầu do mình làm bên mời thầu hoặc là thành viên tham gia chấm thầu thì bị cấm tham dự hoạt động đấu thầu trên phạm vi nào?

Thứ ba, những người nào, tổ chức nào vi phạm thì bị cấm tham dự hoạt động đấu thầu? Cũng ví dụ như trên, người bị cấm là ai? Ngoài việc xử phạt đối với người trực tiếp sắp đặt để ai đó được tham dự chấm thầu cho hồ sơ dự thầu do người thân ruột thịt là thành viên thì những người liên đới có liên quan có bị xử phạt hay không?

Thứ tư, quan hệ giữa các hình thức xử phạt như thế nào? Nếu một tổ chức, một cá nhân vi phạm 1 trong 17 hành vi bị cấm trong đấu thầu và lại gây hại đến lợi ích của tổ chức, cá nhân khác thì xử phạt như thế nào? Trường hợp một cá nhân, một tổ chức tham dự quá trình đấu thầu lựa chọn nhà thầu vừa vi phạm một trong 17 hành vi bị cấm nêu trong Luật, vừa vi phạm một lỗi khác ngoài 17 lỗi bị cấm trên sẽ bị phạt như thế nào?

3.3.2.5. Đẩy mạnh công khai hóa các hiện tượng tiêu cực trong đấu

Một phần của tài liệu một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công tác đấu thầu trên địa bàn tỉnh vĩnh phúc (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)